K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2019
❉ Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.

❉ Vị trí địa lí của nước ta mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội nước ta:

*thuận lợi:

-Việt Nam nằm trong vị trí nội chí tuyến bán cầu bắc có bức xạ mặt trời lớn ,nhiệt độ cao dộ ẩm lớn tạo điều kiện cho cây trồng vật nuôi phát triển với cơ cấu đa dạng

-nước ta nằm ở vị trí cầu nối gữa đất liền và biển, giữa đông nam á hải dảo và đông nam á đất liền tạo đk cho nước ta hội nhập khu vực và xã hội đồng thời phát triển một nền kinh tế toàn diện cả trên đất liền cả trên biển với sự đa dạng về cơ cấu ngành

-vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật và các luồng gió mùa nên nước ta có khí hậu tđới gió mùa và có sinh vật đa dạng thuận lợi cho chọn giống và lai tạo

*Khó khăn

-vị trí nội chí tuyến với nguồn t ẩm lớn tạo đk cho sinh vật có hại phát triển

-vị trí tieeps xúc của các luồng gí mùa ucngf vối vị trí tiếp xúc giã đất liền và biển nên nc ta có nhiều thiên tai (bão ,lũ,hạn hán,....)

-vị tri gần trung tâm ddooong nam á nên khó khăn cho việc bảo vệ chủ quyền dân tộc

-vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật tạo đk cho các sinh vật ngọa lai có hại thích nghi vs môi trường cx như khí hậu nước ta

10 tháng 2 2022

tham khảo

+Thuận lợi : 

-Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú.

- cảnh quan có sự khác biệt giữa các vùng miền 

- Thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình giao thông , hợp tác các quốc gia trong và ngoài khu vực

- là ngã tư hàng hải và hàng không thế giới 

+ khó khắn ;

- luôn phải phòng chống thiên tai lũ lụt ,........

-bảo vệ lãnh thổi mọi vùng trước nguy cơ bị xâm chiếm ( do đường biên giới dài ) 

10 tháng 2 2022

  nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 Refer

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

26 tháng 9 2017

a) Các tnh và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ

- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Vị trí địa lí:

+ Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía tây giáp Lào.

+ Phía đông giáp Biển Đông.

b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát trin kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ

- Thuận lợi:

+ Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng với Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam nên vùng Bắc Trung Bộ dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.

+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất định đ phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở rộng giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác khoáng sản biển.

- Khó khăn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (bão, lũ lụt, cát bay,...).

19 tháng 2 2021

1.Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.

- Ý nghĩa tự nhiên:

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nằm trên đường di cư của động thực vật nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật+ Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.+ Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.+ Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán...- Về kinh tế:+ Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không nên giao thông thuận lợi.+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).Về xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực.

19 tháng 2 2021

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ,...).

Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-me và người Chăm, 50 nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam.

29 tháng 9 2018

- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia, có vùng biển rộng.

- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

27 tháng 1 2018

1. Khái quát chung

- Bao gồm các tỉnh: Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

-Diện tích: 54475 k m 2 .

2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

a) Thuận lợi

*Vị trí địa lí

-Phía đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, giao lưu khá dễ dàng bằng đường bộ (đường 24, 19, 25, 26, 27, 28). Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

-Phía nam giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển nhât nước la, giao lưu khá dễ dàng bằng các tuyến đương 14, 20. Đông Nam Bộ là cửa ngõ ra biển của các lính phía nam Tây Nguyên.

-Phía tây giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia

-Vì thế, Tây nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế

*Điều kiện tự nhiên vù tài nguyên thiên nhiên

-Địa hình: gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh) có bề mặt tương đối bằng phẳng và rộng lớn

-Đất đai

+Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan: 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất badan cả nước), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn (trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu tằm, cây thực phẩm,...).

+Ngoài ra còn có đất feralit trên các loại đá khác, đất xám trên phù sa cổ (Gia Lai, Đắk Lắk), đất phù sa ven các sông, các loại đất khác và núi đá, thích lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp,...

-Khí hậu: cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.

-Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).

-Rừng: Tây Nguyên được mệnh danh là “kho vàng xanh” của nước ta. Diện tích: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước). Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sen), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

-Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có đá axít, asen.

-Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú

+Có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Biđoup - Núi Bà (Lâm Đồng)

+Có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thọai, Pleiku,..

+Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng

*Điều kiện kinh tế- xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Dân số năm 2002: hơn 4,4 triệu người

+Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân lộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.

+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+Có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp

+Bước đầu đã thu hút được vốn đầu tư nươc ngoài

-Đường lối chính sách phù hợp vơi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng: chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chò,...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.

b) Khó khăn

-Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới nguy cơ thiếu nước, cháy rừng nghiêm trọng; sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xơi mòn đất nếu lơp thực vật bị phá họai.

-Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

-Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật

-Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ ngươi chưa biết đọc, biết viết còn cao

-Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật

-Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các điểm công nghiệp

17 tháng 2 2016

a. Khái niệm.

- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

b. Đặc điểm.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.

- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..

- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

c. Điều kiện phát triển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.

- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.

- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.

d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.

e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.

- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.

- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới