K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2021

đánh nhau

 

 

Nói vui thôi

 

27 tháng 9 2021

Các hoạt động 

- Giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện 

- Đóng góp ủng hộ các bạn nghèo 

- Thăm các bạn bị ốm 

- Quan tâm đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn 

- Trực nhật phụ những bạn nghỉ học

 Em hãy kể tên những hoạt động, phong trào của trường lớp địa phương nơi em ở mang ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương con người.?

- Góp giấy vụn để ủng hộ các bạn học sinh nghèo

- Quyên góp sách vở cũ , tiền cho các bạn học sinh vùng núi

- Làm suất ăn sáng cho các bệnh nhi trong bênh viện Nhi trung ương

HT

21 tháng 10 2021

còn nx mà bạn

1 tháng 11 2023

Trường em hàng năm có những đợt quyên góp quần áo cũ, sách vở cho những em nhỏ vùng cao, quyên góp tiền cho đồng bào vùng lũ và ủng hộ nông sản của bà con vùng dịch.Em học tập được từ các bạn là phải biết giúp đỡ người khác khi họ đang gặp khó khăn , hoạn nạn .

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Chia sẻ về một hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương đang cần giúp đỡ: Một bạn học ở lớp có hoàn cảnh khó khăn, chưa có xe đạp để đi học phải đi bộ mà quãng đường từ nhà đến trường rất xa.

- Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn đó: tự hào vì đã giúp được các bạn và cảm thông cho hoàn cảnh các bạn nhiều hơn…

9 tháng 12 2016

Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều những nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta thường gọi họ là những con người "khổng lồ": Ph. Ra-bơ-lê là nhà văn, nhà y học; R. Đê-các-tơ là nhà toán học và nhà triết học xuất sắc; Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ và đồng thời là kiến trúc sư nổi tiếng; N. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học; U. Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại. . .

Phong trào Văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và nhân loại.

 

 

2 tháng 7 2023

Trong thời kỳ đầu thế kỉ XX, Thái Bình đã đóng góp nhiều người con ưu tú cho các phong trào yêu nước. Dưới đây là một số tên những người con Thái Bình nổi tiếng tham gia các phong trào này:

Nguyễn Thị Minh Khai: Nữ anh hùng dân tộc, là một trong những nhân vật quan trọng của phong trào Cần Vương và Đông Du. Bà đã cống hiến cuộc đời và hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

Nguyễn Trãi: Một trong những danh nhân văn hóa lớn của Việt Nam, ông đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chính sách, văn hóa và giáo dục trong thời kỳ Trần.

Trần Hưng Đạo: Vị tướng vĩ đại của quân đội nhà Trần, ông đã dẹp tan cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông và bảo vệ thành công độc lập của đất nước.

Phan Đình Phùng: Là một trong những nhà lãnh đạo và chiến sĩ kiên cường trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế và đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của dân tộc.

Về phong trào mà em yêu thích, em có thể trình bày về phong trào Cần Vương. Đây là một phong trào quan trọng trong lịch sử Việt Nam, nhằm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và bảo vệ độc lập của dân tộc. Phong trào Cần Vương đã góp phần tạo nên sự đoàn kết và sự tổ chức của người Việt trong cuộc chiến chống thực dân. Các nhân vật như Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều người khác đã hy sinh và đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ quê hương. Phong trào này đã truyền cảm hứng và tinh thần yêu nước cho thế hệ sau và là một phần quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
6 tháng 7 2021

*Gợi ý trả lời:

Các bạn trường sau khi biết tin một bạn học sinh bị ung thư máu, ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức phong trào quyên góp giúp đỡ bạn. Em học tập được điều phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

6 tháng 7 2021

- Lớp em có bạn Hoàng bố mới mất, mẹ lại bị bệnh. Các bạn quyên góp tiền rồi đến nhà động viên bạn ấy.

- Em học được là phải giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

Phan Châu Trinh (1872 - 1926):

- Năm 1906: mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhắm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".

- Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội.

- Năm 1911: Phan Châu Trinh sang Pháp, thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách trính trị ở Việt Nam.

- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:

+ Về kinh tế: Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”,...

+ Về giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học…

+ Về văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến,...

=> Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908).

- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.

- Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.

=> Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

=> Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Phan Bội Châu là một trong những sĩ phu yêu nước tiến bộ và tiêu biểu của Nam đầu thế kỉ XX. Ông đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương dùng lực đánh Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu:

+ Năm 1883, viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp.

+ Năm 1904, sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến Việt Nam.

+ Năm 1905 - 1908, sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện.

+ Năm 1912 - 1913, thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân và tay sai đầu sỏ.

- Ý nghĩa:

+ Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc;

+ Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu. Ông đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hoà.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Châu Trinh:

+ Từ năm 1905, Phan Châu Trinh nhiều lần vào Nam, ra Bắc tìm hiểu dân tình, tìm người có cùng chí hướng để hoạt động cứu nước.

+ Năm 1906, Phan Châu Trinh gửi thư cho Chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu họ sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt Nam văn minh lên. Ông đã khởi xướng cuộc vận động duy tân với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đi nhiều nơi để vận động nhân dân thay đổi. Cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh phát động diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như mở trường học, kêu gọi mở mang công nghiệp, thương nghiệp,... đã ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là ở Trung Kì.

+ Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giam cầm và tuyên án tử hình nhiều người yêu nước. Phan Châu Trinh lúc bấy giờ đang ở Hà Nội cũng bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Phong trào tan rã.

- Ý nghĩa:

+ Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc;

+ Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.