K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2020

Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn ''Chớ nên tự phụ''.
Câu 1: Xác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớnCâu 2:Tìm luận cứ:- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)Câu 3: Xây dựng lập luận:- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.- Suy ra tác hại của tự phụ.- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.
6 tháng 2 2020

1. Xác lập luận điểm
- Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra ở đề bài là gì?
- Tác giả đã cụ thể hóa ý kiến của mình bằng những ý nhỏ nào?
2. Tìm luận cứ
Có thể đặt các câu hỏi:
- Tự phụ là gì?
- Vì sao không nên tự phụ?
- Tự phụ có hại như thế nào?
3. Xây dựng lập luận
- Bắt đầu bằng việc cắt nghĩa tự phụ là gì? Lấy dẫn chứng.
- Nêu những tác hại của thói tự phụ.

Văn nghị luậnCho đề bài “Thương người như thể thương thân”:a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.Gợi ý trả lờia. Đề bài “Thương người như thể thương thân”- Đề bài nêu lên vấn đề gì?- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?- Đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?

b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)

c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.

mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~

0
24 tháng 1 2021

em chịu rồi em lớp 4 

31 tháng 1 2021

1,Xác lập luận điểm.

-Tự phụ là thói xấu.

-Nhân cách con người đẹp phần lớn là nhờ đức khiêm tốn.

-Tác hại của tính tự phụ.

2,Tìm luận cứ.

-Tự phụ:Tự cho mình hơn người.

-Người ta khuyên chớ nên tự phụ vì hậu quả của tự phụ có hại cho bản thân.

-Tự cô lập mình.

-Bị mội người ghét bỏ .

-Thất bại thường mặc cảm,tự ti.

3,Xây dựng lập luận.

-Định ngĩa tự phụ là gì?

-Các biểu hiện của tự phụ.

-Những tác hại của tự phụ.

11 tháng 2 2022

refer

Người ta thường nói, chiến công hiển hách và khó khăn nhất chính là tự vượt qua và chiến thắng chính mình. Để có được điều đó, điều đầu tiên chúng ta luôn phải khắc ghi đó chính là "Chớ nên tự phụ".

 

"Chớ nên tự phụ" là một câu thành ngữ quen thuộc của dân gian. Bằng những câu nói rất giản đơn, ngắn gọn, hình thành từ những nhận thức ban đầu của người nông dân, những câu ca dao, thành ngữ tục ngữ lại thấm thía và có giá trị đến lạ. "Tự phụ", một từ không còn sử dụng phổ biến trong giao tiếp nhưng lại có biểu hiện thật rộng rãi trong xã hội. "Tự phụ" có thể hiểu là tự mình nhìn nhận và đề cao thái quá về bản thân, luôn đánh giá bản thân cao hơn người khác. Về điều này, ta có thể thấy xét giống tự cao hay tự đại. Đặt từ "Chớ nên" ở phía đầu câu như một lời nhắn nhủ, cũng là sự khuyên răn với mỗi người: Đừng nên quá tự cao, tự ảo tưởng về bản thân mình quá.

 

"Tự phụ" từ trong suy nghĩ và thái độ, luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác mà dẫn tới coi thường người. Đó là sự ngộ nhận mà không nhận thức đúng về năng lực bản thân. "Tự phụ" trong hành động là sự bất cần, không tiếp thu và chú ý đến người khác, luôn làm mọi việc theo mình và cho mình. Đó là sự cố chấp không chịu mở lòng để tiếp nhận và phát triển. Tiêu biểu của những câu nói tự phụ là: Tôi là thứ nhất, là giỏi nhất; Tôi không cần phải nghe theo ai cả vì tôi biết điều đó là đúng; Tôi không muốn nghe....

 

"Chớ nên tự phụ" vì tự phụ sẽ con người mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển thêm. Mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc tri thức vô cùng,... Chẳng có ai dám khẳng định mình là người biết hết tất cả mọi thứ cả. Mỗi ngày bắt đầu là một ngày mới để chúng ta học tập và học hỏi. Như Lenin đã khẳng định: "Học, học nữa, học mãi". Thế nhưng sự tự phụ lại trở thành rào cản của điều đó. Với suy nghĩ: ta đã biết tất đã, đã thông thuộc tất cả. Những người tự phụ không có ý thức phấn đấu để trau dồi và bồi dưỡng thêm cho mình. Cuộc đời là một đường đua trong khi người khác đang chạy mà bạn còn chẳng chịu bước, chắc hẳn bạn biết kiết quả như thế nào rồi!

 

Hơn nữa, cảm giác thức dậy sẽ được học thêm một điều gì đó thú vị và mới mẻ thật kích thích và hạnh phúc biết bao, so với những ngày bình bình chẳng có gì mới mẻ. Như vậy, tự phụ đã cướp mất ở con người niềm vui được học hỏi, cơ hội trau dồi thêm cho bản thân và cả sự cố gắng hết mình nữa. Có cố gắng mới có được thành quả xứng đáng, có nỗ lực thì mới không hối hận. Sự tự phụ một lần nữa làm mất đi niềm hạnh phúc ấy rồi. Và như thế, tự họ đưa mình tới sự thất bại. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhớ câu chuyện rùa và thỏ. Không phải vì bản năng chạy nhanh mà thỏ có quyền tự phụ, ung dung trong bất kì cuộc đua nào, với đối thủ nào. Thất bại chính là kết quả cho những suy nghĩ tự phụ và hành động tự cao ấy.

 

"Chớ nên tự phụ" vì tự phụ sẽ khiến con người cách xa với cộng đồng và xung quanh. Khi tự cho mình là số một, là riêng, là tài giỏi nhất, người tự phụ thường có xu hướng tách biệt với người khác vì cho rằng người khác không thể cùng nói chuyện với mình. Một cách vô hình, người tự phụ đã đẩy mình ra xa khỏi thế giới xung quanh, tách mình với cộng đồng. Một mặt khác, chính sự không tôn trọng của người tự phụ khiến cho cộng đồng cũng cảm thấy khó chịu và bị tổn thương. Khi bàn tay đưa ra đã bị từ chối, đó sẽ là một sự tổn thương. Cộng đồng sẽ không chấp nhận những con người không chịu hòa nhập như thế. Nhưng "Một người đâu phải nhân gian", chúng ta liệu có thể sống một mình? Có những việc cần mọi người cùng góp sức. Có những lúc cần có một bờ vai bên cạnh khi gục ngã. Lúc ấy, những con người tự phụ sẽ làm thế nào? Họ chỉ có sự đơn độc và cô đơn. Những người thành công và hạnh phúc, họ luôn biết gắn kết với cộng đồng và chẳng bao giờ tự phụ cả.

 

Một quốc gia muốn giàu mạnh và thịnh vượng thì "Chớ nên tự phụ". Cần nhìn nhận đúng tiềm lực của đất nước, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc mình, để khắc phục cũng như phát huy. Chỉ có như thế, đất nước mới có thể phát triển một cách vững bền. Soi chiếu vào lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biết bao cường quốc hùng mạnh có mưu đồ xâm chiếm nước ta. Cũng bởi sự tự phụ của một đất nước lớn mạnh mà bao âm mưu đã thất bại trước sự nỗ lực không ngừng của dân tộc nhỏ bé mà kiên cường.

 

Như vậy, làm người "Chớ nên tự phụ", để có thể học hỏi và hòa nhập và phát triển. Nhưng không tự phụ cũng đừng quá tự tin. Nhận thức đúng bản thân để biết mình đang ở đâu, biết mình muốn gì để có thể tự tin tỏa sáng và khiêm nhường tiếp thu. Như thế có thể là bông hoa tỏa rực dưới ánh mặt trời.

 

Những bài học từ ngàn năm gửi lại qua những con chữ, chưa và không bao giờ là cũ cả.

 
11 tháng 2 2022

TK

Trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì tính kiêu ngạo mà nhiều người đã phải chịu hậu quả là thất bại đắng cay. Chúng ta cứ nghĩ ta là nhất, là đầu, nhưng tất cả chỉ là sự tự mãn mà thôi. Ông cha ta đã khuyên chúng ta không được tự kiêu, tự đại quá trớn, quá mức qua câu: "Chớ nên tự phụ".

Tự phụ là tự kiêu, tự đại, tự đắc, đánh giá một cách thái quá về bản thân mình trước người khác. Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác, không xem ai ra gì cả. Như vậy lời khuyên nhẹ nhàng mà thấm thía: chúng ta không nên kiêu căng, tự mãn để rồi sẽ làm hại, làm tổn thương chính bản thân mình.

Văn mẫu lớp 7

"Chớ nên tự phụ" là kiến hoàn toàn đúng vì tự phụ là một thói xấu của con người mà ai cũng cần tránh. Tự phụ là một thói quen xấu khá phổ biến trong xã hội. Người tự phụ luôn đề cao quá mức về bản thân mình mà không coi ai ra gì cả. Có nhiều người làm ở công ty, công sở nhưng lúc nào cũng tỏ ra là mình thông minh mà thực chất lại không được như thế. Họ luôn khinh thường người dưới để rồi khi được giao nhiệm vụ quan trọng, họ đã thất bại, làm uy tín của công ty giảm sút chỉ vì tính tự phụ cá nhân của họ. Người tự phụ sẽ khiến mọi người xa lánh, không muốn gần gũi, gắn bó và vì thế họ không hợp tác được với người khác trong công việc bởi một điều tự nhiên người khác nghĩ rằng khi bạn kiêu ngạo thì bạn sẽ chẳng cần biết cần nghe ai nói gì và luôn cho là mình đúng.

Người tự phụ sẽ không bao giờ có thể bước tới đỉnh vinh quang của thành công. Trong câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng", chỉ vì tự kiêu luôn cho mình là nhất, là chúa mà khi được ra ngoài giếng, ếch ta không chịu thích nghi với môi trường, vẫn huyênh hoang, tự đắc mà nó đã phải nhận sự trả giá bằng chính cái chết của mình. Bởi vậy nếu ai kia quá tự phụ như con ếch trong truyện thì hậu quả xảy ra với sự tự phụ ấy chính là một cái kết thúc đầy thảm bại.

Chúng ta tồn tại tính tự phụ bởi quá kiêu căng, tự mãn, lúc nào cũng cho mình là nhất mà không chịu học hỏi, khiêm tốn trước người khác. Chỉ vì nghĩ rằng mình là nhất và họ vô tình không tôn trọng người khác dù có thể đó là đàn anh, đàn chị của chính mình. Lời khuyên trên đầy chí lí, chí tình giúp thuyết phục con người: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh. Chúng ta phải sống khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không được đánh giá mình quá cao, vượt mức giới hạn trước người khác nếu không sẽ chuốc lấy hậu quả khó lường.

Càng nghĩ tôi lại càng trách mình. Có đôi lúc tôi đã tỏ ra kiêu căng trước mặt bạn bè mà tôi không hề biết để rồi tôi đã nhiều lần mà vô tình suýt đánh mất tình bạn đẹp của mình. Các bạn ơi đừng ai như tôi nhé, tự phụ không hề giúp chúng ta tiến bộ mà nó còn vô tình tự đánh mất những tình cảm đẹp trong cuộc đời ta.

Lời khuyên, lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc biết bao. Chắc hẳn khi hiểu được lời nhắn nhủ này, nhiều người sẽ tự nhìn lại mình để thay đổi bản thân và có lẽ sẽ tự nhủ lòng mình sẽ không bao giờ là người tự phụ dù đôi lúc chỉ là vô tình.

22 tháng 1 2018

1. Xác định luận điểm

Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.

- Tự phụ là một thói xấu của con người.

- Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại hôi xấu nhân cách bấy nhiêu.

- Những luận điểm phụ:

+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.

+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.

+ Tự phụ khiến cho hản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cá người trên mình.

- Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy:

+ Mình không biết mình.

+ Bị mọi người khinh ghét.

- Tự phụ có hại:

+ Cô lập mình với người khác.

+ Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dỗ dẫn đen sai lầm và không hiệu quả.

+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.

+ Khi thất hại thường tự ti.

- Tư phụ có hại cho:

+ Chính cá nhân người tự phụ.

+ Với mọi người quan hệ với anh ta (chị ta).

- Các dẫn chứng:

+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình.

+ Có lúc mình đã tự phụ.

+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo:

Chẳng hạn trong truyẽn Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Ngụy Diên ỷ thế  là tướng giỏi đã cưỡi ngựa ra trước ba quân và hét lên đắc chí: “Ai dám chém đầu ta”. Trong lúc cứ gào lên như vậy thì đầu hắn đã bị một nhát chém hất ngờ từ một viên tướng quân của hắn.

3. Xây dựng lập luận

Nên bắt đầu từ việc định nghĩa: tự phụ là gì? Tiếp đó làm nổi bật một số tinh cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.



 

22 tháng 1 2018

ác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn
Câu 2:Tìm luận cứ:
- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)
- Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)
Câu 3:Xây dựng lập luận:
- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ
- Suy ra tác hại của tự phụ.
- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

25 tháng 1 2018

hình anime nek mk quên mất hì:

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh anime dễ thương

25 tháng 1 2018

mink ko trả lời nhưng có ảnh anime đây t nhaKết quả hình ảnh cho anh ichigo hoshimiya