K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Nêu cách đo thể tích vật rắn nhỏ, có hình dạng không nhất định, không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình tràn? Nêu các điều kiện khi sử dụng bình tràn? Câu 2: Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo? Áp dụng:Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 16cm. - Tính độ biến dạng của lò xo -Khi quả nặng đứng yên, có những...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu cách đo thể tích vật rắn nhỏ, có hình dạng không nhất định, không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình tràn? Nêu các điều kiện khi sử dụng bình tràn?

Câu 2: Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo?

Áp dụng:Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 16cm.

- Tính độ biến dạng của lò xo

-Khi quả nặng đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng?

-Hãy nêu rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó

Câu 3:Dụng cụ dùng để đo lực là gì? Trình bày cách đo một lực kéo bằng lực kế?

Câu 4: Giải thích tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo và dài?

Câu 5: Tại sao đi lên dốc cang thoai thoải(độ nghiêng ít) càng dễ đi hơn?

Câu 6:Một bình chia độ đựng nước, mực nước trong bình ngang vạch 25cm3, người ta thả vào trong bình một hòn bi thì thấy mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 50cm3.

a)Tính thể tích hòn bi

b)Tính khối lượng của hòn bi, biết hòn bi bằng sắt và khối lượng riêng là 7800kg/m3

Câu 7:Một thỏi nhôm có khối lượng 8,1 kg có thể tích 3dm3

a)Tìm trọng lượng của thỏi nhôm

b)Tính khối lượng riêng của nhôm theo đơn vị kg/m3

Câu 8:Một tảng đó có thể tích V=1,2 m3. Cho khối lượng riêng của đá là D=2650kg/m3 Tìm khối lượng và trọng lượng của đá.

Câu 9:Thả chìm hoàn toàn 1 thỏi nhôm đặc vào bình chia độ có giới hạn đo là 500cm3, có chứa sẵn 150cm3 nước thì thấy nước dâng lên đến mực 350cm3.

a)Thể tích của nhôm là bao nhiêu?

b)Tính khối lượng của nhôm, biết khối lượng riêng là 2700kg/m3

c)Tính trọng lượng thỏi nhôm

Câu 10:Một cân đĩa cân bằng khi: Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 50g,20g ,20g và 10g. Hãy cho biết khối lượng của một gói kẹo? (biết rằng các gói kẹo có khối lượng bằng nhau)

Câu 11:Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và thể tích 0,1 dm3.

a)Tính trọng lượng của quả nặng

b)Tính khối lượng riêng của chất làm nên quả nặng

c)Nếu treo quả nặng vào 1 lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu ?

Câu 12:Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 500cm3, người ta thả vào bình một quả cầu có trọng lượng 5N thì mức nước trong bình dâng lên tới vạnh 540cm3

a)Tính thể tích quả cầu

b)Tính khối lượng riêng của quả cầu

4
22 tháng 12 2018

Câu 11: tóm tắt:

m= 0,27 kg.

V= 0,1 dm3= 0,0001 m3.

a) P=?

b) D=?

Giải:

a) Trọng lượng của quả nặng là:

P=10m=10.0,27=2,7 (N)

b) Khối lượng của chất làm quả nặng là:

D=\(\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,27}{0,0001}\)=2700(kg/m3)

Vậy..................................

Câu 12: Tóm tắt:

V1= 500 cm3.

V2=540 cm3.

P= 5N

a) V=?

b) D=?

Giải:

a) Thể tích của quả cầu là:

V=V2-V1= 540-500=40 (cm3)

Đổi: 40 cm3= 0,00004 m3.

b) Vì P=10m \(\Rightarrow m=\dfrac{P}{10}\)

Khối lượng của quả cầu là:

m=\(\dfrac{P}{10}\)=\(\dfrac{5}{10}=0,5\)(kg)

Khối lượng riêng của chất làm quả cầu là:

D=\(\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,5}{0,00004}\)=12500(kg/m3)

Vậy................................

22 tháng 12 2018

Câu 2 : Biến dạng đàn hồi của lò xo là lò xo sau khi biến dạng, có thể trở lại hình dạng ban đầu

- Áp dụng:

Tóm tắt:

l0 = 10cm

m = 100g

l = 16cm

▲l = ? cm

Khi quả nặng đứng yên đã có những lực nào tác dụng lên?

Phương , chiều, độ lớn các lực?

Giải

Độ biến dạng của lò xo là

▲l = l - l0 = 16 - 10 = 6 (cm)

- Khi quả nặng đứng yên những lực tác dụng lên quả nặng là lực hút của Trái Đất và lực đàn hồi của lò xo.

- Hai lực đó có cùng phương nhưng ngược chiều, mạnh như nhau và cùng tác dụng vào một vật

12 tháng 7 2017

AI NHANH MÌNH CHO NHA

Câu 1: ( ko ngắn gọn được nhé)

Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước.

Thả vật rắn vào bình chia độ chứa chất lỏng.

=> Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật rắn.

Dùng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước.

Bỏ vật rắn vào bình tràn.

=> Phần chất lỏng tràn ra ngoài bằng thể tích của vật rắn.

Câu 2: Khối lượng của 1 chất là khối lượng của 1m3 chất đó. Đơn vị là kg. Dụng cụ đo là cân.

Câu 3: tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Khi có lực tác dụng có thể làm biến dạng hoặc biến đổi chuyển động vật đó. Ví dụ:

Lực làm vật biến đổi chuyển động:

+Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.

+Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.

+ Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.

- Lực làm vật biến dạng:

+ Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.

+Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng 

 Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:

 + Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động.

Lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào 1 vật.

Ví dụ: chơi kéo co.

Câu 4: Trọng lực là lực hút của Trái Đất, có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới.

Câu 5: - Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Chẳng hạn, lực gây ra bởi một lò xo khi nó bị nén lại hoặc kéo giãn ra. Đặc điểm: độ biến dạng càng tăng thì lực đàn hồi càng lớn.

Câu 6: Công thức: P = 10m

13 tháng 2 2023

Vật đó có thể tích là : 

    50-43=7(cm3)

13 tháng 2 2023

50-43=7(cm3)

13 tháng 12 2016

Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước:

Thả vật rắn vào bình chia độ có chứa chất lỏng

=>Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật rắn

Dùng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước:

Bỏ vật rắn vào bình tràn

=>Thể tích phần chất lỏng tràn ra ngoài bằng thể tích của vật rắn

16 tháng 12 2016

- Nếu vật rắn ko thấm nước bỏ lọt bình chia độ , thì ta thả chìm vật đó vào Bình chia độ đang chứ một chất lỏng . Thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng dâng lên trong bình .

công thức : Vvật = V2-V1

Trong đó Vvật là thể tích của vật

V2 là thể tích nước sau khi bỏ vật vào bình

V1 là thể tích ban đầu ( khi chưa bỏ vật vào bình )

- Nếu vật rắn ko thắm nước bỏ ko lọt bình chia độ thì ta dùng bình tràn đang chứ đầy một chất lỏng và nhúng chìm vật đó vào trong chất lỏng , Khi nước tràn ra , ta dùng một bình nhỏ để chứa phần nước đó sau đó rót phần nước đó lại vào bình chia độ để đo . Thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng tràn ra khỏi bình vào 1 bình chứa .

công thức : chưa có

 

8 tháng 12 2018

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

Đáp án: C

24 tháng 9 2018

Chọn C

Thể tích phần nước chứa tràn ra từ bình sang bình chứa chính là thể tích của vật rắn không thấm nước.

20 tháng 2 2017

Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm: Bình chứa dùng để hứng nước từ bình tràn. Các bước tiến hành thí nghiệm:

- Thả chìm vật rắn vào bình tràn, lấy phần nước tràn ra từ bình chứa

- Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ để đo thể tích nước đó, cũng chính là thể tích vật rắn

22 tháng 6 2019

Cách làm của bạn đó sai, vì bước đầu tiên bạn đó đổ nước vào bình cho tới khi gần đầy. Như vậy, thể tích nước tràn ra không bằng thể tích của vật