K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2020

1. Xác lập luận điểm
- Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra ở đề bài là gì?
- Tác giả đã cụ thể hóa ý kiến của mình bằng những ý nhỏ nào?
2. Tìm luận cứ
Có thể đặt các câu hỏi:
- Tự phụ là gì?
- Vì sao không nên tự phụ?
- Tự phụ có hại như thế nào?
3. Xây dựng lập luận
- Bắt đầu bằng việc cắt nghĩa tự phụ là gì? Lấy dẫn chứng.
- Nêu những tác hại của thói tự phụ.

24 tháng 1 2018

Đề bài: Chớ nên tự phụ

1. Xác lập luận điểrn

Đề bài: Chớ nên tự phụ nêu ra một ý kiến, thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Chớ nên tự phụ là một ý kiến hoàn toàn đúng, vì tự phụ là một thói xấu của con ngưòi, ai cũng cần tránh.

Bên cạnh luận điểm chính Chớ nên tự phụ, ta có thể nêu một số luận điểm phụ sau:

– Tự phụ làm cho con người trở nên kiêu ngạo.

– Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác.

– Tự phụ không giúp cho con người tiến bộ.

2. Tìm luận cứ

Để lập luận cho tư tưởng Chớ nên tự phụ, thông thường người ta nêu các câu hỏi:

– Tự phụ là gì?

– Vì sao không nên tự .phụ?

– Tự phụ có hại như thế nào?

– Tự phụ có hại cho ai?

Tự phụ là một thói xấu bởi vì:

– Tự đánh giá quá cao về bản thân mình và đánh giá quá thấp những người khác.

– Khiến mọi người xa lánh, không muôn gần gũi, gắn bó.

– Vì thế không hợp sức được với người khác trong công việc.

Sau khi nêu những luận cứ này, các em có thể dẫn những dẫn chứng trong học tập, trong cuộc sông sinh hoạt hằng ngày để minh họa.

3. Xây dựng lập luận

Để bày tỏ việc tán thành ý kiến nêu trồng đề bài Chớ nên tự phụ, có thể lập luận theo trật tự sau:

– Thế nào là tự phụ?

– Những biểu hiện cụ thể của tự phụ.

– Tác hại của thói tự phụ.

– Liên hệ với đời sống.

– Khẳng định: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh.

24 tháng 1 2018

1. Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)

- Tác hại của tự phụ:

+ Làm cho mọi người xa lánh mình

+ Dễ thất bại trong công việc

+ Dẫn chứng minh họa

- Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ

3. Xây dựng lập luận

- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.

- Suy ra tác hại của tự phụ.

- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

Văn nghị luậnCho đề bài “Thương người như thể thương thân”:a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.Gợi ý trả lờia. Đề bài “Thương người như thể thương thân”- Đề bài nêu lên vấn đề gì?- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?- Đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?

b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)

c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.

mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~

0
1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
19 tháng 1 2020

Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn ''Chớ nên tự phụ''.
Câu 1: Xác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớnCâu 2:Tìm luận cứ:- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)Câu 3: Xây dựng lập luận:- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.- Suy ra tác hại của tự phụ.- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.
5 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Câu 1:

Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

- "trắng", "tròn": Hình dáng bên ngoài của chiếc bánh trôi nước, bánh được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn.

- "bảy nổi ba chìm": quá trình luộc bánh phải trải qua bảy lần nổi ba lần chìm trong nồi nước sôi.

- "tấm lòng son": màu đỏ của nhân bánh.

=> Hình ảnh tả thực cho ta thấy được vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh, luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

* Luận điểm 2: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ

- Ẩn dụ "thân em": cách nói khiêm nhường, kín đáo chỉ người phụ nữ.

- Hai vế tiểu đối “vừa trắng” - “vừa tròn”: vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người thiếu nữ.

- Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" hàm ý về thân phận nổi lênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi do lễ giáo phong kiến gây nên.

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

- "rắn nát", "mặc dầu tay kẻ nặn": số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều do "tay kẻ nặn", tức do cha mẹ hay chồng con định đoạt (đạo tam tòng).

- Ẩn dụ "tấm lòng son": tấm lòng son sắt, thủy chung trong tình yêu, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

- Cấu trúc "Mặc dầu... mà vẫn..." khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam trước hoàn cảnh số phận chịu nhiều gian truân, khổ cực.

=> Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thông sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.

Câu 2:

1. Mở bài

- Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng.

- Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

2. Thân bài

- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:

Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.

Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…

Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Rừng đã cùng con người đánh giặc.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng.

- Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

- Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Câu 3:

I. Mở bài

- Giới thiệu về giá trị to lớn của biển

- Trích dẫn luận điểm.

II. Thân bài:

1. Giải thích ngắn gọn khái niệm về biển

2. Chứng minh: bảo vệ biển là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

a. Bảo vệ nguồn kinh tế dồi dào

b. Bảo vệ biển là bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp

c. Biển là một trong những nơi cân bằng sinh thái

d. Biển chở che và bảo vệ chúng ta.

III. Kết bài: Hãy bảo vệ biển vì bảo vệ biển là bảo vệ chính kho báu của chúng ta

7 tháng 2 2022

học lớp 7c đúng k?

 

3 tháng 3 2018

- Mở bài: Nhìn chung phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến  tâm trạng,…)

- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.