K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2019

Mỗi người đều có cho mình những tình cảm thiêng liêng, và với riêng tôi, có lẽ không gì bằng tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Đó là tình cảm chảy suốt cuộc đời trong lòng mỗi người, nó dẫn dắt và làm điểm tựa cho ta, cho ta tình yêu và động lực để vững vàng bước tiếp. Nhưng đâu phải ai cũng may mắn được hưởng tình cảm thiêng liêng ấy, cũng có một cậu bé Hông “trong lòng mẹ” đó thôi. Nguyên Hồng với trích đoạn ấy đã khiến ta phải bồi hồi xúc động, suy ngẫm về tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người mẹ và đứa con. Trong tiếng anh, từ đẹp nhất người ta cũng cho rằng đó là từ “mother” (mẹ). vậy đấy, chẳng phân biệt đông tây kim cổ thời đại nào, tình cảm ấy cũng luôn được đề coa, tôn trọng và dành một vị trí riêng trong lòng mỗi người. Nhưng chẳng phải ai trên thế gian này cũng may mắn được nhận suối nguồn yêu thuonge vô gia ấy. dẫu biết rằng tình mẹ bao la, dẫu biết rằng đó là tài sản, là đại dương quý giá mà không bao giờ con người ta có thể cân đong đo đếm cho được. Nhưng vì nó càng quý giá, nên khi đã không được nhận tình cảm ấy thì quả là một bất hạnh. Ta từng găp một cậu bé Hồng như thế trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.

Do bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, người chồng mất sớm, điều kiện kinh tế khó khăn người mẹ cậu bé đã phải bỏ đi tha phương câu thực. Thật tội nghiệp biết bao, chú bé Hồng phải ở nhà với người bà cô ác độc, xấu xa luôn tìm cách soi mói và chỉ trích mẹ cậu. Nhưng cậu bé không bao giờ vào hùa với bà ta, luôn giữ thái độ tôn trọng nhưng cũng luôn tìm cách bảo vệ mẹ trước những lời lẽ ác độc ấy. Cậu biết rằng chính những hủ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ cậu, đã khiến cậu phải xa cách người mẹ đáng kính ấy. vậy nên, tình mẫu tử ở trong cậu bé mà ta có thể cảm nhận đó là lòng căm thù và khinh ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ cậu, cậu ước gì nó là hòn đá hay mẩu thủy tinh để nghiền nát, để cắn, nhai cấu xé nó ra thành trăm mảnh.

Tình mẫu tử ấy còn là niềm khát khao mong mỏi được gặp lại người mẹ sau bao năm xa cách. Đến nỗi mà cậu cảm thấy, mình thèm khát tình cảm ấy như người bộ hành đi giữa sa mạc. Và nỗi tình cảm sung sướng, hạnh phúc dâng trào khi hôm đó, sau khit an học cậu được gặp người mẹ bằng xương bằng thịt. cậu ngồi trên đùi mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, cảm giác hạnh phúc đến tột cùng khi được sống trong vòng tay yêu thương mà bấy lâu nay cậu vẫn luôn khao khát. Cảm giác mãn nguyện và thanh thản khi biết rằng mẹ cậu vẫn hồng hào, xinh tươi và trọn vẹn chứ không xanh xao như lời bà cô nguyền rủa. Như thế, tình mẫu tử còn là niềm hạnh phúc thiêng liêng vô bờ khi được sống trong vòng tay mẹ, khi được ngắm nhìn mẹ vẫn mạnh khỏe, vẫn phúc hậu như thuở ban đầu. Tình cảm ấy vừa chân thực, vừa cao quý, hồn nhiên mà rất đỗi thiêng liêng.

Như vậy, chỉ với một đoạn trích ngắn, ta có thể cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ tội nghiệp.Ccòn gì cao quý, thiêng liêng hơn nỗi xúc động nghẹn ngào ấy và người đọc dường như đã rớt nước mắt trên trang sách của Nguyên Hồng. Để qua đấy, nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: ai hạnh phúc khi đang còn mẹ, được mẹ bảo bọc yêu thương hãy trân trọng và giữ gìn nó. Đó chính là hạnh phúc lớn lao mà cũng bình dị, gần gũi ngay đây.

11 tháng 3 2019

Tham khảo:

Trên cuộc đời này, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất mà mỗi một người đều có. Là con cái, ai cũng yêu thương mẹ của mình và khát khao tình yêu thương từ mẹ cho dù là ở trong hoàn cảnh nào. Đó là lí Nguyên Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình dù ông từng bị bỏ rơi và ngày ngày nghe những lời không hay về mẹ để khi gặp lại mẹ, người đọc không khỏi cảm động trước tình cảm hai mẹ con.

Bé Hồng là một đứa trẻ đặc biệt, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, phải sống trong cảnh bị họ hàng ghét bỏ. Nhưng có lẽ những nỗi thiếu thốn về vật chất không thể so sánh được với tổn thương tinh thần mà Hồng phải chịu đựng. Bé Hồng bị họ hàn hắt hủi, có lẽ làm em buồn nhưng thiếu đi tình thương yêu che chơ của mẹ có lẽ khiến cho em đau và thậm chí là xót xa tột cùng khi em phải nghe những lời không hay về mẹ. Trong thâm tâm của đứa con nhỏ, mẹ lúc nào cũng hiền từ, độ lượng, tốt đẹp và có lẽ tình mẫu tử trong em không cho phép em nghĩ xấu về mẹ của mình: “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....”. Chính vì vậy mà em không những không ghét ***** mình vì những lời mà bà cô nói mà còn khéo léo, khôn ngoan ra sức để ngầm bảo vệ mẹ khỏi những lời công kích ác ý của bà cô.

Bé Hồng thương mẹ, khát khao tình mẹ, hình ảnh mẹ giống như lúc nào cũng thường trực trong tâm trí cậu tuy rằng đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, cậu đã không kìm được lòng mà chạy và gọi theo tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ và bản thân sẽ bị cười nhạo vì sự lầm lẫn này. Và tình cảnh lúc hai mẹ con gặp nhau thật khiến cho người đọc phải xa xót khôn nguôi. Cái hình ảnh mà mẹ Hồng đối với cậu “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe” làm dậy lên cái tình mẫu tử từ tận sâu đáy lòng vẫn thường trực của cả hai mẹ con. Mà người mẹ ấy cũng chính vài găp được con mà trở nên hồn hào hơn bao giờ hết. Bé Hồng “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Có lẽ đây là hơ ấm mà bé Hồng đã khát khao từ rất lâu, là hơ mẹ mà bé Hồng tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận. Được mẹ ôm, đươc mẹ yêu thương rõ ràng là chuyện hết sức bình thường đối với bao đứa trẻ đồng trang lứa mà đối với bé Hồng, nó thiêng liêng, xa vời đến thế. Vì vậy khi đạt được ước nguyện, cậu thẩy mình “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”

Khi ở bên mẹ, hạnh phúc trong vòng tay ôm của mẹ, bé Hồng chỉ còn vẳng xa bên tai những lời bóng gió của bà cô và nó nhanh chóng chìm đi trong niềm hạnh phúc. Không thứ gì trên đời này có thể tách rời được mẹ con, không một hủ tục hay lời bịa đặt ác ý nào có thể phá vỡ tình mẫu tử và không lỗi lầm nào có thể khiến cho hai mẹ con xa nhau!

Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã để lại ấn tượng cảm động về tình mẫu tử của hai mẹ con bé Hồng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý, có thể vượt qua mọi sóng gió để mãi mãi vững bền.

25 tháng 10 2018

Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5/11/1918 tại thành phố Nam Định. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, rồi theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm thợ nghèo. Hơn 20 năm cuối đời ông đã về ở xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nguyên Hồng là nhà văn thành danh khá sớm và suốt đời ông chỉ kiên trì với một quan niệm văn chương là phải đứng về phía những người lao động bình thường, nhưng đầy rủi ro và bất hạnh, mà văn giới thường gọi đấy là những con người nhỏ bé, dưới đáy xã hội. Một trong những đối tượng xuất hiện nhiều trong văn ông đó là phụ nữ và trẻ em. Viết về tình cảm thiêng liêng này, văn bản Trong lòng mẹ, một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng, được mệnh danh là “bài ca bất hủ về tình mẫu tử”.

Truyện viết về một người đàn bà dũng cảm đối mặt với xã hội phong kiến thối nát với những lời đàm tiếu, sỉ nhục chỉ để được gặp và ở bên con mình. Một đứa trẻ mồ côi cha, xa mẹ và luôn phải sống trong cái cảnh lẻ loi, cô đơn giữa gia đình nhà nội cay nghiệt, độc ác. Qua hai nhân vật này, nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện vô cùng xúc động tình mẫu tử.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong tác phẩm Trong lòng mẹ được xuất phát từ hai phía, đó là tình cảm của con dành cho mẹ và ngược lại là những yêu thương, quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho con. Thế nhưng, với tác phẩm này, nhà văn đặc biệt muốn nhấn mạnh tình cảm chân thành, ấm áp của một đứa trẻ dành cho người mẹ tội nghiệp của nó.

Nhà văn Nguyên Hồng đã từng trải qua một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi nhục nên điều đó đã ám ảnh vào nhân vật chính : chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ. Xã hội phong kiến xưa đã đày đoạ hai mẹ cọn chú bé, đẩy hai người vào tình cảnh trớ trêu : mẹ phải bỏ con mà đi tha phương cầu thực, để rồi chú bẹ trở thành tiêu điểm của những lời dị nghị, chê trách, mỉa mai, đay nghiến của mọi người. Điều khiến chú bé tiếp tục sống và chịu đựng chính là hình ảnh người mẹ hiền từ, cái tình mẫu tử thiêng liêng mà chú khao khát có được. Chú bé Hồng muốn tiếp tục sống để bảo vệ mẹ khỏi những người đố kị và ghen ghét của cái xã hội phong kiến thối nát đầy hủ tục.

Tình cảm của chú dành cho mẹ được bộc lộ rõ ở hai khía cạnh: trong đoạn đối thoại giữa cậu với bà cô độc ác và lúc cậu gặp lại mẹ mình.

Trong đoạn đối thoại với bà cô, Hồng hiện lên là một chú bé dễ xúc động, mau nước mắt và giàu tình cảm. Trong lòng chú, hình ảnh người mẹ đáng thương và tình thương mẹ luôn thường trực. Khi bà cô hỏi “Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?”. Thoạt tiên, cậu toan trả lời có vì muốn được gặp lại mẹ, vì nghĩ đến tình cảnh đáng thương của mình. Nhưng chợt nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười “rất kịch” của bà cô, nhận ra những ý nghĩ thâm độc, nham hiểm của “cô tôi”: “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi…”. Thế nên cậu đã cười và từ chối vì “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. Qua đây, chứng tỏ, dù bà cô hay họ hàng độc ác có gieo rắc vào đầu cậu bé ngây thơ, non nớt những ý nghĩ xấu về mẹ cậu đi chăng nữa, thì trong lòng Hồng, hình ảnh mẹ luôn luôn đẹp đẽ.

Tiếp tục câu chuyện đà đưa của mình, bà cô tiếp tục với một giọng ngọt ngào, cười cợt, xúc phạm mẹ Hồng: “Mợ mày phát tài lắm”, “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ”. Thấy mẹ bị xúc phạm, Hồng không thể kìm nén nổi tủi cực đang dâng lên trong lòng và trào ra nơi khóe mắt. Nước mắt của chú “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng rơi vào trạng thái vừa uất nghẹn vừa căm phẫn khiến chú phải “cười dài trong tiếng khóc”. Cậu biết rằng, khi ngân dài hai chữ em bé, là bà cô độc ác đang cố tình gieo rắc vào lòng cậu bé hình ảnh của một người phụ nữ góa chồng nhưng có con với người khác. Nỗi đau dường như càng cố nén thì lại càng dâng trào lên mãnh liệt, biến thành lòng căm ghét cao độ: “Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát”. Từ lòng căm tức, cậu đã muốn hành động, muốn đứng lên đập tan mọi cổ tục của cái xã hội phong kiến thối nát đang đầy đọa mẹ cô, khiến mẹ phải tha hương cầu thực, khiến mẹ con cậu phải xa nhau. Điều này, cho chúng ta thấy, Hồng rất muốn bảo vệ mẹ khỏi những thị phi của xã hội. Mặc dù là một đứa trẻ, nhưng quả thật, cậu là một cậu bé tinh tế, thông minh và rất hiểu chuyện.

Mặc dù những phản ứng của chú mới chỉ dừng lại trong ý nghĩ, nhưng đã nói lên được bản lĩnh và tình yêu thương mãnh liệt của cậu dành cho mẹ. Chú chẳng những không chút mảy may xấu hổ và dao động trước những lời kết tội mẹ mình của bà cô độc ác mà tình thương mẹ trong lòng chú lại càng dạt dào hơn bao giờ hết.

Hồng đau đớn và tủi cực biết bao nhiêu trong cuộc đối thoại với bà cô thì lại sung sướng và hạnh phúc bấy nhiêu khi gặp lại người mẹ tội nghiệp của mình.

Một chiều tan học về, cậu thấy có bóng người ngồi trên xe kéo. Một cảm giác rất lạ rằng đó chính là mẹ, cậu chạy với theo và gọi : “Mợ ơi ! Mợ ơi !”. Hình ảnh so sánh “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” làm ta nhận thấy được sự yêu thương mãnh liệt của chú bé sau những ngày tháng tủi cực vừa qua. cảnh hai mẹ con đoàn tụ thật xúc động. Đối với Hồng, chú thấy mẹ đẹp lạ thường, phải chăng do lâu ngày xa cách mà cảm giác vui mừng đoàn tụ khiến em nhìn mẹ mình yêu thương hơn, đẹp đẽ hơn. Hơi quần áo, hơi thở và đặc biệt là hơi ấm từ lòng mẹ làm Hồng thấy hạnh phúc và sung sướng biết bao, như quên hết tất cả rắp tâm bẩn thỉu của người cô.

Nhà văn Nguyên Hồng viết nhiều về tình cảm của Hồng dành cho mẹ, ngược lại chỉ dành một vài chi tiết để khắc họa tình yêu thương của mẹ dành cho Hồng. Thế nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm ấy thật thiêng liêng, dạt dào. Với thân phận của một người đàn bà “lăng loàn”, để trở về gặp con quả thật là một điều rất khó. Hơn nữa, mẹ Hồng còn rất khó khăn, phải chạy ăn từng bữa. Hơn nữa, trở về quê hương, bà sẽ phải nghe những lời nói dèm pha, độc ác; sẽ bị họ hàng chửi rủa, hắt hủi. Trong hoàn cảnh của Hồng và mẹ của chú thì được đoàn tụ với nhau là vô cùng khó khăn và trắc trở. Cả hai đều phải vượt qua những thử thách riêng để cuối cùng họ được đoàn tụ, gặp nhau trong niềm vui khôn xiết. Người mẹ rối rít hỏi con thời gian qua sống ra sao rồi cứ quấn quýt mãi không rời. Bà đã truyền cho đứa con hơi ấm đích thực từ tình yêu thương của mẹ mà bấy lâu nay đã không thể làm, bà đã ở bên Hồng, ôm chú vào lòng mà mong sao xoá đi những kí ức cô đơn, lẻ loi của cậu bé. Thời gian lúc đó cũng như ngừng trôi để khoảnh khắc hai mẹ con được bên nhau cứ dài thêm, dài thêm. Tình mẫu tử trong đoạn trích về câu chuyện của bé Hồng thật thiêng liêng và quý giá biết bao.

Tình mẫu tử thì dường như ai cũng có nhưng trong hoàn cảnh của bé Hồng ở đoạn trích Trong lòng mẹ, ta mới thấy nó thật đáng trân trọng và quý giá biết bao. Sẽ là chưa muộn cho cả bạn và tôi ngay bây giờ sà vào lòng người mẹ yêu quý để cũng như bé Hồng, cảm thấy được tình yêu thương rạo rực khắp người và làm tất cả để bảo vệ tình cảm thiêng liêng đó.

tks bn nhiềuvui

Giải chi tiết giúp mìnhCó thể nói: “Đoạn trích Trong Lòng mẹ – Nguyên Hồng là một bài ca về tìnhmẫu tử thiêng liêng bất diệt ”. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi)nêu cảm nhận của em về giây phút cậu bé Hồng được gặp lại mẹ của mình. ( Chú ýviết đoạn văn qui nạp )Gợi ý- Mở đoạn: giới thiệu tác giả, đoạn trích và chi tiết (cậu bé Hồng được gặp lại mẹ)- Phát...
Đọc tiếp

Giải chi tiết giúp mình
Có thể nói: “Đoạn trích Trong Lòng mẹ – Nguyên Hồng là một bài ca về tình
mẫu tử thiêng liêng bất diệt ”. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi)
nêu cảm nhận của em về giây phút cậu bé Hồng được gặp lại mẹ của mình. ( Chú ý
viết đoạn văn qui nạp )
Gợi ý
- Mở đoạn: giới thiệu tác giả, đoạn trích và chi tiết (cậu bé Hồng được gặp lại mẹ)
- Phát triển đoạn:
+ Là giây phút cậu bé Hồng sung sướng, hạnh phúc mãn nguyện.
+ Ngồi bên mẹ, được mẹ ôm vào lòng, Hồng tận mắt trông thấy “gương mặt mẹ
tươi sáng…”. Lúc này với cậu, mẹ là cô Tấm dịu hiền, xinh đẹp.
+ Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, bao nhiêu cay đắng tủi cực dường
như tan biến hết, còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng không bao giờ mất.
- Kết đoạn:
+ Tác giả kể lại một cách chân thực, cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình
yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.

1
18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bé Hồng cảm thấy sung sướng cực điểm khi được gặp lại và ở trong lòng mẹ.Chú bé khao khát được gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc đến mãn nguyện. Khi được ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơm vừa lạ lùng, vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm đềm.

Câu 1:

uses crt;

var k,i:integer;

begin

clrscr;

write('Nhap k='); readln(k);

for i:=1 to k do

write(i:4);

readln;

end.

Câu 2:

uses crt;

var a:array[1..100]of integer;

i,n,t:integer;

begin

clrscr;

write('Nhap n='); readln(n);

for i:=1 to n do

begin

write('A[',i,']='); readln(a[i]);

end;

t:=0;

for i:=1 to n do

t:=t+a[i];

writeln('Tong cac gia tri cua day la: ',t);

readln;

end.

5 tháng 5 2019

Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiều cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.

Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé”.

Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:

 
 

Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.

Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.

Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người

 
 

Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.

Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.

Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.

Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.

Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:

Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.

Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.

Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.

Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.

Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.

Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.

-Nguồn:Bài văn của Như Mai-

21 tháng 9 2020

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 9 2018

Nội dung của đoạn văn trên: Tình yêu và lòng kính trọng cha mẹ là tình cao thiêng liêng và cao quý.

16 tháng 10 2019

Chất trữ tình thấm đượm trong chuyện Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng​):
- Tình huống, nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện vê một người mẹ phải âm thầm chịu nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình…
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi xót xa, tủi nhục, lòng căm phẫn sâu sắc quyết liệt, tình yêu thương mẹ nồng nàn thắm thiết.
- Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm
+ Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào

16 tháng 10 2019

#Tham khảo nhâ

Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau:

-Dòng tình huống và nội dung câu chuyện xoay quanh hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng,câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay,nhiều thành kiến tàn ác,bà cô nham hiểm,lòng tin yêu và sự cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.

-Dòng cảm xúc phong phú của bé hồng:nỗi niềm xót xa tủi nhục;lòng căm giận sâu sắc,quyết liệt;tình yêu thương nồng nàn,thắm thiết.

-Các thể hiện của tác giả:kể+tả+bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn,các hình ảnh thể hiện tâm trạng ,so sánh gây án tượng,giàu sức gợi cảm;lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man dạt dào

a-Về phương diện nội dung :

- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.

- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.

b- Cách kể của tác giả :

-Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.

-Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.

-Giong văn thiết tha, say mê.