K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

ko thể thay được vì nếu thay từ tất cả vào sẽ làm cho người đọc khó hiểu.mình bt vậy thôithanghoa

26 tháng 12 2018

bạn tìm trên mạng thử xem

21 tháng 11 2016

bn đăng đề rõ ràg để m.ng có thể giúp bn nhé ^^

30 tháng 8 2020

Bài 1. Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng?

   Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Bài 2. Phân biệt nghĩa của từ "từng" trong các trường hợp sau. Trường hợp nào là lượng từ?

a. Lão gọi ba con gái ra, hỏi lần lượt từng người một.

b. Con đã từng sống ở nơi đó

Bài 3. Có thể thay từ tất cả vào chỗ của từ mọi được không? Nếu chỉ dùng từ tất cả thì câu phải như thế nào?

Mọi người vừa đi vừa nói chuyện, pha trò, qọi nhau í ới. Cu Tí nhìn theo. Có ai nhận ra Cu Tí cất tiếng gọi. Mọi người quay nhìn, cười vang đùa nhau gọi Cu Tí

Bài làm

1)Số từ : một ,ba

Ý nghĩa: chỉ số lượng.Sâu hơn là tinh thần đoàn kết mới làm việc lớn

2)a)Người cha gọi ba cô con gái ra,hỏi từng người một

=> Từng ở đây là lượng từ,chỉ mỗi một cô con gái một

b)Con đã từng sống ở nơi đó

=>Chỉ quãng thời gian trong quá khứ

3)Có thể.Câu dù theo từ nào cũng có nghĩa là một nhóm người

Bài 1 : 

Một : Đơn lẻ . Xét về nghĩa trong bài : Đơn độc , một mình chẳng làm được gì lớn lao .

Ba : Số nhiều . Xét về nghĩa trong bài : Nhiều người góp sức  lại làm nên sự khác biệt , lớn lao hơn bao giờ hết  tạo nên 1 tinh thần đoàn kết mãnh liệt .

Bài 2 : 

a, Từ '' từng'' trong câu chỉ số lượng => lượng từ

b, từ ''từng'' trong câu chỉ 1 quãng thời gian đã trải qua trong quá khứ .

Bài 3 : 

Có thể thay . Nếu dùng từ tất cả thì câu phải mang nghĩa số nhiều , nhiều người , một nhóm người .

3 tháng 2 2018

cảm ơn nhé bạn!

8 tháng 11 2017

không thể thay được.

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?(Gợi ý:– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng...
Đọc tiếp

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(Gợi ý:

– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.

– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.

Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng

– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng / nuôi dưỡng bố mẹ già

– Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành).

a) đối xử, đối đãi

– Nó … tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

– Mọi người đều bất bình trước thái độ … của nó đối với trẻ em. 

b) trọng đại, to lớn

– Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa … đối với vận mệnh dân tộc.

– Ông ta thân hình … như hộ pháp

1
10 tháng 8 2019

a, Đối xử

- Đối đãi

b, Trọng đại

- To lớn

1 tháng 12 2021

Ta có thể thay bằng từ do, vì cặp quan hệ từ do - nên và vì - nên đều biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Do biết dành bóng mát chia cho mọi người nên cây bằng lăng được mọi người yêu quý.

Chúc bạn học tốt!

Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam kết rằng, không có ưu...
Đọc tiếp

Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?

a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

b) Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và /…/ thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn /…./ thì oai ghê lắm, vì /…/ mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

Bài 2: Đọc đoạn hội thoại sau:

A – Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

B – Anh xin hứa. (Theo Khánh Hoài)

- Tìm các đại từ chân thực trỏ ngôi thứ nhất (tao, tôi…), ngôi thứ hai (mày, mi…). Thử thay thế chúng vào chỗ các từ em, anh và rút ra nhận xét về khả năng biểu thị tình cảm kèm theo của từng cách diễn đạt.

Bài 3: Đọc câu sau:

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

a) Hãy cho biết em tôi chỉ ngôi thứ mấy?

b) Đại từ nào có thể thay thế cho em tôi? Em nhận xét gì nếu thay em tôi bằng đại từ đó?

Bài 4: Tìm đại từ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào

a.                                              Mình về ta chẳng cho về.

                                           Ta nắm vạt áo ,ta đề câu thơ.

b.             Hỡi cô tát nước bên đàng

              Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

c.                                                      Cháu đi liên lạc

Vui lắm Chú à?

Ở đồn Mang Cá ,

Thích hơn ở nhà.

 

d.                                       Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người ,sống để yêu nhau?

 

e.                                 Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên

                               Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng.

 

g.                                  Vân Tiên anh hỡi có hay

                               Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.

 

h.                                 Em nghe họ nói phong thanh

                                Hình như họ biết chúng mình ...với nhau.

 

Bài 5:Tìm và phân tích đại từ trong những câu sau

a) Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

                                ( Trần Tế Xương)

     b) Chê đây lấy đấy sao đành

Chê quả cam sành lấy quả quýt khô

                                    ( ca dao)

c)        Đấy vàng, đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lý,  đây sen Tây Hồ

                                     ( Ca dao)

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ”

Cứu với!!!

0
Đọc và sửa đoạn văn này giúp em:(.Nếu thấy chỗ nào không mạch lạc hay dùng từ không hay thì sửa và in đậm để bài văn e đc hoàn chỉnh hơn: Trong cuộc sống, Bạn đã từng bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ...
Đọc tiếp

Đọc và sửa đoạn văn này giúp em:(.Nếu thấy chỗ nào không mạch lạc hay dùng từ không hay thì sửa và in đậm để bài văn e đc hoàn chỉnh hơn:
 

Trong cuộc sống, Bạn đã từng bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ bỏ, mà thất bại là hình thành nên ý chí nghị lực của bản thân. Điều này được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ " Có chí thì nên ".

    Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có… thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.

Trên đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, có những thời điểm ta gặp phải những ghềnh thác, chông chênh, đó là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, nếu không bản lĩnh, thiếu đi ý chí ta sẽ dễ dàng lùi bước, thậm chí là ngập chìm trong sự dằn vặt, khổ đau. Trái lại, nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt khó, giải nguy dễ dàng hơn. Nếu ta kiên trì theo đuổi, lấy thất bại làm kinh nghiệm, lấy ý chí làm động lực thì ghềnh thác đường đời chỉ là những chướng ngại bên đường, chỉ là bậc thang để mang đến cho chúng thành công có ý nghĩa hơn mà thôi. Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí. Chưa có người thành công nào mà thiếu đi ý chí, cũng chẳng có kẻ thất bại nào bảo mình thừa bản lĩnh. Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì chắc chắn rằng đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình mà thôi.

Thật vậy, trong thực tế, ta gặp không ít những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí phi thường. Họ vượt qua những trở ngại, khó khăn và sức mạnh của niềm tin, sự kiện trì với ý chí vững vàng.Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh,người cha già kính yêu của dân tộc,người đã dẫn dắt đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.Khi còn là thanh niên,Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước từ hai bàn tay trắng.Người đã phải đi khắp bốn bể năm châu hơn ba mươi năm trời để tìm ra con đường độc lập cho dân tộc ta. Trong khoảng thời gian ấy Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên con tàu Pháp, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn,… Mặc dù mệt mỏi như vậy, khó nhọc như vậy nhưng Người không lần nào chịu bỏ cuộc, tiếp tục cố gắng không ngừng. Và rồi, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ta và đưa đất nước Việt Nam trở thành một đất nước độc lập.

Bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cũng là một tấm gương sáng khác để chúng ta noi theo. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện viết chữ bằng chân. Dù rất khó khăn, nhưng ông vẫn kiên trì khổ công tập luyện. Ý chí đã giúp anh đạt ý nguyện: viết được chữ và viết rất đẹp. Không những thế, anh lại còn trở thành thầy giáo giỏi. Ý chí đã giúp anh vượt qua số phận, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Tấm gương về ý chỉ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là động lực giúp những người khuyết tật vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.

Một tấm gương điển hình khác đó chính là Nguyễn Hiền.Vì hoàn cảnh nghèo khó,câu không có tiền đi học.Ngày ngày,cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp để học lỏm.Dù làm bất kể có việc gì vẫn dành thời gian học bài, viết chữ cả trên đất, trên cát, trên tàu lá chuối. Nhớ sự cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé nghèo ấy sau này đã đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước.

Hay như nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình. Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã thành công thực sự. Nếu không có ước mơ thắp sáng nhân loại đủ to lớn và mạnh mẽ cùng với sự kiên trì vượt qua khó khăn, vượt qua thất bại thì có lẽ ông đã không thể thành công sau nhiều lần thất bại như vậy. Ngoài ra, còn có các danh nhân mà có thể ai cũng biết đến như: Newton, Albert Einstein… Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ.Những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng để chúng ta học tập theo.

Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết.Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Edison nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cũng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh. Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi! “Có chí thì nên”, câu châm ngôn “như đinh đóng cột” ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lý chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì lẫn bên trong.

Thật đáng thương cho những người dễ nản chí, nhụt chí, thấy khó khăn đã vội chùn bước mà không nghĩ đến cách giải quyết nó. Họ sẽ dễ có những cái nhìn bi quan về cuộc sống, cảm thấy áp lực với mọi việc xung quanh. Họ sống không mục đích, không lý tưởng mà dễ trở nên oán trách xã hội, quay lại hại những người khác. Điều đó thật đáng sợ biết bao! Tự họ lại biến thành gánh nặng của người khác, làm chậm lại quá trình phát triển của xã hội.

        Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Bạn đừng nên nản chí, chính những khó khăn, thử thách khiến bạn như phải bỏ cuộc đó sẽ rèn luyện cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm, sắt đá. Những người sống có mục tiêu cụ thể, chí hướng rõ ràng, đồng thời họ có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, gian khó kia thì chắc chắn họ sẽ đạt thành công. 

0
1 tháng 12 2021

 biết dành bóng mát chia cho mọi người nên cây bằng lăng được mọi người yêu quý.

Ta thấy trong câu có cặp quan hệ từ Vì - nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả )

Vì vậy có thể thay từ vì bằng từ do.

Do biết dành bóng mát chia cho mọi người nên cây bằng lăng được mọi người yêu quý.

Có lẽ em lại kể một câu chuyện, khả năng là hơi dài, em còn chưa biết dài ngắn đến đâu và có thể viết ra những gì nữa. Thôi cứ tà tà kể đến đâu thì biết đến đó vậy. Nói chung chuyện này không phải chuyện ma, mà có nhiều thứ khác cũng tạm gọi là khó giải thích. Chuyện liên quan đến một con người, đã mất trong những năm 80, khi 24 tuổi…Người thanh niên này sống với gia đình...
Đọc tiếp

Có lẽ em lại kể một câu chuyện, khả năng là hơi dài, em còn chưa biết dài ngắn đến đâu và có thể viết ra những gì nữa. Thôi cứ tà tà kể đến đâu thì biết đến đó vậy. Nói chung chuyện này không phải chuyện ma, mà có nhiều thứ khác cũng tạm gọi là khó giải thích. Chuyện liên quan đến một con người, đã mất trong những năm 80, khi 24 tuổi…

Người thanh niên này sống với gia đình trong một khu phố buôn bán nổi tiếng ở Hà Nội, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát, ăn chơi và nghịch ngợm có tiếng ở phố. Trốn nghĩa vụ quân sự cộng với buôn bán hàng cấm (thời đấy thì cấm hầu hết các mặt hàng), nên người này bị đưa đi cải tạo lao động ở một trại trên Hòa Bình, đường đi qua dốc Bòng Bong, vào sâu hẻo lánh đến vùng chỉ còn rừng núi, nhà dân lưa thưa. Trại cải tạo này ngay cạnh một đơn vị bộ đội, cả khu vực chỉ có một con đường đất chạy men theo núi, dọc theo một con suối rất nông. Trên con đường đó chạy sâu vào núi, có một ngôi miếu nhỏ được xây từ lâu. Trước miếu có 1 cây si già, trên miếu có đắp chữ Hán, bên cạnh miếu có 1 cái hang sâu có 2 lối dẫn xuống xây bậc đá cùng gặp nhau tại một điểm, tiếp đó là hang dẫn sâu vào lòng núi. Dân địa phương gọi là miếu Mười hai cô, không ai dám vào miếu này, và cũng không ai dám đi xuống cái hang đá. Ấy là sau khi chuyện xảy ra, dân trong vùng, bộ đội và người bên trại đều cho biết như vậy. Dân ở đấy còn cấm con cái đến gần, bọn trẻ trâu cũng không dám lai vãng. Người già kể lại thì miếu đó là Trung Quốc dựng lên để canh giữ cái hang đá chôn của, chúng cũng chôn sống theo 12 cô gái để trấn hang, nên gọi là miếu Mười hai cô.

Sau này xảy chuyện, gia đình lên đó, được dân, trại, và cả bên đơn vị bộ đội rất quan tâm, nói chuyện về cái vùng đất ấy mới thấy khiếp. Các câu chuyện rất nhiều người đã gặp về buổi đêm tối, thấy nhiều tiếng nói chuyện, thấy dưới suối gần ngôi miếu có hàng chục nam nữ vừa tắm vừa chơi đùa đã làm mọi người khiếp đảm. Đơn vị bộ đội còn có vài lần tổ chức một nhóm súng ống đầy đủ ra lấy đèn pin soi kỹ mà không thấy ai, trong khi rõ ràng vừa nghe thấy tiếng nhiều người dưới suối. Còn thì đêm trăng, từ xa nhìn rõ có cả nhóm người chơi đùa ở suối là thường xuyên. Anh chỉ huy đơn vị bộ đội còn cho biết, trong doanh trại có khu bếp và nhà ăn, đêm không còn ai mà cứ thấy tiếng nồi chảo, bát đĩa loảng xoảng. Anh em lính tráng ăn đại táo dưới bếp buổi tối toàn thấy cánh tay cánh chân thò từ ngoài cửa sổ vào khua khoắng, mà chỉ có chân với tay không thôi, khiếp quá bỏ không dám ăn tối. Thấy mấy ngày lính tráng bỏ ăn tối, rồi thấy đơn vị râm ran, chỉ huy hỏi lý do. Nghe được nhưng không tin, tối chỉ huy xuống kiểm tra vào giờ ăn, thấy đúng như vậy, thế là phải chuyển khu nhà ăn đến góc khác của doanh trại.

Quay lại chuyện người thanh niên. Khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là hết hạn cải tạo, con người khỏe mạnh và nghịch ngợm nhất trại này thấy tình hình bất thường, xin về gặp gia đình. Về nhà anh nói, dạo này thấy lạ, cứ đi lên rừng lao động xong, chiều về thì như bị bịt mắt, không biết đường nào về trại. Đã mấy lần trại điểm danh thấy thiếu, cử vài người đi tìm, thấy vẫn loanh quanh trong rừng, phải dìu về. Rồi: Con sợ lắm, các cô ấy bắt con ở lại…

Bà mẹ không nghe (ông bố thì đừng có bao giờ nói chuyện mê tín hoang đường nhé), bảo là đừng có lý do, lên đó cho hết thời hạn đi, tránh phiền phức…Người thanh niên lại lên trại. Hai tuần nữa hết hạn, lại xin về, lại nói câu chuyện như lần trước, rồi bảo mẹ lên cùng để lo cho con về sớm. Bà mẹ bảo còn có vài ngày, lo làm gì, cố gắng chút rồi về. Lại quay lên trại.

Hôm cuối cùng, người thanh niên cùng mọi người lên rừng kiếm măng để mai làm bữa liên hoan chia tay trại. Đến tối không thấy anh ấy về, cán bộ trại lại cử người đi tìm. Mọi người thấy anh ngồi dưới con suối, nước ngập ngang thắt lưng, lưng vẫn khoác ba lô măng,2 tay vẫn giữ 2 quai ba lô ở phía trước ngực, đã chết…Anh có sức khỏe tốt, bơi giỏi (hồi ở nhà thường bơi vượt sông Hồng), nước suối chỉ ngang thắt lưng khi anh ở tư thế ngồi chân co chân duỗi dưới nước, toàn bộ phần ngực và đầu trên mặt nước, lưng thẳng.

Cái chết đó hơi khó giải thích, ứng dụng khoa học duy nhất hồi đó (và cả bây giờ) là pháp y, cũng đã được tiến hành, không có phát hiện gì. Duy có điều, người thanh niên này khi chết, và cả đến khi chôn, gương mặt vẫn bình thản, da mặt vẫn trắng trẻo, môi vẫn hồng.

Khi đó khoảng 7.30 tối, trại cho xe chạy thẳng về Hà Nội, báo gia đình là có tai nạn, rồi đưa 4 người của gia đình lên luôn. À mà ở nhà, khoảng hơn 7 giờ tối, bà mẹ bảo tao cảm thấy thằng Q nó chết rồi. Khi xe lên tới trại, pháp y đã xong, chuẩn bị ngày mai chôn cất ngay gần đấy thôi. Đây cũng là một cái chết lạ, và thanh niên này cũng được nhiều người biết, và quý, nên dân quanh đấy, bên bộ đội nữa cũng sang thăm hỏi. Mấy anh bộ đội nói: thằng này nó vui tính, nghịch lắm, mỗi lần từ trại ra rừng lao động khi đi qua cái miếu đều nhảy lên đu trên cái cành cây si trước miếu. Nhiều người sợ (chả ai dám đến gần cái miếu ấy) bảo anh đừng nghịch ở đấy, nhưng anh vẫn thường làm như vậy.

Chôn cất xong, gia đình gửi nhờ một nhà dân gần mộ trông nom giúp, sau đó hàng năm đều tổ chức lên thăm. Khoảng sau 2 năm, khi lên thăm thì được nhà dân kia nói chuyện về ngôi mộ. Đại khái ông ấy thiêng lắm, buổi tối thấy có tiếng người ở mộ, dân trong vùng cũng sợ không ai đến gần nên cây cỏ mọc um tùm hết cả. Nhà em ở đây cũng thế, được gia đình nhờ trông nom thì chỉ tuần tiết mới ra thắp hương, và ngăn trẻ trâu nó không biết nó vào thôi. Mà rất nhiều lần thắp hương trên mộ, trời mưa to mà hương cứ cháy đùng đùng, nhà em cũng hãi. Năm ngoái có 1 nhà không hiểu hoàn cảnh thế nào, đến mua đất rồi dựng nhà ngay đấy, thế rồi thấy khu ấy rậm rạp, mang dao vào phát, em đã bảo là chỗ đấy thiêng đừng có động đến, nhưng không nghe, cứ vào. Chặt được vài bụi thì ong ở đâu túa ra, đốt mù mắt luôn. Giờ nhà đấy kia kìa.

Trở lại câu chuyện, sau khi chôn cất, gia đình về. Cả nhà này lại chả có ai mê tín, thế nhưng bà chị dâu thấy không yên trong người. Hồi người thanh niên kia còn ở nhà, 2 chị em buôn bán rất hợp, quý nhau lắm. Rồi bà chị dâu quyết đi xem xem thế nào, cùng 1 bà chị chồng ở mãi Nam Định lên, và cô hàng xóm ít tuổi nữa. Tất cả xuất hành xuống Ba La gặp một bà đồng. Đặt lễ vội vàng (nhà này có biết lễ bái gì đâu) có ít trầu cau, chai rượu quê mua gần đấy, với mấy điếu thuốc lá. Rồi bà đồng bảo: về rồi đấy..rồi nhập. Bà đồng chào đủ mọi người, không sai người nào, kể cả em gái hàng xóm đúng tên tuổi, đúng hoàn cảnh, và còn gửi lời hỏi thăm mấy nhân vật nữa, chính xác. Rồi quay sang bà chị dâu: em thương chị nhất nhà, chị khổ quá, thôi từ giờ đừng đi gọi em nữa, em phải theo 12 cô rồi, nhà đừng suy nghĩ nhiều, khi nào về được thì em sẽ tự về. Mà sao chị lại mua đồ cho em thế này, ít nhất phải cho em lon bia hoặc chai rượu tây và bao ba số chứ?. Mọi người giật mình, vội quá, chứ trước ở nhà anh này ăn chơi có tiếng, trừ khi đi ngủ mới cởi giày, quần áo bò bê toàn xịn, chỉ bia lon, rượu tây và ba số. Bà chị dâu vừa khóc vừa nói:chị vội không kịp nhớ, thôi để 49 ngày em về nhé. Trả lời vâng, rồi chào, thăng luôn.

📷

Thế nhưng trong khoảng thời gian trước 49 ngày, hình như người này về nhiều lần…

Sau đó, gia đình vẫn làm ăn sinh hoạt bình thường, tất nhiên cũng vẫn đau buồn. Có vài lần vào buổi tối, cả nhà bẩy tám người nghe thấy tiếng giày chạy uỳnh uỵch từ cửa sau vào (lối cửa sau thường xuyên đóng, rồi có 1 lối hẹp mới vào đến nhà, còn cửa trước thì mở thường xuyên). Ngày đó đi giày cũng là hiếm lắm, mà tiếng chạy đó giống y như tác phong khi về nhà của người thanh niên khi còn sống, mà cũng toàn về qua cửa sau…Cả nhà chạy ra xem, không thấy gì, cửa sau vẫn đóng. Rồi trước cửa có cây bàng, nởa đêm nghe uỵch một cái, y như trước kia người đó hay đu tay lên rồi thả xuống, mấy lần người nhà ra xem thế nào thấy phố vắng tanh, chả thấy ai nửa đêm ở đó cả. Rồi thằng bé con bà chị dâu (hồi đó khoảng 3-4 tuổi, giờ hơn 30 rồi) kêu ầm trong nhà tắm, mọi người chạy vào thấy nó 2 tay che mặt, nó nói: chú Q kia kìa, chú trêu con…sau nhà phải thắp hương khấn chú đừng trêu cháu, thế mới hết.

Đến hôm gia đình làm lễ 49 ngày, hôm này có vài chuyện ai cũng thấy, và thực sự làm thay đổi quan điểm vô thần trước đó…

Vào lễ 49 ngày, gia đình mời 1 thầy cúng dưới Nam Định lên giúp, và có vài người bạn thân của người thanh niên đến nữa. Lễ cúng làm buổi tối, chiều tối thì mọi người ăn cơm. Vừa ngồi vào mâm, mọi người thấy ở phía cửa sau lại uỵch 1 cái( nhà hẹp và dài, mặt phố trước, mặt ngõ sau). Chưa ai kịp phản ứng thì anh N (công an) là bạn của người chết, đang ngồi dưới chiếu trải trên nền nhà, lưng anh quay vào ban thờ phía sau trên tường cao, tay anh đang cầm điếu ba số bỗng búng 1 cái. Thế nào mà điếu thuốc bay lên cao, vòng qua đầu anh N, rơi trúng bát hương, và bát hương bùng cháy…Mọi người hoảng hốt, tất cả sững sờ buông bát nhìn cảnh tượng ấy, rồi khi quay lại, thấy đôi mắt anh N đỏ ngầu. Rồi bỗng anh N vùng đứng dậy, chạy qua mọi người ra lối cửa sau, mở cửa chạy ra ngõ, rồi chạy vòng ra phía trước nhà, ngồi dưới gốc cây bàng. Điều kỳ lạ là tuy là bạn của anh Q, nhưng anh N rất ít khi đến nhà, và chưa bao giờ biết cái lối đi phía sau ấy. Cũng nói thêm là vì khuôn nhà hẹp, lối ra phía sau qua sân nhỏ, qua bếp, tối tăm…chỉ người nhà mới có thể thông thạo làm được như vậy…

Cả nhà chạy theo, rồi cũng vòng ra phía trước xúm quanh anh N. Hỏi han gọi tên “N” không thưa gì, bảo vào nhà ăn cơm không trả lời, mấy người lay lay thì thấy anh N ngồi cứng như đá…Một hồi chẳng chuyển, không nói năng gì, mắt đỏ ngầu. Có bà hàng xóm nói “hay thằng Q nó nhập”, một người mới hỏi “phải Q đấy không?”. Anh N trả lời: Em Q đây. Mọi người toát mồ hôi, bàng hoàng, rồi xúm vào hỏi. Anh N nói đại khái là 49 ngày thì về xem mọi người thế nào, em thì ổn thôi, đừng lo, mọi người ăn cơm đi, em có việc tí đã…rồi anh N lăn ra đất. Mọi người xốc vào nhà, anh tỉnh luôn, hỏi là vừa rồi chú làm sao thế, trả lời em không biết…

Bữa ăn tiếp tục, tuy nhiên chả ai ăn được mấy, cứ có cảm giác rợn rợn. Rồi cũng xong bữa, trời tối rồi, chuẩn bị chờ thầy cúng đến làm lễ. Bà chị chồng ở Nam Định đã đưa thầy lên từ chiều rồi…

Lễ lạt bắt đầu, ông thầy quần chúng áo dài vừa ê a chuông mõ được một tí bỗng dừng lại, nói với mọi người là tôi không làm được nữa đâu, tôi sợ lắm…Mọi người chẳng biết làm sao, động viên thầy (cả nịnh nữa) vì 49 ngày chỉ có 1 lần, mà giờ thầy không làm thì làm sao đây? Thấy nguôi nguôi thầy lại tiếp tục, mọi người ngồi quanh thấy rõ thầy tái mặt, rồi lại đỏ bừng, phát hàn phát nhiệt…rồi thầy bảo tôi không làm được đâu, tôi phải về Nam Định ngay…vân vân. Mọi người lo quá, mà trời tối hồi đó thì lấy đâu ra xe khách về Nam Định nữa. Tất cả sợ hãi không biết có chuyện gì, xúm lại gặng hỏi thầy không thấy trả lời, thầy cứ run cầm cập. Rồi bỗng thầy đứng dậy quát to: Tại sao lại bắc cầu ở nhà, người ta chết trên Hòa Bình phải lên đấy mà bắc cầu chứ; dám làm bậy à…Trời, cái cầu chuối làm cho người chết đuối là thông thường, và thầy bảo phải chuẩn bị như thế như thế. Mà giờ thầy đang quát tháo chính thầy??? Là ai quát thầy vậy???

Sau 1 hồi, thầy ngồi thụp xuống, tay vơ hết đồ đạc cho vào túi rồi chạy thẳng ra cửa…

Sau khi ông thầy chạy ra khỏi nhà, gia đình đành phải cử người đưa ông ấy đến 1 nhà trong gia đình để nghỉ. Cả đêm thầy thức bật điện, sáng tinh mơ hôm sau về luôn, chả tiền nong công xá gì.

Còn trong gia đình thì rất hoang mang, tất cả kéo vào nhà ngồi nói chuyện, tất cả tan hoang, từ cái bát hương cháy trụi đến cái đàn lễ nghiêng ngả. Mấy người đàn ông bỏ bia ra uống. Anh N cũng vào ngồi, đang bình thường tự nhiên anh với lon bia, tay mở bật nắp giống y như cách cầm bia của anh bạn đã chết. Mọi người quay sang nhìn kỹ, lại thấy 2 mắt anh đỏ ngầu. Rồi anh ngồi khoanh chân, lấy điếu ba số, cầm cái bật lửa zippo bật theo cách hệt như anh Q (cái cách bật zippo của anh Q trước đây rất đặc biệt). Tóm lại mọi tư thế, động tác, ăn nói giống y như anh Q. Anh N nói đại khái là biết tấm lòng gia đình rồi, lễ lạt cũng không cần nữa đâu, giờ em ( anh Q là út) cũng bận theo các cô nên không mấy khi về nữa…Mọi người mạnh dạn hỏi vài câu anh cũng trả lời như bình thường, đám phụ nữ thì khóc thút thít hết. Rồi anh N nói em đi nhé, mọi người chưa kịp hỏi gì thì anh N ngã ngửa ra đằng sau. Thế là anh Q đã đi.

Sau đó lâu lâu trong nhà cũng thấy vài lần có hiện tượng anh Q về.

Một lần gia đình và anh em trong phố, cả anh N công an nữa, tổ chức lên thăm mộ anh Q. Sau khi thăm mộ, toàn người cứng vía cả, bàn nhau đến cái hang đá cạnh miếu Mười hai cô xem sao. Gần chục người đàn ông đi xuống hang, từ chỗ 2 lối bậc đá gặp nhau bắt đầu đi xuống. Chỉ bước thêm được hơn chục bậc, tất cả đều thấy lạnh run người, tức ngực. Nhưng đặc biệt nhất là đuốc tắt đã đành, tất cả số đèn pin mang theo đều tắt hết. Vừa không có ánh sáng, lại vừa cảm thấy không ổn, tất cả đành quay lên. Cả dân và bộ đội ở đó đều nói là cho đến nay chưa ai biết dưới hang thế nào cả, mặc dù vẫn có bậc đá dẫn xuống sâu. Sau này một người ở Hà Nội có xây cho ngôi miếu một cái cổng phía trước, để đỡ hoang vu, nhưng đến nay người trong vùng vẫn không dám vào ngôi miếu này.

0