K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xưa có 1 nhà vua cử 1 vị quan trong triều đi dò hỏi khắp mọi miền trong cả nước để tìm kiếm một người tài giỏi xuất sắc. Vị quan đó đã ghé qua rất nhiều thôn xóm ở rất nhiều vùng miền khác nhau, hễ cứ đến thôn nào vị quan cũng bày ra rất nhiều câu đố hóc búa để thử tài trí mọi người, nhưng mà tuy rằng tốn nhiều công sức mà vị quan này chưa tìm thấy một người nào đó thực sự lỗi lạc và nhanh trí.

1 hôm, vị quan này ngang qua 1 cánh đồng làng nọ, vị quan nhìn thấy phía bên vệ đường có 2 cha con nhà nông đang làm đồng: cha đánh trâu cày, con theo sau đập đất. Vị quan bèn xuống ngựa tiến lại hỏi hai cha con:

– Này người dân cày kia! Con trâu của ông cày 1 ngày được tất cả bao nhiêu đường?

Người cha nghe câu hỏi của vi quan không biết trả lời ra sao đứng ngẩn người ra không biết giải đáp câu hỏi của vị quan kia như thế nào thì người con chừng 7-8 tuổi nhanh nhảu hỏi vặn lại vị quan rằng:

– Thế cho cháu xin được hỏi bác câu này trước, nếu bác cho cháu biết được ngựa của bác đi 1 ngày được tất cả bao nhiêu bước thì cháu sẽ trả lời cho bác biết trâu của nhà cháu cày 1 ngày được bao nhiêu đường.

Vị quan nghe cậu bé hỏi vặn lại như thế thì rất lấy làm kinh ngạc và sửng sốt, không biết trả lời câu hỏi của cậu bé 7 tuổi kia sao cho ổn. Vị quan kia thầm nghĩ trong bụng mình rằng chắc chắn người tài ta đang nhọc người tìm kiếm chính là cậu bé này rồi, không cần phải đi tìm kiếm ở đâu nữa cho tốn sức. Vị quan bèn hỏi họ tên và địa chỉ của cha con cậu bé rồi lên ngựa phóng 1 mạch về cung để bẩm báo cho vua biết.

Thấy vị quan báo là đã tìm được nhân tài, vua rất lấy làm mừng. Song để khẳng định chắc chắn hơn nữa Vua bèn cử quân ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực, ra chỉ lệnh dân làng ấy phải làm mọi cách chăm làm sao cho 3 con trâu đó đẻ được chín con trâu con, hẹn sang năm mang nộp đủ cho vua, nếu không làm được thì cả làng phải chịu tội.

Khi dân làng nhận được chiếu chỉ của vua ra ai nấy cũng đều lo âu, chẳng thể hiểu được thế là như thế nào. Rất nhiều cuộc họp toàn bộ người dân trong làng đã diễn ra, rất nhiều lời bàn tán, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng vẫn không suy nghĩ ra được phương án nào giải quyết “bài toán” vua đưa cả. Tất cả từ già tới trẻ ai ai cũng đều coi đây là 1 tai họa. Sự việc đến được tai em bé con người nông dân cày kia. Em liền bảo cha mình:

– Cha bảo dân làng đừng lo lắng, mấy khi làng mình nhận được chút lộc vua ban, cha cứ bảo làng mình ngả thịt 2 con châu, lấy 2 thúng gạo nếp nấu thành sôi để cả làng ăn uống một trận linh đình. Còn 1 con trâu và 1 thúng gạo nếp còn lại thì cha xin dân làng bán đi để lấy chút tiền bạc làm lộ phí cho hai cha con ta lê kinh một chuyến.

– Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu gì được nữa? Mày đừng có dại dột kẻo cả làng bay đầu đấy nghe con.

Đứa con thì một mực quả quyết:

– Cha cứ yên tâm, mọi chuyện cứ để con lo liệu, rồi tất cả sẽ đâu vào đó cha ạ.

Người cha nghe lời con mình ra đình gặp các bô lão trong làng để trình bày câu chuyện. Khi nghe người cha nói thế, cả làng vẫn còn rất ngờ vực nên bắt hai cha con phải làm một tờ giấy cam đoan. Nếu hai cha con làm thì mới ngả trâu để đánh chén.

Mấy hôm sau, hai cha con thu xếp đồ đạc rồi tìm đường lên kinh. Đến hoàng cung, đứa con bảo người cha cứ ở ngoài đợi tin chiến thắng, còn mình thì nhanh trong lúc mấy tên lính canh bất cẩn sơ hở đã lẻn vào bên trong sân rồi la khóc um tùm.

Nghe thấy tiếng trẻ con la khóc, nhà vua sai quân lính ra điệu thằng bé vào để hỏi chuyện. Nhà vua hỏi:

– Thằng bé kia, nhà ngươi gặp chuyện gì mà lại đến sân của ta la khóc om sòm như thế?

Chú bé đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con thì mất sớm, cả nhà chỉ có mỗi con và cha con. Vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có người chơi cùng, chính vì vậy mà con khóc ạ. Mong đức vua ban lệnh bắt cha con đẻ em bé cho con được nhờ ạ.

Nghe thấy cậu bé nói vậy cả nhà vua và các vị quần thuần ai nấy cũng đều cười lắc cười lẻ. Vua phán tiếp:

– Nếu ngươi muốn có em bé để chơi cùng thì phải bảo cha của ngươi cưới vợ khác. Chứ cha ngươi là giống đực sao đẻ con được!

Cậu bé bỗng tươi tỉnh nói:

– Thế vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực bắt chúng đẻ ra chín con trâu con để nộp cho ngài. Trâu đực là giống đực thì làm sao mà đẻ được.

Nhà vua cười bảo:

– Đấy là ta thử tài trí nhà ngươi thôi. Thế mà cả làng không biết đem 3 con trâu đó mà ngả thịt ăn mừng với nhau à?

Cậu bé nói:

Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết đây là lộc vua ban nên cả làng đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.

Nhà vua đã phải công nhận rằng, tên quan được cử đi tìm kiếm người tài đã nói đúng, cậu bé này rất thông minh lỗi lạc. Nhưng nhà vua vẫn muốn thử thách cậu bé thêm một lần nữa. Sang đến ngày hôm sau, khi hai cha con cậu bé đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua đem đến một con chim sẻ và nói:

Nhà vua lệnh cho hai cha con ngươi phải thịt con chim sẻ này để dọn thành 3 cỗ thức ăn.

Cậu bé nhanh trí bảo cha mình lấy ra một chiếc kim khâu và nói với sứ giả:

– Ông cầm lấy chiếc kim này về và tâu với đức vua rằng, hai cha con ta muốn xin đức vua hãy cho người rèn chiếc kim này thành một con dao để hai cha con ta có thể xẻ thịt chim.

Sau khi sứ về tâu lại với đức vua, nhà vua phục hẳn tài trí của cậu bé. Lập tức nhà vua cho gọi hai cha con vào cung và ban thưởng rất hậu hĩnh.

Hồi đó, nước láng giềng luôn âm mưu xâm chiếm nước ta. Để dò la xem bên này có nhân tài hay không, họ đã sai sứ giả sang và mang theo một câu đố rất oái oăm: “Làm cách nào để xuyên một sợi chỉ mảnh qua một con ốc xoắn rỗng hai đầu?”

Sau khi nghe sứ thần nói về mục đích ghé thăm lần này, tất cả vua quan đều đưa mắt nhìn nhau. Nếu như không trả lời được câu đố đó, thì sẽ tỏ ra thua kém và lép vế trước nước láng giềng, càng chứng tỏ đất nước không có người tài. Các đại thần vò đầu bứt tai suy nghĩ, người thì thử dùng miệng để hút cho sợi chỉ lọt qua, có người thì bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu hơn vv… Nhưng tất các các cách trên đều vô dụng.

Bao nhiêu quan trạng đều bó tay, cuối cùng để có thêm thời gian cử người đi hỏi cậu bé thông minh, nhà vua nghĩ ra cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán một ngày cho đỡ mệt đường xa.

Một viên quan phi ngựa cầm theo dụ chỉ của nhà vua đến nhà cậu bé thông minh. Đúng lúc đó thì cậu và các bạn đang đùa nghịch ở sau nhà. Sau khi nghe viên quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả nước láng giềng, cậu bé không đưa ra câu trả lời mà chỉ hát lên một câu hát:

Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…

Rồi cậu bé bảo:

– Tôi không nhất thiết phải cùng ông trở về triều làm gì. Cứ theo câu hát của tôi tức khắc sợi chỉ sẽ lọt qua con ốc!

Viên quan sung sướng phi ngựa trở về triều tâu lại với đức vua. Nhà vua và các quần thần như được cứu một nước cờ thua trông thấy. Quả nhiên con kiến đã xâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc trước con mắt kinh ngạc của sứ giả nước láng giềng.

Kể từ lần đó, nhà vua đã phong cho cậu bé làm trạng nguyên, sai người xây riêng một dinh thự cho cậu bé gần bên cạnh hoàng cung để tiện hỏi han khi cần.

Học tốt!!!

4 tháng 10 2018

TÓM TẮT VỀ KIM ĐỒNG 

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Các bạn sẽ bán tin bán ngờ khi nghe tôi kể câu chuyện về cậu bé Hà ở ngay quê nội tôi mà tôi đã chứng kiên trong dịp vê quê ăn Tết năm qua. Chuyện có thật một trăm phần trăm, không bịa một tí nào. Ba mẹ Hà vốn là những người thuần túy làm nông. Hà là đứa con duy nhất trong gia đình. Năm nay cậu vừa tròn 7 tuổi đang học lớp Hai ở trường làng. Năng khiếu toán học của cậu xuất hiện từ khi cậu vào họclớp Một đặc biệt là phép tính nhẩm cộng trừ. Hồi học lớp Một cô giáo Hạnh đã phải kinh ngạc về tài tính nhẩm của cậu. Những phép tính cộng trừ trong phạm vi một trăm mà cô thường ra cho lớp thường ngày, cậu đều giải bằng miệng trong khoảnh khắc. Cô ra các bài toán trên bảng, vừa viết xong thì cậu đã có đáp số ngay mà không cần đặt bút tính toán. Chẳng những thế cậu còn làm nhanh và làm đúng những phép tính ấy trong phạm vi 1000. Tin loan truyền ra đến toàn trường rồi toàn huyện. Nhiều nhà báo của địa phương và cả trung ương nữa đến tận nhà để kiểm nghiệm. Mọi người đều ngạc nhiên trước năng khiếu đặc biệt này của cậu. Hơn thế nữa cậu còn tính đúng và tính nhanh những bài toán cộng trừ phức tạp mà các nhà báo đưa ra gồm 1 dãy số trong phạm vi 1000 để kiểm nghiệm chứng thực. Cậu không đặt bút tính toán mà chỉ ngồi tư lự, nhắm mắt, rồi nhẩm tính bằng cử động của hai bàn tay. Chưa đầy 30 giây, cậu đã cho ra đáp số. Nhà báo hỏi: làm bằng cách nào mà cháu cho ra đáp số đúng và nhanh như vậy. Cậu chỉ tủm tỉm cười mà không nói. Nghe đâu, người ta đang có kế hoạch đưa cậu vào trường bồi dưỡng nhân tài đặc biệt, chỉ có một thầy và một trò và vài trò do một giáo sư toán học bồi dưỡng riêng về môn toán. Nguyễn Việt Hà có tên “Hà thần đồng” từ đấy.

 

Các bạn sẽ bán tin bán ngờ khi nghe tôi kể câu chuyện về cậu bé Hà ở ngay quê nội tôi mà tôi đã chứng kiên trong dịp vê quê ăn Tết năm qua. Chuyện có thật một trăm phần trăm, không bịa một tí nào. Ba mẹ Hà vốn là những người thuần túy làm nông. Hà là đứa con duy nhất trong gia đình. Năm nay cậu vừa tròn 7 tuổi đang học lớp Hai ở trường làng. Năng khiếu toán học của cậu xuất hiện từ khi cậu vào họclớp Một đặc biệt là phép tính nhẩm cộng trừ. Hồi học lớp Một cô giáo Hạnh đã phải kinh ngạc về tài tính nhẩm của cậu. Những phép tính cộng trừ trong phạm vi một trăm mà cô thường ra cho lớp thường ngày, cậu đều giải bằng miệng trong khoảnh khắc. Cô ra các bài toán trên bảng, vừa viết xong thì cậu đã có đáp số ngay mà không cần đặt bút tính toán. Chẳng những thế cậu còn làm nhanh và làm đúng những phép tính ấy trong phạm vi 1000. Tin loan truyền ra đến toàn trường rồi toàn huyện. Nhiều nhà báo của địa phương và cả trung ương nữa đến tận nhà để kiểm nghiệm. Mọi người đều ngạc nhiên trước năng khiếu đặc biệt này của cậu. Hơn thế nữa cậu còn tính đúng và tính nhanh những bài toán cộng trừ phức tạp mà các nhà báo đưa ra gồm 1 dãy số trong phạm vi 1000 để kiểm nghiệm chứng thực. Cậu không đặt bút tính toán mà chỉ ngồi tư lự, nhắm mắt, rồi nhẩm tính bằng cử động của hai bàn tay. Chưa đầy 30 giây, cậu đã cho ra đáp số. Nhà báo hỏi: làm bằng cách nào mà cháu cho ra đáp số đúng và nhanh như vậy. Cậu chỉ tủm tỉm cười mà không nói. Nghe đâu, người ta đang có kế hoạch đưa cậu vào trường bồi dưỡng nhân tài đặc biệt, chỉ có một thầy và một trò và vài trò do một giáo sư toán học bồi dưỡng riêng về môn toán. Nguyễn Việt Hà có tên “Hà thần đồng” từ đấy.

 

3 tháng 10 2018

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

k mk nhé

3 tháng 10 2018

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

   Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

 Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

   Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

9 tháng 12 2021

 Mọi người ơi giúp em với ạ

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

In a spell of dry weather, when the Birds could find very little to drink, a thirsty Crow found a pitcher with a little water in it.

But the pitcher was high and had a narrow neck, and no matter how he tried, the Crow could not reach the water. The poor thing felt as if he must die of thirst.

Then an idea came to him. Picking up some small pebbles, he dropped them into the pitcher one by one. With each pebble the water rose a little higher until at last it was near enough so he could drink.

“In a pinch a good use of our wits may help us out.”

21 tháng 12 2023

n/m

 

 

 

 

 

13 tháng 10 2016

theo thứ tự : thần kỳ , ước mơ , nghèo , nhân vật 

13 tháng 10 2016

Lần lượt: tuong tượng kì ảo; ước mơ; nghèo; nhân vật 

19 tháng 7 2016

* Truyện truyền thuyết :

- Bánh trưng bánh giày

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh Thủy Tinh

- Sự tích Hồ Gươm

* Truyện cổ tích :

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

* Truyện ngụ ngôn :

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng

* Truyện cười :

- Treo biển

- Lơn cưới , áo mới

* Truyện trung đại :

- Con hổ có nghĩa

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

* Truyện ngắn

- Bài học đường đời đầu tiên

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Vượt thác

- Buổi học cuối cùng

* Thơ :

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Mưa

* Kí :

- Cô tô

- Cây tre Việt Nam

- Lòng yêu nước

* Truyện nhật dụng

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

- Động Phong Nha

- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

19 tháng 7 2016

Câu 1 :

– Giống nhau :

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian

+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường

– Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo)

+ Truyện cổ tích : Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)