K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Văn nghị luậnCho đề bài “Thương người như thể thương thân”:a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.Gợi ý trả lờia. Đề bài “Thương người như thể thương thân”- Đề bài nêu lên vấn đề gì?- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?- Đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?

b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)

c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.

mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~

0
2 tháng 11 2017

Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.2. Tiếng Việt giàu đẹp.(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)3. Thuốc  đắng dã tật.4. Thất bại là mẹ thành công.5. Không thể sống thiếu tình bạn.6. Hãy biết quý thời gian.7. Chớ nên tự phụ.(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.

1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.

2. Tiếng Việt giàu đẹp.

(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)

3. Thuốc  đắng dã tật.

4. Thất bại là mẹ thành công.

5. Không thể sống thiếu tình bạn.

6. Hãy biết quý thời gian.

7. Chớ nên tự phụ.

(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)

8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)

10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

11. Thật thà là cha dại phải chăng?

(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)

a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? 

b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.

1
21 tháng 6 2018

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

 

b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

 

- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

12 tháng 1 2017

. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"có bố cục ba phần:

  • Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;

  • Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:

    • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;

    • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;

  • Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

Các luận điểm, lập luận cụ thể xem lại bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

II. Luyện tập

a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.

Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.

Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:

  • Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

  • Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)

  • Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

b.

– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.

- Bố cục ba phần :

  • Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.

  • Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

12 tháng 1 2017

thanks bạn #phucle nhé! tim <3

11 tháng 5 2020

Dàn ý: *MB:
-Nhận định hiện tại ô nhiễm môi trường là một phần lớn do việc vức rác bừa bãi.
-Vấn đề này đang trở nên bức thiết,được Nhà nước chú tâm và nhân dân đang dần đi trên "con đường" xanh-sạch-đẹp,theo đúng điều kiện của một môi trường an toàn.
*TB:
-Khái niệm môi trường trong sạch~~>để đưa ra đối chiếu.
-Các loại rác đang tồn tại nhiều,nghiêm trạng:bao ni lông,vỏ bánh kẹo,chai lọ,xác chết động vật,giấy vụn,đất cát,...
-Vàc hiện tượng vức rác phổ biến ,nhiều nhất và tác hại nhất là ở chốn công cộng,nơi sinh hoạt và trên đường phố.
~~~> Nêu dẫn chứng cho mỗi loại rác thải có ở nơi trên và xen lẫn cảm xúc,bình luận.
-Nêu ra tác hại nghiêm trọng và có sự ảnh hưởng to lớn đối với môi trường sống,sự phát triển của loài người.
-Con người là cốt lõi của hiện tượng này.Đặc biệt là phần lớn trẻ em thanh thiếu niên,sống nhẹ nhạng,nhanh lẹ nên cũng rất sẵn tay vứt bừa...
-Đánh giá nhận thức của con người hiện nay với những quan điểm chưa tốt,chưa thấu hiểu rõ những tác nhân to lớn từ rác thải "ập"xuống đầu họ.
-Nêu gương những hành động có ý thức bảo vệ môi trường,không xả rác bừa bãi.(Từ mỗi cá nhân đến từng hộ gia đình mở rộng ra xã hội)
-Giáo dục học đường cho học sinh.Tuyên truyền cho người dân,tích cực phản ánh về vấn đề nghiêm trọng này.
-Ngoài ra phải nói thêm đến lối sống"đèn nhà ai nấy tỏ,của nhà ai nấy sài" vô tình khiến con người sống "1 cửa",với 1 tầm nhìn cho riêng mình.Vô tư vứt rác lung tung,bất cứ nơi nào miễn không phải là gia đình,nơi ở của mình.
-Một khu phố văn hóa được xem là tốt ngoài đời sống của người dân còn là một khu phố xanh-sạch-đẹp,không bị rác "xâm chiếm".
-Đặt ra vấn đề giữ gìn môi trường là đang xây dựng đất nước vững mạnh,phát triển,là sự văn minh,tiến bộ,sống có văn hóa.
-Vươn cao ra thế giới,khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trong Đông Dương,ở Châu Á và trên cả Thế Giới.~~> Điều đó,khiến chúng ta được chú ý.Số lượng du khách đến thăm,du lịch là bội lần...môi trường góp phần là bề mặt "tươi tốt" giúp Việt Nam hoàn hảo hơn trong mắt bạn bè năm châu.Không thể nào đề rác cứ "sống" mãi cùng chúng ta và du khách lại nghi vấn :"Việt Nam đẹp là vậy sao?Rác bẩn nhiều đến thế cơ à?"...
-So sánh với một số nước khác về vấn đề môi trường như: Singapore chẳng hạn.Từ đó rút ra nhiều hạn chế và khắc phục tốt hơn.
..............................
*KB:
-Khẳng định một lần nữa,ô nhiễm môi trường đang trở nên nóng hổi trên toàn thế giới,với việc vứt rác bừa bãi đang tồn tại hết sức nghiêm trọng.
-không vứt rác đồng nghĩ với bảo vệ môi trường,sức khỏe,thể hiện nề nếp lối sống hiện đại-văn minh
-Nêu nhận xét,đánh giá của bản thân về thực trạng này.Bày tỏ cảm xúc cá nhân và nêu những đóng góp,ủng hộ cho phong trào "vì một môi trường không có rác!"

*Ryeo*

24 tháng 2 2017

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.