K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

Chùa Phật tích nằm trên sườn núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, được xem là một trong những trung tâm Phật giáo sớm của Việt Nam. Theo truyền thuyết, nhân dân địa phương truyền tụng lại thì ngày xưa ở dưới chân núi nơi chùa Phật Tích tọa lạc có tòa tháp cổ rất to lớn, khi tháp bị đổ nát còn để lại vết tích là pho tượng Phật bằng đá. Trong bài minh văn khắc trên tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền tự bi” niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 (1687) hiện dựng trước Nhà tổ của chùa, có đoạn viết “Vua thứ ba triều Lý, năm Long Thụy Thái Bình 4 (tức năm 1057) cất lên cây tháp quí cao nghìn trượng, lại dựng lập pho tượng mình vàng cao sáu xích…” Pho tượng mình vàng này chính là tác phẩm điêu khắc Adiđà cổ nhất và hoàn thiện nhất của thời Lý mà chúng ta còn lưu giữ được cho đến ngày nay.

Tuy nhiên trải qua những sự thăng trầm của lịch sử cũng như những biến cố khác nhau của chính pho tượng, nên hình ảnh nguyên tác của tượng Adiđà thời Lý cho đến nay không hẳn đã toàn vẹn. Do vậy xung quanh pho tượng này các nhà nghiên cứu đã đặt ra không ít những giả thiết về diện mạo thực của nó. Trong bài viết này, cùng với những chi tiết tượng được khai quật gần đây, chúng tôi cũng xin mạo muội dựng lại và lý giải cho hình ảnh ban đầu của kiệt tác tượng Phật thời Lý này.

Pho tượng Adiđà chùa Phật Tích được tạc bằng đá xanh nguyên khối, kích thước hiện tại kể cả bệ cao 2m77 thể hiện Đức Phật Adiđà ngồi tọa thiền trên tòa sen theo lối Kiết Già toàn phần ([1]), dáng ngồi thanh thản tự tại. Khuôn mặt người mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hoá với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo. Những quí tướng của Phật được thể hiện rất rõ như tóc xoắn ốc, đỉnh đầu có nhục kháo nổi cao, cổ cao ba ngấn, dái tai dài chạm xuống vai (nay đã bị sứt mẻ hết). Thân hình cân đối thanh thoát, mình mặc pháp y với hai lớp áo, các nếp được gợi tả rất khéo bằng lối chạm mỏng, mượt mà, mềm mại kiểu áo dính ướt mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc thời Đường. Chỉ khác là tượng Phật thời Đường Trung Quốc, ít nhiều nở nang hơn. Chính những nếp áo chảy mượt này đã khiến cho pho tượng mang ít nhiều chất nữ tính. Chất nữ tính này còn được tôn thêm bởi lớp áo vân kiên phủ vai hình lá sen. Lớp áo, cách tạc vừa có tác dụng để lộ ra thân hình thon dài của tượng nhưng đồng thời cũng tạo ra những điểm nhấn, độ dừng của mắt trên một tỷ lệ khá dài từ vai đến khuỷ tay. Đặc biệt vết hõm giữa tay và mình tượng khiến cho tượng tuy có vẻ đồ sộ nhưng vẫn thanh thoát mềm mại. Điểm nhấn cuối cùng là đôi bàn tay kết ấn tam muội được chạm khắc rất công phu. Tay trái đặt trên lòng bàn tay phải, hai ngón cái chạm khít nhau đặt giữa lòng đùi khiến cho pho tượng được khép lại trong một khối tĩnh. Đứng về mặt tạo hình mà nói thì đôi tay này cũng là điểm vừa chặn vừa buông những nếp áo tạo nên những sự chuyển động vừa lan toả vừa hướng tâm.

Nếu quan sát pho tượng từ phía bên cạnh thì thấy rằng toàn bộ pho tượng được tạc hơi nghiêng về phía trước tạo ra một thế ngồi tự nhiên nhất. Đồng thời ở tư thế này, ta cũng lập tức nhận thấy sự bất hợp lý của phần cổ và đầu tượng, nơi đã được gắn lại sau khi tượng Adiđà bị bắn gãy cổ vào thời kháng chiến chống Pháp. Điều này sẽ liên quan đến sự lý giải dáng thế và bệ tượng ở phần sau của bài viết.

Quan sát tượng từ phía sau lưng, có lẽ điểm độc đáo nhất của pho tượng này so với đa phần các tượng Phật giai đoạn muộn, thì việc quan tâm đến không gian bốn chiều dường như ít được để tâm. Cái nút áo được tạc khá tỷ mỉ được kết lệch về bên phải của pho tượng đầy tính cách điệu này chứng tỏ vị thế của pho tượng chắc chắn không chỉ để người đời chiêm ngưỡng chỉ từ ba phía, và phần lưng tượng Phật thường được dựa sát vào tường như điêu khắc Phật giáo các thế kỷ sau. Nó giúp cho việc khẳng định vị trí đặt tượng ở trung tâm ngôi tháp thời Lý là có căn cứ. Không chỉ vậy, ngôi tháp cao ngàn trượng như thư tịch ghi lại này còn phải có cửa mở ra 4 hướng khiến cho pho tượng nhìn ở bất cứ hướng nào cũng có cái nhìn toàn diện.

Ngoài ra, đứng về mặt tạo hình mà nói, cái nút xoáy sau lưng này còn cho thấy tính chất giả tưởng trong điêu khắc Phật giáo Việt Nam . Nó là sự khái quát hình ảnh của chiếc áo cà sa, mặc dù được mô tả như một chiếc áo được dính ướt vào thân Phật nhưng nhìn từ phía đàng sau với vẻ to bè tạo độ vững chắc của thế ngồi, dường như người ta không còn nhìn thấy khối thân mà chỉ cảm thấy sự chuyển động của chiếc áo. Cách mô tả chi tiết này đối lập hoàn toàn với chi tiết nút áo trước bụng. Cái nút áo trước bụng nhằm tạo cho ta cảm giác về độ thắt nhỏ của eo tượng. Nó kết hợp với sự mô tả những đường chạy song song thu lại mềm mại của lớp áo ngoài đã khiến cho thân tượng được lộ ra hết sức tự nhiên. Những đường gân nhỏ này đã được điệp lại bởi những gờ nhỏ của tấm áo phủ trùm qua đôi chân ngồi xếp bằng theo tư thế kiết già dấu đi việc phải mô tả đôi bàn chân đặt trên lòng đùi mà vẫn hết sức hợp lý, mềm mại.

9 tháng 11 2018
Tượng tạc bằng đá, theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 (niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư) vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao sáu thước. Đây là pho tượng lưu truyền tới nay với biệt danh là "pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại" của Việt Nam.

Tượng xưa thếp vàng; thời gian trôi qua, tháp bị đổ, người dân tìm được pho tượng nhưng đã tróc lớp vàng, lộ lõi bằng đá. Chính sự phát hiện của pho tượng này mà tên làng đổi tên Phật Tích.

Vào thập niên 1940 trong thời kỳ kháng Pháp vì áp dụng tiêu thổ kháng chiến, chùa Phật Tích bị đốt, toàn cảnh bị tàn phá nặng và pho tượng cũng bị hư hại do súng đạn bắn vào, gãy phần đầu và cổ, nhưng sau tượng được phục chế lại tuy không được hoàn hảo. Pho tượng này vẫn được thờ ở Thượng điện chùa Phật Tích. Có hai phiên bản đúc lại vào thập niên 1950 và 60: một được trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và một được lưu trữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Phiên bản thứ nhất phổ biến hơn nhưng tiếc là có sai sót, không được sao lại y nguyên thủy.

Xét tới nay thì tượng A-di-đà chùa Phật Tích là pho tượng lớn nhất và nguyên vẹn nhất còn lưu lại từ thời Lý.

Miêu tả

Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, taidài, cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Thân Phật mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa; áo xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ

So với tượng Phật đương đại thời nhà Đường bên Trung Hoa thì tượng Phật Trung Hoa có nét vạm vỡ trong khi tượng Phật thời Lý dáng thanh thoát, thon gọn.

Tính theo mét hệ thì pho tượng này cao 1,86 m; thêm phần bệ thì đạt 2,69 m. Tuy nhiên có nơi ghi là 2,77 m chiều cao cả tượng lẫn bệ.

Giá trị văn hóa

Vì là tác phẩm tiêu biểu của triều nhà Lý, một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam, tượng A-di-đà Phật Tích đã được dùng làm mẫu trong việc dựng Đại Phật tượng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Phật đài Đại Phật tượng được dựng trên núi Phật Tích, tức núi Lạn Kha xưa, một ngọn núi cao 108 m, cũng là điểm cao nhất tỉnh Bắc Ninh. Toàn thể Phật đài cao 27 m, đã được khánh thành ngày 26 Tháng Chín, 2010. Công trình này làm bằng đá và khi hoàn tất, đạt kỷ lục là "pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông nam Á"

26 tháng 10 2017

1.Thuyết minh về lịch sử của chùa Phật Tích:

- Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phậtbằng đá xanh nguyên khối được dát vàng bên ngoài.Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.

- Vào thời Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này.

- Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Chùa đã bị quân đội Phápđốt cháy hoàn toàn vào năm 1947. Khi hòa bình lập lại, chùa đã khôi phục dần dần.

2. Kiến trúc từng phần của ngôi chùa:

Chùa Vạn Phúc được xây dựng trên núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha, núi Tiên Du, núi Nguyệt Hằng), cửa mở ra hướng Tây, trước mặt là sông Đuống. Tính từ cổng chùa lên đến vườn tháp, khu vực chùa có 3 lớp.

+ Vườn chùa: Vườn chùa là khu đất cao hơn khu vực cổng chùa 3,7 mét và được kè đá chắc chắn, chế tác từ thời Lý. Dãy tường đá dài 58 mét, dưới chân có một cấp nữa, được kè vuông góc với bờ tường cấp thứ hai rộng một mét, cao 0,75 mét. Chính giữa chiều dài bức tường có một con đường đá rộng 5 mét được cấu tạo thành 30 bậc. Bậc nền thứ nhất này nổi tiếng với vườn hoa mẫu đơn tuyệt đẹp, theo truyền thuyết là nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên. Trong thơ ca còn truyền lại nhưng câu ca ngợi vẻ đẹp của vườn hoa:

"Mẫu đơn rực rỡ giữa vườn chùa
Đỏ thắm, xinh tươi thật mặn mà.
Thiếu nữ hái hoa chùa bắt vạ !
Chàng trai cởi áo chuộc nàng ra"

+Bậc nền thứ hai: là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, đã tìm thấy nhiều di vậtthời Lý và nền móng của một ngôi tháp gạchhình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.

+Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì là một cái ao hình chữ nhật, nay đã cạn nước. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất 1,9m, ở mỗi nửa thềm đá chạm nổi một con rồng khá lớn, giữa thềm đá chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thủy ba)

3. Vị trí, giá trị của ngôi chùa trong đời sống

- Chùa Phật Tích đóng góp quan trọng trong vẻ đẹp kiến trúc tiêu biếu trong lịch sử Việt Nam.

- Hội tụ những danh lam, di tích nổi tiếng, hấp dẫn: pho tượng A di đà cao 4,7m, tượng đầu người mình chim vỗ trống, mười linh thú gồm 5 đôisấu, ngựa, trâu, voi, sư tử, 32 ngọn bảo tháp,...

- Là tài sản quý giá về cả vât chất và tinh thần của đất nước, chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa. -Trong tương lai, núi Lạn Kha - chùa Phật Tích sẽ trở thành một đại danh lam của đất nước. Một quy hoạch tổng thể quy mô, với 10 ha sắp được khởi công xây dựng. Tâm điểm của thắng tích sẽ là một Đại Phật Thành cao 27m, quay mặt hướng Tây Nam, phục dựng theo nguyên mẫu Bảo tượng A Di Đà của chùa

Chúc bạn làm bài thật tốt nha !!! ^ ^

28 tháng 10 2017

Dài dễ sợ.Hiz batngo

15 tháng 7 2018

Chọn C

29 tháng 10 2021

Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Tháp Bút (Bắc Ninh) thế kỉ XVI - XVII là kết quả của

A. nghệ thuật dân gian

B. nghệ thuật tạc tượng

C. kiến trúc, điêu khắc

D. tín ngưỡng, tôn giáo

6 tháng 12 2017

thế này đúng không nhỉ , mình cũng ko chắc chắn.

                                                                             BÀI LÀM

Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...

Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:

-  Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?

Vị chỉ huy trưởng lúng túng:

-   Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.

Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:

-    Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.

Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.

Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:

Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.

Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.

Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió àơ ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.

Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại đước sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.

6 tháng 12 2017

Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.

Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.

son-tinh1

Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.

Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.

Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.

Các bạn tin truyện này có thật hay không. Riêng tôi, tôi đảm bảo truyện này có thật một trăm phần nghìn đó.


 

18 tháng 8 2018

Nghe đáng sợ v

18 tháng 8 2018

ko đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn.

nghe cũng sợ thật.

học tốt

21 tháng 1 2018

Tượng A-di-đà chùa Phật Tích là một tác phẩm điêu khắc bằng đá từ thời nhà Lý. Đây được xem là một tượng Phật mẫu mực,[1] được sánh là kiệt tác mỹ thuật của Việt Nam.[2]

Theo một số nhà khảo cổ như Louis Bezacier thì tượng là hình thân của Phật A-di-đà nhưng sử gia Trần Trọng Kim thì cho đây là tượng Phật Thế tôn Thích Ca Mâu Ni.[3]

Tượng tạc bằng đá, theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 (niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư) vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao sáu thước. Đây là pho tượng lưu truyền tới nay với biệt danh là "pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại" của Việt Nam.[4]

Tượng xưa thếp vàng; thời gian trôi qua, tháp bị đổ, người dân tìm được pho tượng nhưng đã tróc lớp vàng, lộ lõi bằng đá. Chính sự phát hiện của pho tượng này mà tên làng đổi tên Phật Tích.[5]Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Thân Phật mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa; áo xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ

13 tháng 9 2017

10 lan

13 tháng 9 2017

là đọc liên tục nam mô a di đà phật 10 lần đó

Hình như vậy

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội; thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.

+ Phật giáo, Đạo giáo… cũng đóng vai trò qua trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Trung Quốc….

- Văn học:

+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với khoảng 2000 nhà thơ và 50.000 tác phẩm.

+ Thời Minh – Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác.

- Sử học:

+ Cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia biên soạn các bộ sử.

+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập, gọi là sử quán.

+ Biên soạn được nhiều bộ sử lớn như: Tống sử, Nguyên sử…

- Nghệ thuật:

+ Phát triển đa dạng, đạt đến trình độ cao ở nhiều lĩnh vực.

+ Tiêu biểu: Vạn lí trường thành, Cố cung, Di hòa viên…

- Khoa học – kĩ thuật:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Toán, Thiên văn học, Y dược…

+ Phát minh ra những kĩ thuật mới, như: in ấn, thuốc súng, làm đồ sứ…

19 tháng 9 2023

Tham khảo: 

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội; thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.

+ Phật giáo, Đạo giáo… cũng đóng vai trò qua trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Trung Quốc….

- Văn học:

+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với khoảng 2000 nhà thơ và 50.000 tác phẩm.

+ Thời Minh – Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác.

- Sử học:

+ Cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia biên soạn các bộ sử.

+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập, gọi là sử quán.