K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2018

Em không đồng ý với ý kiến trên vì: các dân tộc chậm phát triển phải tìm tòi, học hỏi các dân tộc khác là đúng, nhưng chưa chắc những dân tộc khác đã hoàn thiện. Họ chưa biết những ưu điểm của các dân tộc chậm phát triển hay nhược điểm của dân tộc mình nên tất cả các dân tộc trên thế giới đều cần học hỏi nhau để tạo ra một thế giới tốt đẹp.

4 tháng 12 2018

không có gì haha

17 tháng 1 2022

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

11 tháng 2 2022

- Em đồng ý với ý kiến: Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo và các bộ sử thi.

- Vì:

+ Ấn Độ là quê hương của Phật giáo và Hin-đu giáo – đây cũng là 2 trong số những tôn giáo có lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới hiện nay. Không chỉ thời cổ đại, mà tới hiện nay, cư dân Ấn Độ vẫn rất sùng mộ Phật giáo và Hin-đu giáo.

- Văn học Ấn Độ phát triển phong phú với nhiều thể loại như: kịch, thơ… trong đó tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Ramayana và Mahabrahata.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Bạo lực học đường - vấn đề cần lên án

Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi được cô giáo yêu cầu thảo luận về vấn đề bạo lực học đường. Gần đây, một số học sinh trong trường để thể hiện mình là người lớn đã thường sử dụng những hành vi bạo lực để bắt nạt các em khối dưới. Tôi thật sự không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn.

Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lưc học đường là gì, tại sao bạo lực học đường lại đáng bị lên án.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thất về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Đối tượng chủ yếu của bạo lực học đường là những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Bạo lực học đường có rất nhiều loại như gây gổ đánh nhau với bạn bè, anh chị, các em học sinh trong trường; chửi bới, làm nhục, lăng mạ nhau chỉ vì những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt như không ưa nhau, nó giàu hơn mình hay nó giỏi hơn mình,… Bên cạnh đó, chỉ vì những câu thách thức, muốn thể hiện bản thân mà các bạn học sinh đã lập ra những nhóm bạn đánh nhau, hội đồng nhau, thậm chí sử dụng cả hung khí nguy hiểm. Thêm vào đó, việc học sinh đi học không hiểu bài, bị cô giáo phạt hay cho điểm thấp, thậm chí bị giáo viên chửi mắng, ghi sổ đầu bài,… làm thái độ các bạn khó chịu, từ đó xảy ra tình trạng cố ý không nghe lời, làm trái lời giáo viên dẫn đến tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và có thể dẫn tới những hệ lụy lớn hơn như chửi bới nhục mạ giáo viên hay giáo viên gay gắt với học sinh hơn. Những hành động đó vô tình khiến con người trở nên mất tình người, làm tổn hại đến tinh thần hay thậm chí là sức khỏe của con người.

Những hậu quả mà bạo lực học đường mang lại rất khôn lường. Đối với những bạn là nạn nhân của bạo lực học đường thì nó gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có những vụ bạo lực học đường hậu quả nhẹ thì chỉ chửi nhanh, đánh nhau xây xát nhẹ, nặng thì bị thương, nhập viện. Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại đến những người thân, gia đình, bạn bè của người bị hại như gia đình lo lắng, tốn thời gian giải quyết những hành vi các bạn gây ra, tốn tiền chăm nuôi, thuốc men, khám chữa khi bị thương,… Ngoài ra tình trạng này còn gây ra tính bất ổn trong xã hội, tạo sự bất an lo lắng cho cả gia đình của người gây ra hành vi và người bị hại, tạo ra tâm lí lo sợ cho các bạn học sinh khác trong trường và cả giáo viên trong trường. Khi ra ngoài phạm vi gia đình, trường học thì các em cũng sẽ tạo nên những tiếng xấu khiến mọi người bàn tán, xa lánh, tạo tâm lí bất an cho mọi người. Đối với những người gây ra bạo lực, những hành vi này sẽ khiến cho con người phát triển không toàn diện về cả đạo đức lẫn kiến thức văn hóa. Những hành vi bạo lực như vậy sau này không sớm thì muộn cũng trở thành những mầm mống của tội ác, gây ra những hành động mất hết tính người ở cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có thể làm hỏng tương lai của chính mình, trở thành những con người gây nguy hại cho xã hội. Những người như vậy thường sẽ bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh khiến các em rơi vào tình trạng bị cô lập, gây nên những hậu quả khó lường được.

Như vậy thì bạo lực học đường là vấn đề đáng bị lên án, chúng ta phải ngăn chặn tất cả những hành vi bắt nạt, cậy có người bảo kê,… để giữ môi trường lớp học trường học văn minh

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 12 2020

Câu trên là đúng.

Vì mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Muốn xã hội văn hóa, văn mình, hiện đại, thì trước tiên các gia đình phải văn hóa. Các gia đình văn hóa thì sẽ xây dựng lên các cụm dân cư văn hóa, khu phố văn hóa và lan rộng ra là cả xã hội văn hóa. Nếu như trong một cộng đồng dân cư, chỉ cần một gia đình không văn hóa thôi thì sẽ làm ảnh hưởng đến các gia đình khác, ảnh hưởng đến văn hóa, văn minh đô thị. Thế nên trước tiên, muốn xây dựng cộng đồng văn hóa thì phải xây dựng được gia đình văn hóa và bản thân mỗi con người phải sống có văn hóa.

24 tháng 12 2021

Em không đồng ý với ý  kiến trên vì nó không chỉ cần trong lĩnh vực kinh tế mà trong mọi lĩnh vực. Vì chỉ có năng động sáng tạo thì ta mới phát triển, vượt qua khó khăn trong lĩnh vực đó

27 tháng 12 2021

Em không đồng ý với ý  kiến trên vì nó không chỉ cần trong lĩnh vực kinh tế mà trong mọi lĩnh vực. Vì chỉ có năng động sáng tạo thì ta mới phát triển, vượt qua khó khăn trong lĩnh vực đó

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em không đồng ý vì chiếc áo bông đó chỉ là một chi tiết của câu chuyện nhưng nó khơi gợi trong lòng bạn đọc nhiều bài học ý nghĩa về tình thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta. “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương,thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

1 tháng 11 2016

say khi giành dc độc lập các nc châu Á đã tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và thu dc nhiều thành tựu đáng kể.

biểu hiện ở các nước như: Nhật Bản với chính sách tiến bộ đúng đắn Nhật tăng trưởng một cách "thần kì" trở thành một trong ba trong tâm kinh tế tài chính của thế giới.

Trung Quốc 1979 thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng TRung Quốc trở thành một nước XHCN hiện đại giàu mạnh-dân chủ-văn minh. Đền năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế các nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước( GDP) đạt 9,6%/năm.

Hàn Quốc là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ của thế giới . Giáo dục dc quan tâm hàng đấu, xuất khẩu đứng thứ 7 thế giới.

Thái LAn 1987-1990 tăng trưởng 11,4% xuất khẩu gạo đứng top đầu thế giới

Sin-ga-po là trung tâm tài chính lớn của thế giới điểm du lịch thu hút khách hàng đầu thế giới. Là quốc gia sáng tạo cạnh tranh nhất. 1965-1973 kinh tế tăng trưởng 12% và trở thành " Con Rồng châu Á"

Ma-lai-xi-a chú trọng đầu tư vào công nghiệp nặng GDP 7 %/năm.

chính sự tăng trưởng thành kì trên mà nhiều nhà chuyên gia dự đoán rằng " thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á"