K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2019

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một bài văn nghị luận sâu sắc. Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con người Việt Nam. Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh thông minh, nhạy bén với cái mới mặt yếu là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận vấn đề trên. Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam. Đúng vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt Nam là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học chay, học vẹt do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ rất kém, thường thì họ thiên về lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có. Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ. Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt

19 tháng 6 2016

Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 - TaiLieu.VN

19 tháng 6 2016

Chúc bạn thi tốt!

19 tháng 3 2021

I. Mở bài:

- Giới thiệu về trường em.

Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.

II. Thân bài

a. Nhìn từ xa

- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.

- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến gần

- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.

 

- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.

- Tường thành xây cao chừng hai mét.

c. Vào trong

- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.

- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.

- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.

- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.

- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.

- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh đậm.

- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.

- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.

- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.

- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.

III. Kết bài

- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.

- Em rất yêu trường yêu lớp.

- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.

Đây là tả cảnh trường em nhé!

19 tháng 3 2021

Tham khảo 

Lập dàn ý Tả người bạn thân

1. Mở bài:

Giới thiệu chung:

Em có rất nhiều bạn.

Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

a. Ngoại hình:

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b. Tính nết, tài năng:

Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.Học ra học, chơi ra chơi.Giỏi Toán nhất lớp.Là chân sút số một của đội bóng...Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c. Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:

Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em:

Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽTình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận...
Đọc tiếp

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.

1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:

- Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.

- Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.

- Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

0
16 tháng 9 2023

Bằng chứng khách quan có tính xác thực được nhiều người công nhận

Đánh giá chủ quan của người viết là quan điểm, đánh giá của một cá nhân

24 tháng 11 2016
  1. Mở bài
 

Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viêt nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tâm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đây nhưng những người quen chẳng còn ai không ai còn nhận ra ông.

2. Thân bài

Câu 1:

+ Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.

+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.

+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.

Câu 2:

+ Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.

+ Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.

Câu 3:

+ Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.

+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.

Câu 4:

+ Câu thơ có chút hóm hỉnh.

+ Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.

3. Kết bài

Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thuỷ chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0