K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2021

Nếu như Sài Gòn sôi động có bến Nhà Rồng, có chợ Bến Thành náo nhiệt; xứ Huế mộng mơ có đại nội thâm nghiêm, cổ kính thì Hà Nội bình yên có Hồ Gươm trầm mặc, trong xanh, với tuổi đời hàng nghìn năm. Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của thủ đô ngàn năm yêu dấu.

Hồ Gươm rất rộng, đến nỗi nếu đứng từ bờ bên này nhìn sang thì cảnh vật bờ bên kia sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé và mờ ảo. Hồ Gươm như một tấm gương khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Mặt hồ luôn êm ả. Có đôi lúc nàng gió nhẹ thoảng qua chỉ đủ làm mặt hồ xao động, mặt nước loang loáng. Nước Hồ Gươm xanh một màu xanh ngọc bích. Màu nước xanh đó thay đổi theo mùa. Thích nhất là những ngày thu, nước hồ có màu sắc thật đặc biệt mà như một nhà văn đã ví von thật độc đáo với màu nước rau muống luộc. Ngày đông, cái giá lạnh làm cho mặt hồ như cũng băng kín mình với màu xanh xám lặng lẽ. Hai bên bờ, những hàng liễu rủ xuống mặt hồ trông như những thiếu nữ đang buông mái tóc dài thướt tha, soi mình xuống mặt hồ xanh ngắt. Thỉnh thooảng chị gió nghịch ngợm trêu đùa làm tung tóc rối, thậm chí làm nó vương trên mặt nước hồ. Những con đường nhỏ chạy vòng quanh hồ là nơi người dân quanh vùng có thể thoải mái đi bộ, chạy thể dục buổi sáng hay những du khách bốn phương nhàn tản lững thững ngắm nhìn cảnh vật Hồ Gươm vào lúc hoàng hôn.

Hồ Gươm được bao bọc bởi một rừng hoa và cây. Những cây cổ thụ cố trườn mình ra mặt nước, tạo thành những chiếc cầu lơ lửng, làm thích thú bao du khách ghé chân. Mùa xuân, liễu xanh mướt rủ bóng hồ thướt tha. Mùa thu, những bồn cúc nở hoa, tỏa hương thơm ngát, những cây điệp vàng nở thắm một góc trời, tô sắc cho cảnh hồ. Mùa đông, những cây lộc vừng đồng loạt trổ bông, từng chùm, từng chùm, mềm mại, đong đưa làm sáng rực không gian quanh hồ. Con đường xung quanh hồ phủ kín hoa, như được trải lớp thảm rực rỡ, làm say mê bao du khách.
Nét nổi bật nhất và cũng chính là linh hồn của Hồ Gươm là tháp Rùa cổ kính hàng nghìn năm tuổi nằm giữa hồ. Rêu phong đã in màu thời gian lên ngọn tháp. Từ xa nhìn lại, tháp Rùa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa mặt nước, trầm mặc, oai nghiêm. Đã bao đời nay, tháp vẫn sừng sững, soi bóng xuống mặt nước, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử thủ đô. Trên đỉnh tháp là ngọn cờ Tổ quốc luôn tung bay trong gió, đầy kiêu hãnh, tự hào.

Không chỉ thế, Hồ Gươm còn nổi tiếng bởi có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cây cầu cong cong hình con tôm đầy duyên dáng với màu đỏ chót đã bao năm đưa du khách vào viễn cảnh đền. Ngôi đền nhỏ nằm giữa các cây cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, mang đến cho du khách những giây phút thư thái, yên bình mà cũng rất linh thiêng.

Hồ Gươm đẹp nhất là vào những buổi sáng mai. Khi ông mặt trời vẫn còn say ngủ, hồ được bao bọc bởi bầu không khí trong lành, dịu mát. Những làn gió nhè nhẹ thổi trên làn nước còn đang say ngủ. Từng màn sương trắng mỏng manh bao phủ khắp mặt hồ khiến mặt nước như được diện một tấm áo choàng lung linh hư ảo. Hàng liễu ven hồ rủ bóng thướt tha. Không khí se lạnh của buổi sớm tạo nên một nét rất riêng cho Hồ Gươm. Mùi hương trầm toả ra từ đền Ngọc Sơn khiến cho nơi đây như chìm vào thế giới của nhà Phật huyền ảo. Xa xa, tháp đồng hồ sừng sững cũng cố nghiêng mình soi bóng Hồ Gươm, đến giờ lại vang lên những tiếng chuông lảnh lót, làm xao động mặt hồ.

Hồ Gươm không chỉ đẹp mà còn linh thiêng bởi xung quanh nó còn được thêu dệt bởi vô vàn những huyền thoại. Được mang tên Hồ Gươm bởi theo truyền thuyết, đây là nơi Lê Lợi đã trả lại Rùa Vàng chiếc gươm thần mà thần linh đã trao cho Ngài để dẹp tan quân xâm lược nhà Minh. Nó còn thể hiện khát vọng hoà bình của muôn dân. Trả lại gươm là từ bỏ vũ khí để không còn cảnh đổ máu thương tâm. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm nghìn năm vẫn còn đó thanh bình và yên ả. Mỗi du khách đến vãn cảnh hồ như được lắng mình trong sự thanh thản và bình yên như được chìm vào thế giới an lạc.

Hồ Gươm vẫn còn đó như một chứng tích về sự vững mạnh của non sông đất nước. Nó xứng đáng là một trong những cảnh quan đep nhất của Tổ quốc, là một trong những biểu tượng thiêng liêng của thủ đô ngàn năm văn hiến.

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

22 tháng 2 2021

Câu trả lời:

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm

 

12 tháng 7 2016

Khu phố em nằm bên cạnh trung tâm dịch vụ thương mại nên lúc nào cũng nhộn nhịp và đông vui,

Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại đẻ lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở.

Ông mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ, Những tia nắng tuy với màu sắc yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.

khu-pho

Mỗi khi đi xa em đều nhớ về khu phố thân thương nhà mình

Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên thích chi. 

Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy nổ… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.

 

Nắng đã lên cao, nhịp độ sinh hoạt trong khu phố cũng tăng lên.

Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy. Có phải chăng nơi đây đã trở thành một dấu ấn khó quên ở trong em?

 



 

12 tháng 7 2016

Sáng nào thức dậy em cũng theo bố thả bộ từ nhà ra công viên tập thể dục nên có dịp quan sát cảnh vật hai bên đường …..

Sáng sớm, không khí nơi đây thật dễ chịu, thật trong lành, mát mẻ như xua tan cái oi bức của những trưa hè nắng gắt. Cả phố xá và mọi người như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Con đường rộng đổ nhựa phẳng lì và sáng loáng bởi ánh điện chiếu xuống. Không gian còn đang tĩnh lặng, bỗng chốc trở nên ồn ào tấp nập. Tiếng xe cộ qua lại náo nhiệt, tiếng chổi quét rác của các chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt hoà lẫn vào tiếng cười nói của mọi người đi đường như đang chào một ngày mới tốt đẹp. Con đường bây giờ bỗng trở nên tưng bừng, nhộn nhịp và rạo rực hẳn lên. Trên cao mặt trời nũng nịu trong chiếc chăn mây mềm mại như sắp hé ra để đón chào mọi người. Làn gió nhẹ và những giọt sương sớm làm cho em cảm giác thật mát lạnh. Hai bên vệ đường đã có nhiều cụ già và các cô chú đang vươn vai tập thể dục và hít thở không khí trong lành mà đất trời ban tặng. Những ngọn đèn đường đã tắt ngấm. Ông mặt trời ló ra toả xuống những tia nắng ấm cho mọi người. Cây cối như xanh hơn, tươi hơn. Bóng cây đổ dài trên các con đường, bãi cỏ trong công viên. Các khóm hoa cũng rực rỡ lên hơn, cùng đua nhau khoe sắc. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Từng làn gió mát thổi qua, cành lá lao xao đùa vui, các khóm hoa rung rinh làm duyên cùng ong bướm. Trên những cành cây cao, trong những tán lá xanh um, chim chóc líu lo chuyền cành. Khung cảnh thành phố tấp nập và đông vui hẳn lên.

Có lẽ, em đã trở thành người bạn thân của con đường quen thuộc này không biết từ lúc nào . Nó đã thành một ký ức đẹp đẽ trong cuộc đời tuổi thơ của em. Em sẽ ghi nhớ và giữ gìn nó thật sạch sẽ.

Cảnh làng quê vào buổi sáng mùa hè.

Kỳ nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ thưởng cho thành tích học tập năm lớp 4 bằng một chuyến về thăm quê ngoại. những ngày sống ở đây em thấy cuộc sống thật thanh bình, yên tĩnh. Bởi quê hương em có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những luỹ tre làng xanh mát và đồi núi trập trùng. Nằm vắt qua cánh đồng và luỹ tre làng là con sông quê hương. Con sông Ngàn Phố với bao phù sa bồi đắp cho dân làng. Cứ mỗi buổi sáng thức dậy em lại ra ngắm cảnh nơi đây. Buổi sáng ở quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, những tiếng ve trong trẻo, ấm nồng vang lên như đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa, men theo con đường làng, con đường đá đỏ khá rộng lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện.Thỉnh thoảng, các bạn lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Tiếng chó sủa râm ran cả một quãng đường. Những cô gái quẩy quang gánh vừa đi vừa trêu đùa nhau cười khúc khích. Mấy anh thanh niên kéo xe cải tiến, người dắt bò ra đồng như đang được tiếp thêm sức mạnh. Lúc này trời đã sáng rõ, ánh nắng đã rải khắp nơi. Vài đám mây trắng bồng bềnh nhởn nhơ ở một góc trời. đâu đó vài cái xe máy lướt nhanh trên mặt đường. Những em bé chăn trâu cũng đang nhanh nhẹn cho trâu ra ngoài đồng gặm cỏ.

Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa.

Em rất yêu quý quê hương em, bởi nó đã cho em được sống những ngày thanh bình, yên ả, bởi nó luôn bồi đắp cho em những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng). Dù sau này có đi đâu thì em sẽ luôn nhớ mãi nơi này.☻☻

10 tháng 11 2021

Mỗi dịp nghỉ hè, em lại được bố mẹ cho về quê chơi. Em thích nhất là được thức dậy sớm và đón bình minh trên cánh đồng cùng ông nội. Ông mặt trời từ từ vươn mình qua những dãy núi phía xa. Những ánh nắng tinh nghịch chiếu xuống mọi sự vật như đang tô điểm thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên. Cánh đồng lúa bát ngát với những bông lúa xanh mơm mởn lắc lư trong gió. Em hít một hơi thật sâu và cảm nhận sự thanh bình, êm ả của buổi bình minh trên quê hương. Nó thật đẹp biết bao!

 



 

24 tháng 11 2016

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân

 

27 tháng 11 2016

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" đều miêu tả cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc.Nhưng mỗi bài thơ lại có một vẻ đẹp riêng.Ở bài thơ " Cảnh khuya" ta thấy một bức tranh đêm trăng rừng khuya hiện lên với đầy đủ hình ảnh , âm thanh , màu sắc.Bức tranh đêm trăng không chỉ có lớp lang tần bật cao thấp , sáng tối hòa hợp mà còn tạo nên vẻ đpẹ lung linh,ảo huyền.Bức tranh lấp loáng ánh trăng lại có bóng lá,bóng cây,bóng hoa.Tất cả đã vẽ nên một bức tranh tràn đầy ánh trăng kì diệu.Còn cảnh đêm trăng ở bài thơ " Rằm tháng giêng" được gợi tả trong một không gian cao rộng,bát ngát.Trong không gian ấy ánh sáng của trăng và sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp đất trời.Đặc biệt ở câu cuối một hình ảnh thật nên thơ,lãng mạn đó là chiếc thuyền chở đầy ánh trăng khi làm xong việc

Chúc bn hok tốt!!!

24 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

>> Tham khảo: Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

24 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

14 tháng 9 2023

- Lí Bạch là có sự yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa.

- Tài thơ điêu luyện, tâm hồn và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.

Không nơi đâu đẹp bằng quê hương của em. Nơi mà em đã sống và lớn lên từ khi còn nhỏ và được ngủ trong vòng tay của mẹ.

Nhà em ở cạnh những bụi tre ngà cao vút như lên tận mây xanh. Xung quanh nó có hàng trâm bầu. Nhà của em nối từ một con đường nhỏ đến trường làng núp sau những rặng me tây già đang thay chiếc áo mới. Me tây xòe những cánh tay che mát cho em và mấy đứa trong xóm cùng đi học. Có khi em đang học bài, nhìn ra xa bỗng thấy những hàng dừa sum sê cành lá che lấy một khoảng trời. Dưới đó là những ngôi nhà trệt mọc thấp mọc cao. Em nhớ những buổi trưa đi học, bỗng bầu trời tối sầm lại bắt đầu mưa. Đúng vậy, một cơn mưa rượt đuổi rồi xối xả trên đầu. Chúng em thi nhau chạy bộ, quần áo ướt sũng, da mặt tái xanh. Cô giáo đã cho chúng em nghỉ học một buổi. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con sông. Bề ngang khoảng sáu mét và nó trôi ngoằn ngoèo bên những hàng dừa cao ngăn ngắt bên những ruộng lúa vàng nặng trĩu… Chiều nào cũng vậy, chúng em cùng ra đó tắm, giỡn đùa một hồi lâu dưới nước lại lên bờ móc đất sình để chọi nhau. Tắm xong, bọn em ra ruộng chơi. Có những cậu bé ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo hoặc thả diều, còn con trâu vẫn cứ vừa đi vừa gặm cỏ. Có những buổi trưa hè được nghỉ học, chúng em bày trò chơi trựớc sân nhà, chọn những chỗ mát dựng một túp lều để làm đám cưới nho nhỏ có cô dâu và chú rể. Cô dâu mặc áo màu hồng, trên đầu có gắn những chùm bông giấy màu vàng kết thành một vòng tròn. Chú rể mặc nguyền bộ đồ màu xanh. Tiệc đãi bằng những viên kẹo đủ màu mà chúng em dành dụm từ lâu. Nhờ con sông dài, chúng em thường đi ra giữa sông bằng chiếc ghe khi mỗi buổi chiều nước dâng lên cao. Trên mặt nước là những cụm lục bình trôi dập dềnh với những hoa tím lắc lư… càng ra xa càng thấy lóa mắt vì ánh mặt trời đã gần lặn. Hai bên sông là những hàng dừa nước dầm những bàn chân nâu bóng tròn vo xuống phù sa và soi những chiếc lá xanh thẫm chập chờn trên mặt sông. Trái dừa nước kết thành chùm như những trái bóng lớn, rất sai nên quằn cuống chấm nước.

Quê em có những ngôi nhà mái lá đơn sơ, những đồng ruộng ở hai bên bờ trĩu hạt quằn bông, so với thành phố thì nó nhiều thua thiệt, nhưng không phải vậy mà ở quê em không có những điều thú vị. Dù sau này có đi đâu thì một mảnh tâm hồn em vẫn dành đấy cho quê hương. Ôi! Em không muốn xa những hàng dừa nước, những vòm me xanh đầy tiếng chim hót líu lo và ngay cả cơn mưa tinh nghịch đã hù dọa bọn em và đã bao lần làm bọn em phải lấm lem, ướt nhẹp. Cơn mưa ấy nó cũng là của riêng quê hương… em sẽ nhớ nó mãi đến suốt đời.

15 tháng 8 2021

Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng chính là quê ngoại của em. Nơi đây, cuộc sống nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định. Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phố giàu và đẹp của em.

27 tháng 9 2016

Viết bài văn dài lắm nên mình viết dàn ý rồi bạn triển khai ra nhé

 Mở bài: -Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm cảnh toàn trường.

Thân bài: Tả bao quát:

-Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với bao điều mới lạ.

-Mọi cảnh vật như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.

Tả chi tiết:

Bây giờ, trước mắt em là sân trường thưa thớt người. Chỉ nghe đâu đây những tiếng đá cầu vang dội.

Đứng trên hành lang tầng 2 nhìn xuống, những học sinh đi sớm đuổi chạy nhau như cánh bướm trắng dập dờn trên cánh đồng hoa.

Nhiều chú chim bay nhảy, hót líu lo trên cánh hoa phượng đỏ rực một vòm trời.

Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông. Những bạn nam thi nhau bắn bi, đánh cầu.

Những bạn nữ thì ngồi trên ghế đá trò chuyện, học thuộc lòng bài cũ.

Một lát sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.

Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.

Kết bài: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp Mai đây, dù phải xa ngôi trường thân yêu này, nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường mến yêu.

 

27 tháng 9 2016

Cảm ơn bạn nhiều lắm luôn đó!!

5 tháng 5 2017

Đề bài: Giới thiệu một trong những di tích, thắng cảnh đặc sắc quê em
Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng chúng ta từ tấm bé đến khi trưởng thành, vì vậy mà đối với mỗi người thì quê hương là một khái niệm vô cùng quen thuộc, thân thiết mà mỗi khi xa quê, nhà nhà thì ta sẽ luôn nhớ về với tất cả tấm lòng thương yêu, trừu mến nhất. Tình cảm đối với quê hương của mình trong cảm nhận của mỗi người có lẽ sẽ có những nét riêng biệt, bởi sự gắn bó của mỗi người là không hề giống nhau. Nhưng, một điểm chung đó chính là tình cảm thương yêu, cảm giác tự hào về quê hương của mình. Ở mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng về văn hóa, lịch sử, những cảnh sắc, những khu di tích, danh lam thắng cảnh khác nhau, vì vậy gắn liền với cảm giác tự hào thường là những đối tượng cụ thể của quê hương mình. Đối với tôi cũng vậy, quê hương trong cảm nhận của tôi là một vùng đất nhỏ nhưng vô cùng xinh đẹp, giàu giá trị văn hóa, truyền thống, là quê hương của những thắng cảnh nổi tiếng, mà một trong số đó chính là cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những khu di tích nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Hải Dương nói chung, của cả khu vực miền Bắc nói chung. Đây là khu di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử của Việt Nam, nên Côn Sơn – Kiếp Bạc không chỉ đơn thuần là một đại danh văn hóa mà còn thấm đượm hơi thở của lịch sử, của truyền thống lâu đời của đất nước Việt Nam. Bởi vậy mà đối với người dân Hải Dương quê tôi, Côn Sơn – Kiếp Bạc luôn như một biểu tượng kì vĩ của văn hóa, của lịch sử, và đây cũng là một trong những địa danh mà người dân Hải Dương luôn tự hào giới thiệu với bạn bè, với du khách gần xa.

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc không phải là tên của một di tích mà là hai địa điểm, hai di tích hoàn toàn riêng biệt. Nhưng do cả hai khu di tích này cùng nằm trong một khu vực, khoảng cách cũng không cách xa nhau là mấy, hơn nữa, đối tượng thờ ở hai địa điểm cũng có sự tương đồng nên người ta thường gộp tên gọi của chúng vào với nhau, và cũng từ lâu hai tên gọi của hai địa danh này cũng luôn đi liền với nhau mà không hề tách rời.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Cụm di tích này thuộc địa phận xã Chí Linh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được coi là một trong những di tích lịch sử đặc biệt bởi sự hình thành của cụm di tích này gắn bó mật thiết đối với các sự kiện trọng đại, những nhân vật nổi tiếng của lịch sử. Có thể kể đến như: ba lần đại thắng của quân dân nhà Trần trước quân Nguyên Mông vào thế kỉ XIII, hay cuộc kháng chiến suốt mười năm ròng của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh xâm lược vào khoảng thế kỉ thứ XV.

Em hãy giới thiệu về một trong những di tích đặc sắc ở quê hương em

Em hãy giới thiệu về một trong những di tích đặc sắc ở quê hương em

Ngoài ra, đây cũng là cụm di tích gắn liền với tên tuổi của nhiều bậc danh tướng, trung thần nghĩa sĩ thuộc nhiều triều đại như: Trần Quốc Tuấn, đại thi hào Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Huyền Quang…Ngoài ra, ở Côn Sơn- Kiếp Bạc còn lưu giữ rất nhiều những chứng tích còn lại của các cuộc khởi nghĩa, các cuộc đánh lớn trong lịch sử. Ngày nay, những chứng tích đó được trưng bày trong khu vực nhà bảo tàng ở Đền Kiếp Bạc. Những chứng tích không chỉ là những vật dụng còn sót lại của một cuộc đấu tranh lẫy lừng trong lịch sử, mà đó còn là những chứng nhân quan trọng của lịch sử, nó lưu giữ rất nhiều những giá trị văn hóa, lịch sử của một thời đại anh hùng của dân tộc.

Trước hết, đó chính là đền Kiếp Bạc, tên gọi Kiếp Bạc vốn là tên ghép của hai địa danh là làng vạn Yên, hay còn được gọi với cái tên là làng Kiếp và đại danh Dược Sơn hay còn gọi là làng Bạc. Nằm ở nơi trung tâm của hai khu làng: làng Bạc và làng Kiếp nên người dân đã gọi tên của ngôi đền này là đền Kiếp Bạc, và tên gọi đó vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Khu vực xây dựng đền Kiếp Bạc vốn là một thung lũng giàu có, trù phú của xã Chí Linh, xung quanh là núi Bạc bao bọc, tạo thành vị thế đẹp, và vô cùng vững chắc.

Vào khoảng thế kỉ thứ mười ba thì đền Kiếp Bạc chính là nơi đóng quân của quân của quân đội nhà Trần, và là nơi xây dựng vương phủ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, một người anh hùng dân tộc lẫy lừng trong lịch sử dân tộc, gắn liền với chiến công ba lần đại phá quân Nguyên Mông, mang lại độc lập cho dân tộc. Bởi vậy mà khi Trần Quốc Tuấn đã mất thì đến thế kỉ mười bốn, nhân dân xã Chí Linh đã cho xây dựng nên đền thờ tướng quân Trần Quốc Tuấn như một sự tri ân công lao to lớn lớn của ông đối với dân tộc Đại Việt.

Hiện nay, tại di tích Kiếp Bạc còn mở rộng điện thờ, tạc nên những bức tượng thờ của gia quyến Trần Quốc Tuấn, họ cũng là những nhân vật có công lao to lớn đối với lịch sử, như phu nhân Trần Quốc Tuấn, con gái và con rể của ông là tướng quân Phạm Ngũ Lão, hay đền thờ còn thờ các pho tượng của Nam Tào, Bắc Đẩu, bài vị của bốn con trai…Thời gian tổ chức lễ hội đền Kiếp Bạc là vào đúng ngày mất của Hưng Đạo vương, tức là ngày hai mươi tháng tám âm lịch hàng năm. Ngoài ngày mở hội rước tượng thì thời điểm thu hút khách thập phương về đền Kiếp Bạc đông đỏa nhất chính là thời điểm khai xuân, sau tết Nguyên Đán.

Ở trong đền Kiếp Bạc còn một nơi vô cùng linh thiêng, nổi tiếng, đó chính là giếng Ngọc, đây là giếng được làm bằng đá vôi, nước trong vắt, theo tương truyền thì nếu ai thành tâm cầu nguyện và nhấp lấy một ngụm nước giếng thì lời cầu nguyện sẽ trở thành thực trong thực tế. Vì vậy mà mỗi khi đến đền Kiếp Bạc thì mọi người đều đặc biệc dành thời gian đến viếng và uống nước nơi giếng Ngọc. Bên cạnh địa danh đền Kiếp Bạc là Côn Sơn, cách đó khoảng một đến hai ki lô mét đường. Nếu như đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn thì Côn Sơn lại là nơi lập đền thờ vị danh nhân văn hóa nổi tiếng là đại thi hào Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là một nhà văn nổi tiếng nhưng đồng thời ông cũng là một nhà chính trị xuất sắc, một người hiền thần hết lòng vì dân vì nước. Côn Sơn chính là nơi Nguyễn Trãi lựa chọn khi rời xa chín sự, về sống cuộc sống ẩn dật, chan hòa với thiên nhiên. Điện thờ Nguyễn Trãi được xây dựng khang trang, rộng rãi ở trên núi Côn Sơn, để lên điện thờ thì du khách phải vượt qua một con đường núi tương đối dài. Nhưng phong cảnh dẫn lên điện thờ Nguyễn Trãi vô cùng hùng vĩ, nên thơ. Đó là không gian của cây cối, của núi đá, đường lên còn đưa chúng ta đi qua bàn cờ tiên, nơi mà Nguyễn Trãi khi xưa chơi cờ, hay nơi mỏm đá rêu phơi vô cùng nổi tiếng trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” đã vô cùng nổi tiếng:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”.

Cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một địa danh lịch sử vô cùng đặc biệt của tỉnh Hải Dương, đến đây mọi người không chỉ được tham quan, thưởng ngoạn những cảnh sắc tươi đẹp của rừng núi mà còn đến một địa danh thiêng liêng mà những bậc hiền tài chọn để lui về ở ẩn. Ta sẽ am hiểu hơn văn hóa, lịc sử của dân tộc thông qua những di tích còn được lưu giữ lại nơi đây.

5 tháng 5 2017

Nhưng mk ở quảng ngãi mà