K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.   Và chúng tôi, một thứ quả...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

14 tháng 3 2023

Qua bài thơ "tức cảnh pác bó" đã cho ta thấy được Bác là một con người có tinh thần lạc quan và ung dung,hòa mình vào thiên nhiên.Bài thơ"tức cảnh pác bó" nói lại hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn,thiếu thốn của Bác.Mỗi ngày ở trong hang chỉ ăn cháo ngô với rau măng để sống qua ngày.Trời ở bắc lúc bấy giừo vô cùng rét nhưng Bác vẫn ở trong hang ẩm ướt để chốn địch,tuy thiếu thốn nhưng không làm Bác bận lòng. Bác vẫn ung dung, lạc quan, dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam lên một tầm đỉnh cao.Nên cho dù gian nan,khổ cực mấy Bác cũng chịu.Câu thơ thứ ba muốn nói lên sự thiếu thốn khi phải sống trong hang thiếu thốn vật chất. Và ở câu thơ cuối muốn nói là tuy cuộc đời cách mạng khó khăn nhưng nó sang,sang ở chỗ là nó thật anh hùng và tuyệt vời, tuy khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng, lạc quan, ung dung.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.
         Bài thơ Mẹ triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: cau và mẹ, nhà thơ chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Đã từ bao đời ,cây cau, quả cau cùng lá trầu trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần người Việt. Hình ảnh quả cau, lá trầu xuất hiện trong mọi nghi lễ quan trọng của vòng đời con người từ khi sinh ra đời, cưới hỏi, lễ Tết đến sinh hoạt hằng ngày. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ để đem đến cho người đọc những cảm nhận sự gần gũi giữa cau và mẹ: Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng.
Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Nhà thơ Trương Nam Hương khi viết về mẹ cũng có những câu đầy xúc động về tấm lưng còng của mẹ: Thời gian chạy qua tóc mẹ/Một màu trắng đến nôn nao/Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao (Trong lời mẹ hát).
Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp, dân gian có câu: "Gần đất xa trời" nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần. Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng  nghe bao nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần: Cau ngày càng cao/Mẹ ngày một thấp/Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất!
Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc. Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư - vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to, ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.
Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.
Khổ kết với câu hỏi tu từ, người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc: Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/Mây bay về xa.
          Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử.”

                                                   (Theo báo Hải Dương , Nguyễn Quỳnh Anh)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

Câu 9: Văn bản này giúp em hiểu thêm được điều gì về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai ? (Viết trong khoảng 3 – 5 dòng)?

Câu 10: Quan sát người thân trong gia đình mình qua năm tháng , em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? (Viết khoảng 7-10 câu văn)

3
3 tháng 8 2023

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

3 tháng 8 2023

chị ơi văn bản là kiểu nghị luận mới có câu 5 kêu mục đích văn bản là thuyết phục ... á chị:")

8 tháng 2 2021

Dàn ý:

*Mở bài:

- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.

Thân Bài:

- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.

- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.

- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.

- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.

Kết bài:

Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
27 tháng 3

Nguyên nhân bùng phát về dịch bệnh Covid-19 chưa được làm rõ, do đó không thể khẳng định chắc chắn đại dịch Covid-19 là hệ quả của cuộc Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên, các giải pháp đẩy lùi, phòng tránh dịch bệnh Covid-19 đều dựa trên thành tựu của Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại

27 tháng 3 2022

vậy bạn đăng lên trang cần dùng mạng là gì khi bạn kêu là " ko chép mạng"?

:V BÓ TAY