K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

Câu 1 : ( 2.0 điểm )

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh . . . . . . .  đến đánh nhau nữa

       ( SGK ngữ văn 6 tập 1 . ) mình viết ngắn gọn nha

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào ?

b. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ?

c. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

Câu 2 : ( 1.0 điểm )

Nêu ý nghĩa của chuyện ngụ ngôn " Ếch ngồi đáy giếng "

Câu 3 : ( 2.0 điểm )

a. cho câu văn

Ngày mai , chúng em sẽ đi thăm Viện bảo tàng của tỉnh

- Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào ?

- Hãy viết lại câu đó sau khi đã chữa lỗi

b. Hãy xác định cụm DT trong câu văn :

Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực , muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng .

Câu 4 : ( 5.0 điểm )

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến

19 tháng 12 2018

CÁM ƠN BẠN

chỉ có 1 k thôi mà

16 tháng 8 2016

Bài 1: Chuyển các câu sau sang thể phủ định hoặc nghi vấn:

1. It is a pen.

2. Nam and Ba are fine.

3. They are twenty.

4. I am Thu.

5. We are eighteen.

6. She is Lan.

Bài 2: Sắp xếp các câu sau thành câu có nghĩa:

1. name/ your/ what/ is?

2. am/ Lan/ I.

3. Phong/ is/ this?

4. today/ how/ you/ are?

5. thank/ are/ you/ fine/,/ we.

6. is/ Lan/ Hoa/ and/ am/ this/ I.

7. Ann/ am/ hello/ I.

8. this/ Mai/ her/ is/ name/ is/ my/ mom.

9. eighteen/ they/ old/ years/ are.

10. not/ he/ is/ today/ fine.

Bài 3: Mỗi câu có một lỗi sai, tìm và sửa lại:

1. How old you are?

2. I'm fiveteen years old.

3. My name are Linh.

4. We am fine , thank you.

5. I'm Hanh and I am is fine.

6. I'm fine, thanks you.

7. She is eleven year old.

8. Nam are fine.

9. I am Thanh, and This Phong is.

10. Hoa and Mai is eleven.

Bài 4: Chia động từ trong ngoặc cho phù hợp thì.

This (be) my friend, Lan .

She (be) nice ?

They (not be) students.

He (be) fine today.

My brother (not be ) a doctor.

You (be) Nga ? Yes, I (be)

The children (be) in their class now.

They (be) workers ? No, They (not be)

Her name (be) Linh.

How you (be) ? – We (be) fine, thanks.

Bài 5: Dùng từ gợi ý sau để viết thành câu hoàn chỉnh.

1. morning/ I/ Tam/ this/ Lan

2. Hi/I /Hai/ this/ Van.

3. afternoon/ name/ Hung/ this/ Hoang.

4. Hello/ Long/ I/ Hoa/this/ Nam/ and/ this/ Nga

5. How/ you/ ? – I/ fine/ thanks.

6. morning/Miss Ha/name/ Ba/ this/ Phong.

7. after noon/ children/ name/ Nguyen Van An/ How/ you/ ?

8. afternoon/ teacher/ we/ fine/ thanks.

9. Hi/ Bao/ how/ you/ ?/

10. Hello/ Luong/ this/ Lan, my friend/ she/ a new student/ my class.

Bài 6: Viết các số sau bằng tiếng Anh

1 = one, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20

Bài 7. Dịch các câu sau sang tiếng Anh

1. Chào các cậu. Hôm nay các cậu có khoẻ không?

2. Chúng mình khoẻ, cảm ơn bạn. Thế cền bạn thì sao?

3. Mình vẫn khoẻ. Cảm ơn các cậu.

4. Chào chị.Tên em là Hoa. Em năm nay 12 tuổi.

5. Con chào bố mẹ. Bố mẹ có khoẻ không ạ?

6. Em chào anh. Đây là Nga . Cô ấy là bạn của em. Cô ấy học lớp 6.

7. Tôi là Phong cền đây là Linh.

Bài 8. Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc

1. Miss. Nhung ( ride )........ her bike to work

2. You ( wait).......... for your teacher?

3. I ( play)....... video games and my sister ( watch ) .............TV

4. She ( not )................ travel to the hospital by bus but she ( drive).............

5. We ( sit) .........in the living room

6. What the farmers (do).......?

    - They ( unload)..........the vegetables.

7. Where he ( fly).........? – to Ho Chi Minh City

8. I (eat)........my breakfast at a food store

9. My father (listen)....................................... to the radio now.

10. Where is your mother? - She ....................... (have) dinner in the kitchen.

11. Mr. Nam (not work) ............................................. at the moment.

12. The students (not, be) ..................................in class at present.

13. The children (play)................................ in the park at the moment.

14. Look! Thebus (come) .......................................

15. What .............................. you (do).....................at this time Nam?

     - I often ( read) .............................. .............................. a book.

16 tháng 8 2016

các bạn ơi giúp mình với

5 tháng 8 2018

Khi quy trình chặt nhưng có những kẻ thực thi tồi

Công bằng mà nói, Bộ GD&ĐT trong những năm qua đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải cách công tác thi cử, từ cách thức tổ chức thi đến phương thức đánh giá năng lực người học. Một số hiệu quả từ nỗ lực này đã được chứng minh trên thực tế, nhưng dường như vẫn thiếu tính toàn diện và chưa thực sự đi vào cốt lõi.

Khi đọc các quy định về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy việc tổ chức một kỳ thi sẽ bao gồm nhiều công đoạn, từ ra đề thi, vận chuyển đề thi, coi thi, chấm thi, xử lý và công bố kết quả. Ở mỗi giai đoạn đều có một quy trình đi kèm với sự tham gia của nhiều bên. Điểm chung là luôn tồn tại một lực lượng thực hiện vai trò giám sát, thanh tra cũng như sự tham gia của lực lượng công an nhằm tạo ra những cơ chế kiểm tra chéo, đối trọng lẫn nhau phòng chống sự lạm dụng dẫn đến can thiệp vào kết quả thi cử.

Song, thực tế đã chứng minh, quy định, quy trình có tốt và chặt chẽ đến mức nào cũng sẽ bị vô hiệu hóa nếu được thực thi bởi những kẻ kém tử tế, không trung thực và cố ý vi phạm. Đồng thời, một cá nhân khó lòng có thể dùng "vải thưa che mắt thánh" với cơ chế giám sát, thanh tra hiện hành. Như vậy, ngoài một đối tượng đã được công khai danh tính, còn những ai tham gia thực hiện hoặc liên quan đến sai phạm hay không? Bộ GD&ĐT và cơ quan điều tra cần phải có câu trả lời thích đáng cho người dân cả nước.

Tất cả những người có trách nhiệm liên quan phải bị lôi ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh, chứ không thể "đóng cửa bảo nhau". Vấn đề của tiêu cực nằm ở yếu tố con người. Đâu chỉ ở công tác khảo thí, còn trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Hiện tượng chạy trường, chạy điểm, chạy bằng cấp, đạo văn vẫn không ngừng được thông tin trên truyền thông.

Cần lắm một sự thanh lọc mạnh mẽ, dứt khoát và toàn diện từ nội bộ những người gắn với sự nghiệp trồng người. Nền giáo dục nước nhà không thể tiếp tục dung dưỡng những con người gian dối, xem thường đạo đức và luật pháp. Đây là những chất độc hại có thể phá vỡ toàn bộ sự nghiệp trồng người và gây hậu quả khôn lường, bởi giáo dục là cái gốc của một xã hội văn minh. Hậu quả sẽ kéo dài hàng thế hệ chứ không phải trong một hai kỳ thi.

Sự nghiệp giáo dục không thể chỉ xoay quanh những kỳ thi

Với truyền thống khoa bảng bao thế kỷ, tâm lý người Việt nói chung rất coi trọng việc thi cử. Nhìn lại một chút nền giáo dục Việt Nam của thập niên qua cũng dễ nhận thấy công tác thi cử là khía cạnh được thay đổi nhiều nhất, thậm chí qua từng năm. Và cũng chính bởi cách thức quản lý cũng như vận hành nền giáo dục như hiện nay diễn ra trong thời gian quá dài khiến cho kết quả của kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học trở thành một đại lượng quyết định tương lai của một con người.

Thực tế đã chứng minh, xã hội hiện nay vẫn dung dưỡng cho những người không có năng lực thực chất nhưng đầy đủ bằng cấp. Một bộ phận không nhỏ những người chỉ cần có thể bước vào được trường đại học, qua 4 năm sẽ có được tấm bằng cử nhân, bằng cách này hay cách khác, rồi sau đó, suôn sẻ kiếm được công việc, chỗ đứng trong xã hội. Đây cũng là một động lực, nguyên nhân sâu xa cho những gian dối, sai phạm. Và tiêu cực đâu chỉ dừng lại ở công tác thi tuyển đại học, nó còn gắn liền với quãng đường hậu tuyển sinh cho đến khi có được tấm bằng.

Hoạt động cốt lõi của giáo dục là dạy và học, thi cử vốn là hoạt động phái sinh để đánh giá hiệu quả của quá trình đó. Công tác khảo thí tốt sẽ giúp cho việc dạy và học trở nên thực chất hơn, chứ không thể quyết định chất lượng giáo dục.

Bởi theo lẽ thường, trong một nền giáo dục và một xã hội coi trọng những giá trị thực, thì dù anh có điểm thi tuyển sinh đại học cao đến cỡ nào, nếu không có năng lực cũng khó lòng đáp ứng những chuẩn đầu ra của trường đại học để có tấm bằng cử nhân. Hoặc nếu bằng cách nào đó, anh có được tấm bằng cử nhân, dù là loại ưu, nhưng không đi kèm theo đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ tương xứng, anh sẽ không được trọng dụng tại bất kỳ đơn vị tuyển dụng nào. Khi đó, người sở hữu tấm bằng cũng như ngôi trường cấp bằng cho anh ta sẽ bị đánh giá, sẽ dần bị đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Người ta sẽ giảm chạy điểm, chạy trường nếu như sau cánh cửa trường đại học là cả một quá trình đào tạo và cả đào thải nghiêm túc, một cuộc “chạy đua” học tập, nghiên cứu, thực hành, chứ không phải “vào được ắt ra được”. Người ta sẽ thôi bất chấp thủ đoạn can thiệp kết quả thi cử nếu như đó chỉ là những con số chuyển tiếp sự nghiệp học hành của một con người, chứ không phải là yếu tố trọng yếu quyết định tương lai.

Nhu cầu và cách vận hành của xã hội sẽ định hướng tính chất của nền giáo dục, và ngược lại giáo dục sẽ là yếu tố tác động sự thay đổi của xã hội. Muốn giáo dục đi đúng hướng thì phải triệt tiêu những nhu cầu xã hội giả tạo và hình thức. Muốn xã hội văn minh thì phải bắt nguồn từ một nền giáo dục công bằng, minh bạch và tử tế.

5 tháng 8 2018

theo tui nghĩ thì đã có dấu hiệu của sự đút lót ở đây, HS trong giờ thi đi ngủ mà điểm cao thì THẬT KO THỂ TIN ĐƯỢC. Chắc phải có " BỐ EM LÀM TO"  nên mới có sự việc trên

tất cả nhằm muck đích gây cười, ko hề có sự phê phán hay gì hết...

23 tháng 4 2018

Đã 37 năm đã trôi qua, hơn 1/3 thế kỷ là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta càng nhận ra ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng 30/4/1975.

Đã 37 năm đã trôi qua, hơn 1/3 thế kỷ là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta càng nhận ra ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng 30/4/1975.

Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…

Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hoá dân tộc, của sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, đồng thời là sự ủng hộ giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.

Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời…

Ngày 30/4 là ngày hoà hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường… Hoà hợp dân tộc đã hoá giải xung đột, xoá bỏ hận thù, giải phóng nội lực để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…

Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của chiến thắng 30/4, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hoà bình và sự thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc. Vì cuộc sống hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ mà cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến 30 năm. Vì thế, hơn ai hết, người Việt Nam càng quý trọng những ngày tháng hôm nay, càng trân trọng những thành quả có được sau hơn 20 năm đất nước đổi mới trong bối cảnh đất nước hoà bình, xã hội ổn định.

Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Ý chí quyết chiến quyết thắng thôi thúc chúng ta khôg cam chịu cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Và nữa, bài học từ phát huy sức mạnh hoà hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta tiếp tục có những chính sách khuyến khích hiền tài, khơi nguồn lực của toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội…

Chiến tranh càng lùi xa, chúng ta càng gìn giữ và phát huy tối đa giá trị tinh thần mà ngày chiến thắng 30/4 mang lại, để dân tộc mãi mãi hoà bình và thịnh vượng.

Chúng ta cùng nhìn lại một số hình ảnh làm nên chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

23 tháng 4 2018
Câu hỏi Hội thi tìm hiểu về đại thắng mùa xuân 1975 
(30/4/1975 -30/4/2010)
---------------

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 : Bạn hãy cho biết tên của một chiến dịch đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975?

a. Chiến dịch Tây Nguyên

b. Chiến dịch Trị - Thiên

c. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Câu 2: Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Sài Gòn

Câu 3: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Bạn hãy cho biết tên người phi công này.

a. Nguyễn Thành Trung

b. Lê Văn Phong

c. Nguyễn Văn Lương.

d. Nguyễn Văn Hiệu

Câu 4. Bạn hãy cho biết chiến dịch Tây Nguyên diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 4/3 đến 3/4/1975

b. Từ 4/3 đến 7/3/1975

c. Từ 7/3 đến 3/4/1975

d. Từ 16/3 đến 15/3/1975

Câu 5. Bạn hãy cho biết chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 15 đến 21/3/1975

b. Từ 21 đến 29/3/1975

c. Từ 25 đến 29/3/1975

d. Từ 15 đến 29/3/1975

Câu 6. Bạn hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được Đảng ta chia ra bằng mấy mũi tiến công:

a. 3 mũi

b. 4 mũi

c. 5 mũi

d. 6 mũi

Câu 7. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã trải qua mấy đời tổng thống:

a. 5 đời

b. 4 đời

c. 3 đời

d. 2 đời

Câu 8. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long ( hiện nay được tách thành 2 tỉnh Long An và Bình Phước) được giải phóng vào thời gian nào?

a. 6/1/1975

b. 16/1/1975

c. 26/1/1975

Câu 9: Chiến dịch giải phóng thành phốSài Gòn- Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào?

a. Ngày 4/4/1975

b. Ngày 14/4/1975

c. Ngày 24/4/1975

d. Ngày 23/4/1975

  1. Câu 10. Bạn hãy cho biết trong trận “Điện Biên Phủ trên không” - đòn quyết định đập tan “Uy thế không lực Hoa Kỳ” trên bầu trời Hà Nội, quân và dân ta đã tiêu diệt bao nhiêu chiếc máy bay của địch.

a. 85 chiếc

b. 83 chiếc

c. 82 chiếc

d. 81 chiếc

Câu 11. Bạn hãy cho biết : quân và dân ta đã đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên trong thời gian nào?

a. từ 20/3 đến 30/3/1972

b. Từ 30/3 đến 25/5/1972

c. Từ 30/3 đến 27/6/1972

d. Từ 25/5 đến 27/6/1972

Câu 12. Có một thành phố được giải phóng vào ngày 26/3/1975 trùng với ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Đắc Lắc

Câu 13. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long được giải phóng vào thời gian nào?

a. Ngày 6/1/1975

b. Ngày 6/2/1975

c. Ngày 6/3/1975

d. Ngày 6/4/1975

Câu 14. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng do Trung uý Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội 4 chỉ huy đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 309

b. 390

c. 843

d. 307

Câu 15. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, tổng thống Mỹ Kennơdi chính thức sử dụng công thức nào để đánh phá cách mạng Việt Nam nhưng cuối cùng chúng cũng bị quân và dân ta đánh bại. Bạn hãy cho biết tên của công thức này?

a. Lực lượng nguỵ + vũ khí và cố vấn mỹ

b. Lực lượng ngụy + vũ khí và chính quyền tay sai

c. Lực lượng nguỵ + Vũ khí

d. Lực lượng nguỵ + Chính quyền tay sai

Câu 16. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng dẫn đầu đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 390

b. 429

c. 205

d. 309

Câu 17. Bạn hãy cho biết Hiệp định Paris được ký vào thời gian nào?

a. 26/1/1973

b. 27/1/1973

c. 28/1/1973

Câu 18. Bạn hãy cho biết lời kêu gọi cả nước của Bác Hồ: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” được ra đời vào thời gian nào?

a. Ngày 5/6/1965

b. Ngày 20/6/1965

c. Ngày 25/6/1965

d. Ngày 26/5/1965

Câu 19. Bạn hãy cho biết tên của người chiến sĩ cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập:

a. Bùi Quang Thận

b. Lữ Văn Hoả

c. Thái Bá Minh

d. Nguyễn Văn Kỷ

Câu 20. Bạn hãy cho biết tên của đồng chí lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.

a. Lữ Văn Hoả

b. Ngô Viết Thụ

c. Hoàng Cao Đại

d. Nguyễn Hữu Hạnh

13 tháng 4 2018

Bài 1: Trâu vàng uyên bác.

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu.

Trẻ trồng ..... già trồng chuối.

Cha ......... mẹ dưỡng.

Cánh hồng ....... bổng.

Được ....... đòi tiên.

Được mùa ........ đau mùa lúa.

Cày ....... cuốc bẫm.

Con rồng cháu ............

Bĩ cực thái .........

Dục ......... bất đạt.

Tay làm hàm nhai ......... quai miệng trễ.

Bài 2: Phép thuật mèo con: Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 17 năm học 2016

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là gì?

  • Công khai
  • Công hữu
  • Công cộng
  • Công dân

Câu hỏi 2:

Thành ngữ nào sau đây không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên?

  • Sơn thủy hữu tình
  • Hương đồng gió nội
  • Non xanh nước biếc
  • Một nắng hai sương

Câu hỏi 3:

Chủ ngữ trong câu "Phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ai đã ném bốn năm mảng mây hồng to tướng." là từ nào?

  • Phía trên
  • Dải đê
  • Mây hồng
  • Ai

Câu hỏi 4:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: 
"Cần câu uốn cong lưỡi sóng 
Thuyền ai ... trăng đêm"

  • lấp lóa
  • lấp lánh
  • long lanh
  • long lánh

Câu hỏi 5:

Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Đại từ

Câu hỏi 6:

Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?

  • Động từ
  • Đại từ
  • Quan hệ từ
  • Tính từ

Câu hỏi 7:

Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Nhiều nghĩa

Câu hỏi 8:

Cho đoạn thơ: 
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể 
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im 
Lá rừng với gió ngân se sẽ 
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim." 
Đoạn thơ trên có những động từ nào?

  • Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
  • Vào, ta, chim
  • Vào, ngân, họa
  • Vào, lặng im, ngân, họa

Câu hỏi 9:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: 
"Mai các cháu học hành tiến bộ 
Đời đẹp tươi ... tung bay"

  • cờ đỏ
  • khăn đỏ
  • áo đỏ
  • mũ đỏ

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp điền vào chỗ trống câu thơ: 
"Sáng chớm .....trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."?

  • thu
  • lạnh
  • đông
  • buồn
22 tháng 4 2019

18 tháng 1 2018

tôi mới học lớp 5 làm gì biết bài lớp 6 chứ  

18 tháng 1 2018

mk chỉ thi KSCL hok kì 1 thui