K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2018

Khi chiếc lá ngả màu vàng úa, làn gió khẽ mơn man đổ mùa xô nghiêng trên vai, khi những con đường se lạnh co rúm mình lại trong màu hoàng hôn tím ngắt, lòng chợt buồn man mác khi nhớ về những điều đã qua nghĩa là thu đã về


Trới thật xanh và nằng thật nhạt nhưng cũng đủ để nhận thấy sự tồn tại của nắng. Sẽ không có gì khoan khoái bằng cảm giác đi trong tiết trời se lạnh, trên con đường dài ngun ngút hai hàng cây và lắng tai nghe tiếng lá vàng xào xạt dưới chân. Thỉnh thoảng lại có cơn giá nhẹ thổi qua nựng nhẹ các cánh hoa cúc vàng bên đường như thầm khen cho vẻ đẹp bình dị của loài hoa có hương thơm rất nhẹ này. Đó là những gì tôi tưởng tượng ra và thường thấy trong các giấc mơ của mình

Theo tháng năm, tôi lớn lên và đại học. Những năm tháng lăn lộn ở giảng đường cùng vô vàn những kỳ thi. Và sau những kỳ thi là giấc mơ – Giấc mơ của tôi luôn là những quyển sách dày cộp với những ghi chú chi chit và đường gạch bằng bút dạ quang xanh đỏ.



Rồi tôi cũng ra trường, đi làm, không còn bị điểm số ám ảnh nữa, nhưng luôn có cái gì đó làm tôi không có mấy khi được mơ tiếp những giấc mơ mùa thu bỏ dở. Thậm chí có lúc tôi không còn nhớ mình thích mùa thi đến thế nào.

Trời xanh lắm, xanh ơi là xanh nhưng không phải là xanh lè như cái kiểu tôi hay nói chuyện. Nằng cũng rất vàng nhưng lại cũng rất dịu. Cây cối vừa thay chiếc áo mới, chiếc áo vàng điểm hoa đỏ - nhìn đẹp cứ như những cô gái mười tám đôi mươi. Đẹp tới mức gió không nỡ lay động mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về vừa đủ tạo ra những âm thanh xào xạt vui tai và đem hương lá khô thoảng nhẹ khắp không gian.

Tôi cũng không biết là mùa thu ở đây đẹp hơn hay mùa thu trong mơ của tôi đẹp hơn. Nhưng tôi đã ngồi liên tục hàng giờ trong công viên, qua nhiều ngày liên tiếp để đắm mình trong sắc thu, trời thu và để nghe tiếng vọng của mùa thu, 
hương thơm và hơi thở của mùa thu.

kb nha

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

27 tháng 9 2018

mik lớp 6 lên chỉ làm được thế này thôi !

bài văn thứ 1

Khi chiếc lá ngả màu vàng úa, làn gió khẽ mơn man đổ mùa xô nghiêng trên vai, khi những con đường se lạnh co rúm mình lại trong màu hoàng hôn tím ngắt, lòng chợt buồn man mác khi nhớ về những điều đã qua nghĩa là thu đã về


Trới thật xanh và nằng thật nhạt nhưng cũng đủ để nhận thấy sự tồn tại của nắng. Sẽ không có gì khoan khoái bằng cảm giác đi trong tiết trời se lạnh, trên con đường dài ngun ngút hai hàng cây và lắng tai nghe tiếng lá vàng xào xạt dưới chân. Thỉnh thoảng lại có cơn giá nhẹ thổi qua nựng nhẹ các cánh hoa cúc vàng bên đường như thầm khen cho vẻ đẹp bình dị của loài hoa có hương thơm rất nhẹ này. Đó là những gì tôi tưởng tượng ra và thường thấy trong các giấc mơ của mình

Theo tháng năm, tôi lớn lên và đại học. Những năm tháng lăn lộn ở giảng đường cùng vô vàn những kỳ thi. Và sau những kỳ thi là giấc mơ – Giấc mơ của tôi luôn là những quyển sách dày cộp với những ghi chú chi chit và đường gạch bằng bút dạ quang xanh đỏ.



Rồi tôi cũng ra trường, đi làm, không còn bị điểm số ám ảnh nữa, nhưng luôn có cái gì đó làm tôi không có mấy khi được mơ tiếp những giấc mơ mùa thu bỏ dở. Thậm chí có lúc tôi không còn nhớ mình thích mùa thi đến thế nào.

Trời xanh lắm, xanh ơi là xanh nhưng không phải là xanh lè như cái kiểu tôi hay nói chuyện. Nằng cũng rất vàng nhưng lại cũng rất dịu. Cây cối vừa thay chiếc áo mới, chiếc áo vàng điểm hoa đỏ - nhìn đẹp cứ như những cô gái mười tám đôi mươi. Đẹp tới mức gió không nỡ lay động mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về vừa đủ tạo ra những âm thanh xào xạt vui tai và đem hương lá khô thoảng nhẹ khắp không gian.

Tôi cũng không biết là mùa thu ở đây đẹp hơn hay mùa thu trong mơ của tôi đẹp hơn. Nhưng tôi đã ngồi liên tục hàng giờ trong công viên, qua nhiều ngày liên tiếp để đắm mình trong sắc thu, trời thu và để nghe tiếng vọng của mùa thu, 
hương thơm và hơi thở của mùa thu

bài văn thứ 2 

Mùa xuân là mùa của sự đầm ấm, là mùa của sự sẻ chia giữa thiên nhiên đất trời với con người. Mùa hạ là những ngày không khí trở nên ngột ngạt bởi cái nắng nóng oi bức xen kẽ những trận mưa. Mùa thu là mùa của sự thanh bình với những cơn gió mát và những chiếc lá vàng rơi. Mùa đông là mùa cuối cùng, cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những gì đã đến với mình trong suốt năm qua. Và với riêng em, mùa thu là mùa đẹp nhất.

Tiết trời đã vào thu. Bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng dịu nhẹ trải dài. Mùa thu vàng mênh mang: màu vàng tươi của hoa cúc, hoa sao nhái, màu vàng xuộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng giòn tan của những tia nắng ban trưa, màu vàng nâu của những chiếc lá héo úa rơi đầy trên đường phố, … Chỉ có màu vàng mùa thu mới sóng sánh như mật ong, mới đậm nét và tươi tắn đến vậy. Thu như giấc mơ dịu dàng, đưa con người hòa mình vào thiên nhiên để quên đi cái cuộc sống thành thị ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng.

Gió mùa thu thật nghịch ngợm! Gió đùa giỡn tạo nên những cơn mưa lá vàng rơi trên đường phố. Gió quấn quít, vấn vương. Gió khiến người ta có cảm xúc rất lạ. Một chiều thu, em đi dạo trên con đường ở trung tâm thành phố. Vài ngọn gió heo may vô tình lướt qua hàng cổ thụ ven đường. Chỉ trong phút chốc, những chiếc lá vàng rơi xuống như ngại ngần, quyến luyến trời cao, cứ thế xoay tròn trong không trung trước khi gieo mình xuống dòng xe cộ đông đúc. Con đường trước mặt bỗng gợn lên những làn sóng lăn tăn như dòng sông vàng đang cuộn chảy. Em như ngây người trước bức tranh sống động ấy. Một chiếc lá mỏng manh lại sắp lìa cành. Dường như nó đang luyến tiếc khi phải rời xa cành cây, rời xa những người bạn lá thân thương. Rồi chiếc lá ấy như một vũ công tài năng, uyển chuyển xoay tròn theo gió. Em xòe tay đón lấy, nắm chặt chiếc lá trong tay mình. Một cảm xúc dịu dàng len lỏi vào tim. Và lúc ấy, em chợt nhận ra rằng đó chính là cảm xúc mùa thu.

Chỉ mới đây thôi, hạ đến cùng với những kỳ thi căng thẳng, mệt mỏi và sự náo nức về những ngày nghỉ vui tươi. Vậy mà khi thu vừa chớm tới, cái cảm giác mong chờ được gặp lại bạn bè, thầy cô lại tràn ngập trong lòng em. Tháng chín, chúng em thôi những ngày tháng rong chơi, quay lại với những trang vở, với chiếc áo trắng học trò và chờ đợi tiếng trống khai trường. Tháng chín, bằng một nụ cười thật tươi, em háo hức bước vào năm học mới. Dẫu biết rằng có nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng em vẫn sẽ cố gắng học thật tốt để mai này trở thành một người có ích cho xã hội.

bài văn thứ 3

“Mùa thu ơi mùa thu…”
Tiếng hát vang lên qua tai nghe từ chiếc máy nghe nhạc. Trời đầu đông. Thời tiết se se lạnh nhưng nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Nhìn cảnh tượng này, sao tôi thấy giống mùa thu đến lạ!...

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…


Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi lại yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm, nhưng cũng vừa đủ để người khác yêu thêm. Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.

Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình. Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao!

Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!

Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy…

Hết thu. Vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu. Và tôi yêu nắng như yêu chính mùa thu của tôi. Có lẽ nắng cũng yêu tôi, như mùa thu yêu tôi…

Bài hát đã ngừng. Tôi trở về thực tại. Tiếc nuối. Tôi ngắm nắng như ngắm chính mùa thu của tôi. Tôi không chắc có phải tôi yêu mùa thu không? Không, có lẽ tôi nghiện mùa thu mất rồi! Bật lại bài hát, tôi nhắm mắt. Mùa thu ơi, hãy quay lại nhé! Tôi yêu mùa thu thật nhiều! Và hãy yêu tôi như chính tôi yêu mùa thu vậy, có được không?

bài văn thứ 4

Có biết bao lí do đế tôi yêu mùa thu - một mùa đẹp trong vòng tuần hoàn của thời gian trôi chảy: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Yêu lắm các vòm trời cao trong xanh vời vợi, vắt ngang vài dải mây trắng lơ lửng trôi! Yêu lắm nắng mùa thu sao dịu dàng đến thế! Nắng thu mỏng mảnh như tơ trời vàng óng phù khắp mọi nơi. Vạn vật được đắm mình tha hồ vùng vẫy trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo như đôi mắt trong veo của bé thơ. Nắng thu không chói chang như nắng mùa hạ, không hanh hao, vàng vọt, yếu ớt như nắng mùa đông. Có ai bảo: Sao giống nắng xuân đến thế! Nhưng không phải! Mùa xuân nắng mong manh không thành màu, đâu trong sáng như nắng mùa thu. Không những thế, nắng thu còn đánh thức cả lương tâm cây trái, báo hiệu một mùa quả chín đỏ mọng hay vàng ươm đang trĩu trên cành.

Thuở bé, tôi được nghe những câu chuyện “Vỉ sao hoa cúc có nhiều cành?” mà khòng khôi xúc động trước tình cảm của em bé đối với bà mẹ. Phải chăng bóng hoa cúc - đặc trưng của mùa thu là minh chứng cho tình mẫu tử cao đẹp ấy? Dần lớn lên, bài học ấy vẫn mãi theo tôi. Chính loài hoa này đã dạy cho tôi biết thế nào là tình yêu, là sự hy sinh, là hạnh phúc? Có lẽ vậy nên mỗi độ thu về, được ngắm loài Liêu Chi, lòng tôi lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả, nó đánh thức và nhắc nhở tôi bài học về lòng hiếu thảo.

Bạn đã bao giờ ngắm nhìn hoa quỳnh nở dưới trăng chưa? Trên nền trời cao thăm thẳm, trăng dịu dàng như cô tiên nữ với chiếc váy trắng óng ánh đang nô đùa cùng muôn ngàn sao lấp lánh. Khoảng giữa là không trung bao la thoáng đãng, còn dưới mặt đất này, bầu không khi tĩnh lặng yên bình, được ngắm hoa quỳnh nở trong cảnh gió mát trăng thanh còn gì thú bằng? Hoa cựa mình khẽ khàng, rồi từ từ, từ từ nhẹ nhàng nở bung ra, tắm mình dưới ánh trăng ngân, thật đắm say lòng người. Không chọn cho mình cái rộn ràng của buổi bình minh, không lựa lúc cuộc sống ồn ào, hối hả ban ngày quỳnh chọn cho mình cái khoảnh khắc tĩnh mịch này để nhẹ nhàng tỏa hương. Hoa nhẹ nhàng tỏa hương ngọt ngào của mình trong đêm để quyến rũ hồn người, khiến cho lòng người bâng khuâng, man mác. Và kìa! Trăng nhỡ ngàng, sững sờ, sà xuống hôn lên những cánh hoa trắng muốt , tinh khôi, lưu lại đấy một phết vàng lung linh huyền ảo. Chao ôi, đẹp đến mê người!

Nhắc đến mùa thu tôi lại nhớ đến những chiều tà! Thật thanh thản khi thả mình giữa những cơn mưa lá, bước dần lên thảm lá vàng rụng dày, sực nức một hương thơm thôn dã. Hít thở cái hương vị thiên nhiên mang dáng vể đồng nội ấy đã thấy lòng mình mênh mang. Chợt nghe đâu đây lời ru ngọt ngào: “À ơi! Gió mùa thu mẹ ru con ngủ (...) Hãy ngủ, ngủ đi con,Con hời con hỡ…”, lòng ta lại nao nao, bâng khuâng đến lạ.

Nhưng đặc biệt, tôi yêu mùa thu vì đây là mùa mà tôi cất tiếng khóc chào đời. Thật hạnh phúc biết bao bởi từ lúc hé mắt nhìn cha mẹ, người thân, cuộc đời... tôi lại được đón nhận khoảng trời thu, làn gió thu, ánh nắng thu... Cứ mỗi mùa thu, tôi lại háo hức chờ đón ba ngày vui cùng lúc: một là ngày sinh nhật với riêng mình, hai là ngày tết trung thu với cả niềm vui của trẻ con trên đời này và ngày thứ ba là ngày tựu trường tràn đầy hạnh phúc khi được mẹ đưa đến trường trên con đường thân thuộc - đến cái nơi mà khi chiếc cổng mở ra là có biết bao điều kì diệu.

Thu đẹp lắm nhưng thật khó thể hiện ra. Bao bức tranh tôi đã từng được ngắm, được xem, song bức tranh thu trong tâm hồn tôi mãi đẹp hơn cả. Xin cảm ơn mùa thu đã cho tôi bao xúc cảm, niềm hạnh phúc lớn lao. Và trên tất cả là thu đã dang rộng vòng tay chào đón tôi khi tôi cất tiếng khóc đầu đời. Yêu lắm, mùa thu ơi!

                                             Tham khảo nha ! Nhớ cick mik đó ^ ^
 

17 tháng 11 2016

Lá cây, ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn thường xuyên để thoát nhiều hơi nước. Lượng mưa mùa đông tương đối thấp. Vì vậy, nguồn nước dự trữ trong lòng đất cũng ít đi. Đồng thời đông sang, nhiệt độ dần dần hạ thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà yếu đi, cộng với khí hậu khô hanh, khả năng hạn chế thoát hơi nước mặt lá cũng kém hẳn lại. Trong hoàn cảnh đó, lượng nước do cây hút giảm nhiều. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa tính mạng của cây. Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành. Gió thổi tới, lá sẽ trút xuống.

BÀI 26. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT 26.1. Cây bàng (Terminalia catappa) thường rụng lá vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa và đam chồi nảy lộc vào mùa xuân. Hãy giải thích ý nghĩa thích nghi của việc rụng lá ở cây bàng. 26.2. Giữa trưa hè nắng nóng, cường độ ánh sáng mạnh. Hãy giải thích hiện tượng sau: a) Tại sao nhiều cây lại héo lá? b) Trong điều kiện nắng nóng, khí khổng ở lá...
Đọc tiếp
BÀI 26. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

26.1. Cây bàng (Terminalia catappa) thường rụng lá vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa và đam chồi nảy lộc vào mùa xuân. Hãy giải thích ý nghĩa thích nghi của việc rụng lá ở cây bàng.

26.2. Giữa trưa hè nắng nóng, cường độ ánh sáng mạnh. Hãy giải thích hiện tượng sau:

a) Tại sao nhiều cây lại héo lá?

b) Trong điều kiện nắng nóng, khí khổng ở lá thường đóng hay mở? Vì sao?

c) Tại sao không nên tưới nước cho cây lúc giữa trưa khi trời nắng nóng?

26.3. Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ carbonic, nước và nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời. Từ sản phẩm của quá trình quang hợp thực vật có thêm nhiều nguyên tố khoáng như nitrogen, phosphate, lưu huỳnh,... để tổng hợp nên những chất quan trọng đối với tế bào như protein, acid nucleic,...; cần các nguyên tố Ca, Na, K, Cl, Zn, ..... tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của tế bào và sinh lý của cơ thể. Nhu cầu của thực vật với các nguyên tố khoáng là không giống nhau có những nguyên tố càng với lượng lớn gọi là nguyên tố đa lượng, có những nguyên tố càng với lượng rất nhỏ gọi là nguyên tố vi lượng.

a) Nếu chỉ cung cấp cho cây đủ ánh sáng, nước và khí carbonic thì cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường hay không? Tại sao?

b) Nitrogen là nguyên tố khoáng quan trọng để tổng hợp protein. Dựa vào vai trò của của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể, hãy dự đoán việc thiếu nitrogen ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể thực vật?

c) Khi trồng cây trên đất cây sẽ lấy chất khoáng từ đất để hình thành nên các cấu tạo của cơ thể. Con người đem các sản phẩm nông nghiệp đem đi bán. Giải thích tại sao canh tác nông nghiệp cần phải bón phân để duy trì năng suất?

d) Bón phân không đúng cách cho cây trồng sẽ gây hại cho cây, suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường,.... Hãy trình bày các nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây trồng.

26.6. Quá trình thoát hơi nước có những ý nghĩa nào sau đây?

… Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.

… Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.

… Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

… Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

26.7. Để xác định lượng phân bón cần bón cho một vụ thu hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố nào?

26.8. Một bạn học sinh dùng nhiệt kế do nhiệt độ ở bề mặt lá cây phát tài, bạn nhận thấy rằng nhiệt độ ở bề mặt lá thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 – 1oC. Tuy nhiên, bạn không giải thích được tại sao lại như vậy. Em hãy giải thích giúp bạn.

26.10. Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng.

a) Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được ...(1)... của rễ hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... rồi thâm nhập vào ...(3)... và tiếp tục được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.

b) Thoát hơi nước có thể diễn ra qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng, trong đó thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết ...(1)... Khi tế bào khí khổng ...(2)... sẽ căng ra, khí khổng ...(3)... để hơi nước thoát ra ngoài. Khi tế bào khí khổng bị ...(4)... sẽ xẹp xuống, khí khổng sẽ ...(5)... làm hạn chế sự thoát hơi nước ra ngoài.

26.11. Đôi khi, ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá vào buổi sáng sớm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

26.12. Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

STT

Khẳng định

Đúng/sai

1

Chất hữu cơ do mạch rây vận chuyển có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình quang hợp

 

2

Lá cây không có khả năng hấp thụ các chất khoáng

 

3

Nước và chất khoáng hoà tan trong đất được vỏ rễ hấp thụ vào tế bào lông hút

 

4

Quá trình hấp thụ chất khoáng từ môi trường vào rễ luôn đi kèm với quá trình hấp thụ nước

 

5

Để rễ cây phát triển tốt, cần làm cho đất tơi xốp, thoáng khí trước khi trồng cây và xới xáo đất, vun gốc định kì

 

6

Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh

 

7

Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là một yếu tố quyết định sự đóng, mở của khí khổng

 

8

Phần lớn lượng nước mà cây hấp thụ từ rễ sẽ thoát hơi qua lá

 

9

Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, cần tưới nước cho cây ít hơn bình thường

 

10

Thoát hơi nước ở lá là động lực để vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên lá

 

 

26.13. Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?

26.14. 

a) Nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và muối khoáng?

b) Quan sát hình, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.

▲ Hình. Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ

26.15. Đọc đoạn thông tin sau vàhoàn thành theo mẫu bảng.

Rễ hấp thụ nước và muối khoáng vào cây, tiếp tục được vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ.

Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (hạt, củ, quả).

▲ Hình. Sự vận chuyển các chất trong cây

Loại mạch

Hướng vận chuyển chủ yếu

Chất vận chuyển

Nguồn gốc của chất được vận chuyển

Mạch gỗ

?

?

?

Mạch rây

?

?

?

26.17. 

a) Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường?

▲ Hình. Khí khổng mở giúp hơi nước, O2 được giải phóng ra ngoài không khí và CO2 khuếch tán vào tế bào lá

b) Tại sao vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác át mẻ, dễ chịu?

26.19. 

a) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

b) Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân?

26.21. 

a) Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường bắt một phần cành, lá.

b) Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng phải tưới nhiều nước cho cây?

26.22. 

a) Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?

b) Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát hình, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.

▲ Hình. Hoạt động đóng, mở khí khổng ở lá cây

c) Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng bức?

26.23.

a) Kể tên các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây.

b) Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất một số biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây.

26.24.

a) Để tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào những yếu tố nào?

b) Điều gì sẽ xảy ra với cây khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng, lớn hơn hoặc bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá? Giải thích.

c) Nếu tưới nước và bón phân không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho cây trồng?

26.26. Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?

26.27.

– Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới làm cho đất tơi, xốp.

– Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?

26.28. Vì sao khi đem cây trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?

26.29. Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.

a) Em hãy cho biết ý kiến trên là đúng hay sai. Vì sao?

b) Nếu ý kiến trên là đúng, chúng ta cần bón loại phân nào để cung cấp nitrogen cho cây?

26.30. Em hãy giải thích cây tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, từ giống”.

 

0
1 tháng 3 2020

Hay~~~

2 tháng 1 2021

hay lắm nếu ai chọn hay hãy giơ tay lên nhé

 Câu 1: (1) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. (2)Sang hè,lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. (3)Khi lá bàng ngảsang màu lục, ấy là mùa thu.(4) Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng,nó lại có vẻ đẹp riêng. (5)Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìncả ngày không chán. (Đoàn Giỏi)a./ Câu số 1 sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?b./...
Đọc tiếp

 

Câu 1: (1) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. (2)Sang hè,

lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. (3)Khi lá bàng ngả

sang màu lục, ấy là mùa thu.(4) Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng,

nó lại có vẻ đẹp riêng. (5)Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn

cả ngày không chán. (Đoàn Giỏi)

a./ Câu số 1 sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

b./ Tại sao tác giả lại nói: “Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể

nhìn cả ngày không chán?

c./ Tìm nghĩa của từ “nảy” ở câu văn số 1?

 

d/ Có thể đảo vị trí của từ lên” ở câu thứ 2 và từ “ngả” ở câu thứ 3 được không? Vì

sao?

e/Tìm phép liên kết có trong đoạn văn trên?

giúp em với  mọi người ơi

 

0
20 tháng 3 2016

vì cây ko đủ dinh dưỡng để nuôi

20 tháng 3 2016

vì mùa đông hanh khô,cây phải xảy ra hiện tượng rụng lá để giữ nước

8 tháng 9 2018

                                                                                Bài làm

Ánh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.

   Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.

   Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.

   Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.

 

   Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. Đẹp thay lúc thu sang. Mùa thu khai trường đế lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.

8 tháng 9 2018

 Em rất yêu mùa thu vì mùa thu là mùa của tựu trường em sắp được gặp thầy cô, bè bạn. Không chỉ thế em thích ngắm thiên nhiên tươi đẹp của mùa thu đặc biệt là một buổi sớm mai trời trong xanh. Sáng nay em ra vườn rất sớm để thưởng thức vẻ đẹp của buổi sáng mùa thu trong vườn nhà em.

Mặt trời chưa thức dậy em đã rón rèn theo bà ra vườn bắt sâu cho rau. Bà bảo sáng sớm là lúc những con sâu đang no nê sau một đêm ăn lá nên rất dễ dàng bắt chúng. Ánh sáng đã len lỏi khắp mọi nơi, ánh nắng đầu tiên chiếu vào những giọt sương mai làm chúng long lanh lạ thường. Một giọt sương đọng trên lá bàng rớt xuống vai em, em thích thú reo lên khiến lũ bướm giật mình bay lượn. Những chú chim sâu thức dậy ríu rít bay nhảy trên cành khiến cả khu vườn xao động. Những cây ổi, cây khế, cây cam cũng bị tiếng chim đánh thức. Cây bàng vươn vai uể oải khiến cho những chiếc lá vàng rụng xuống đất. Cây khế đứng nép mình bên gốc cổng rào chờ cơn gió đến để trút bỏ những chiếc lá vàng và chuẩn bị thay lá mới. Đúng rồi mùa thu đã đến, bà bảo mùa thu cây sẽ rụng lá để cuối đông thay lá mới cho kịp chiếc áo đẹp đón mùa xuân. Em thích thú ngắm những chiếc lá rơi xuống gốc cây, em nhặt một chiếc lá bàng to để xếp thành con thuyền thả trên mặt hồ.

Mặt trời nhô lên cao hơn, nắng đã nhuộm vàng khu vườn, lũ ong tìm đến hoa hút mật càng nhiều hơn. Em bất ngờ khi thầy khóm hoa cúc mẹ trồng trước hàng rào đã nở nụ hoa đầu tiên rồi nhớ đến câu thơ “mùa thu của em/là vàng hoa cúc”. Em cùng bà tưới nước cho hoa, bón phân cho hoa và trông thêm nhiều hoa cúc nữa để trước nhà em toàn một màu vàng óng ánh. Em đến bên hồ nước, mặt hồ buổi sáng yên tĩnh soi bóng mây trời, nước hồ thật trong xanh, mát mẻ. Em thấy những chú cá vàng đã vẫy đuôi bơi lội, có lẻ cá cũng thích thú với khí trời mát mẻ mùa thu.

 Bà chỉ cho em những đám mây ngũ sắc đang bay lơ lửng. Em ngước mắt nhìn lên bầu trời. Bầu trời mùa thu cao vời vợi, mây cũng đẹp và trong xanh lạ thường. Em thầm cảm ơn mùa thu đã mang đến không khí thật trong lành, mát mẻ.

Nắng đã lên cao, một buổi sáng mùa thu đã trôi qua nhưng em vẫn còn nhớ mãi cảm giác vui sướng khi ra vườn cùng bà. Em vào nhà để chuẩn bị soạn tập vở, quần áo mới cho ngày khai trường sắp tới mà lòng nôn nao khó tả. Em yêu mùa thu nhất là vào buổi sáng, em sẽ thức dậy thật sớm để ngắm những buổi sáng như thế.

4 tháng 5 2021

mùa đông, lượng mưa giảm kéo theo hàm lượng nước trong đất cũng giảm. + Lượng nước mà rễ cây hút được cũng giảm theo. - Để đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể, cây rụng lá để giảm bớt quá trình thoát hơi nước. 

i love lemon tree

4 tháng 5 2021

trời ơi cảm ơn các bạn nha. mình đang cần gấp mà đăng có vài phút mấy bạn đã giải giùm thật là hạnh phúc quá đi thôi. hihi. thanks bạn nhìu nhìu.

yeu

me too

8 tháng 11 2021

Bạn Nào trả lời cho mình mình sẽ k cho

5 tháng 10 2021

rồi sao bạn :))

6 tháng 10 2021

Tìm và ghi lại các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn sau 

sorry nha , mk quên ko viết đề