K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

nếu đúng thì k cho em nha

* Diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông (1950)

- Sáng 16 - 9 - 1950, ta tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18 - 9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta. Thất Khê cũng được lệnh đánh Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng xuống (cuộc “hành quân kép”).

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Thất Khê cũng bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi Đường số 4.

- Sau hơn một tháng chiến đấu quân ta đã giành được nhiều kết quả to lớn, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

24 tháng 9 2018

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Thế giới:

     + Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, Liên Xô trở thành thành trì vững chắc cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới.

     + Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1 - 10 - 1949).

- Trong nước:

     + Nhiều nước công nhận độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

     + Tương quan lực lượng có lợi cho ta, bất lợi cho Pháp. Mĩ hậu thuẫn cho Pháp và từng bước can thiệp sâu hơn vào chiến tranh ở Đông Dương.

     + Pháp thực hiện kế hoạch Rơve, nhằm tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành được thắng lợi để kết thúc chiến tranh.

* Diễn biến:

- Ngày 16 - 9 - 1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của Pháp trên đường số 4.

- Ngày 18 - 9 - 1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

     + Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

     + Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

- Ngày 22 - 10 - 1950, Pháp rút chay, đường số 4 được giải phóng. Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

* Kết quả:

- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

- Giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

- Chọc thủng hành lang Đông - Tây của Pháp.

- Kế hoạch Rơve bị phá sản.

* Ý nghĩa:

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

9 tháng 2 2021

* Diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông (1950)

- Sáng 16 - 9 - 1950, ta tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18 - 9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta. Thất Khê cũng được lệnh đánh Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng xuống (cuộc “hành quân kép”).

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Thất Khê cũng bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi Đường số 4.

- Sau hơn một tháng chiến đấu quân ta đã giành được nhiều kết quả to lớn, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

 

9 tháng 2 2021

-16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

- Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

- Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

- Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

12 tháng 3 2023

* Diễn biến chính của Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947:

-  Tại Bắc Cạn, Chợ Mới địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt

- Ở mặt trận hướng Đông: ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau (30/10/1947).

- Ở hướng tây: Ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng (24/10/1947), Khe lau (10/11/1947).

* Kết quả của chiến dịch Việt Bắc - thu đông: 

- Hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy,  ngày 19-12-19 quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.

-  Lực lượng của địch bị tổn thất nặng nề: 6.000 tên bị diệt, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô . -  Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành nhanh chóng.

 * Ý nghĩa của chiến dich: 

Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, đã đưa kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương. Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài có lợi cho ta.

5 tháng 2 2021

1. Về Phía Pháp:

- Ngày 7-10-1947: Pháp cho quân nhảy dù xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

- Cùng ngày, cho một binh đoàn từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Kạn, tạo thành một gọng kìm bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía Bắc.

- Ngày 9-10-1947: Binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô, sông Gâm lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị bao vây phía Tây căn cứ địa Việt Bắc.

2. Về phía ta:

- Chủ trương của Đảng: Đảng ra chỉ thị "Phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp".

- Ở Bắc Kạn:

+ Tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập, tập kích những nơi địch chiếm đóng; phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn.

+ Bí mật, khẩn trương di chuyển cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, công xưởng, kho tàng về nơi an toàn.

- Ở hướng Đông: chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu trận phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau (30-10-1947).

- Ở hướng Tây: 

+ Ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô.

+ Cuối tháng 10 -1947, 5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Đoan Hùng).

+ Đầu tháng 11 - 1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Khe Lau, ngã ba sông Lô và sông Gâm).

- Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

=> Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

 

Bn tham khảo nha

1. Về Phía Pháp:

- Ngày 7-10-1947: Pháp cho quân nhảy dù xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

- Cùng ngày, cho một binh đoàn từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Kạn, tạo thành một gọng kìm bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía Bắc.

- Ngày 9-10-1947: Binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô, sông Gâm lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị bao vây phía Tây căn cứ địa Việt Bắc.

2. Về phía ta:

- Chủ trương của Đảng: Đảng ra chỉ thị "Phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp".

Ở Bắc Kạn:

+ Tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập, tập kích những nơi địch chiếm đóng; phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn.

+ Bí mật, khẩn trương di chuyển cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, công xưởng, kho tàng về nơi an toàn.

Ở hướng Đông: chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu trận phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau (30-10-1947).

- Ở hướng Tây

+ Ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô.

+ Cuối tháng 10 -1947, 5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Đoan Hùng).

+ Đầu tháng 11 - 1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Khe Lau, ngã ba sông Lô và sông Gâm).

- Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

=> Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

 
11 tháng 10 2018

* Diễn biến:

- Tháng 3 - 1947, Pháp cử Bôlae làm Cao ủy ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Tháng 10 - 1947, Pháp mở chiến dịch tiến công Việt Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tân công mùa đông của giặc Pháp”.

- Tháng 11 - 1947, quân ta tiến công và bao vây Pháp ở hầu hết các mặt trận và giành được thắng lợi vào ngày 19 - 12 - 1947.

* Kết quả:

- Buộc Pháp phải rút lui khỏi nhiều khu vực như Chợ Đồn, Chợ Rã,..

- Thu được nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô.

- Bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực của ta ngày càng lớn mạnh.

* Ý nghĩa:

     + Chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp sang một giai đoạn mới.

     + Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, “dùng người Việt đánh người Việt” của Pháp. Buộc Pháp phải đánh theo chiến lược của ta, đánh lâu dài với ta.

20 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Diễn biến:

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê.

- Ngày 18/9/1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

+ Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

+ Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

- Ngày 22/10/1950, Pháp rút chạy, đường số 4 được giải phóng.

Ý nghĩa:

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

 

 

20 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê.

- Ngày 18/9/1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

+ Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

+ Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

- Ngày 22/10/1950, Pháp rút chạy, đường số 4 được giải phóng.

Ý nghĩa:

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

24 tháng 3 2021

Em tách lần lượt các câu hỏi ra nhé !

24 tháng 3 2021

ok

10 tháng 2 2018

- Tại Bắc Kạn, ngay từ đầu, quân dân ta chủ động kịp thời phản công và tiến công địch, tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập chúng, tổ chức đánh tập kích vào những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn. Vừa chặn đánh địch, ta vừa bị mất khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ các công xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp, chiếm đóng đến nơi an toàn.

- Ở hướng Đông, quân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30 - 10 - 1947.

- Ở hướng Tây, quân ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô. Cuối tháng 10 -1947,5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Đoan Hùng). Đầu tháng 11 - 1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Khe Lau, ngã ba sông Lô và sông Gâm).

- Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

- Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đêm đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bác. Căn cứ địa Việt Bắc biến thành “mồ chôn giặc Pháp”. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.

29 tháng 3 2017

- Mờ sáng ngày 16-9-1950, ta mở cuộc tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18-9-1950, ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo đường số 4, đồng thời lwucj lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi.

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường số 4.

16 tháng 11 2017

Đáp án A
Bối cảnh lịch sử diễn ra chiến dịch Việt Bắc - thu đông 1947 khác với chiến dịch Biên giới - thu đông 1950 ở chỗ: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra khi các nước xã hội chủ nghĩa chưa công nhận Việt Nam, còn chiến dịch Biên giới - thu đông 1950 diễn ra khi Việt Nam đã được các nước XHCN công nhận => đây là điểm thuận lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950