K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2018

Khi chiếc lá ngả màu vàng úa, làn gió khẽ mơn man đổ mùa xô nghiêng trên vai, khi những con đường se lạnh co rúm mình lại trong màu hoàng hôn tím ngắt, lòng chợt buồn man mác khi nhớ về những điều đã qua nghĩa là thu đã về


Trới thật xanh và nằng thật nhạt nhưng cũng đủ để nhận thấy sự tồn tại của nắng. Sẽ không có gì khoan khoái bằng cảm giác đi trong tiết trời se lạnh, trên con đường dài ngun ngút hai hàng cây và lắng tai nghe tiếng lá vàng xào xạt dưới chân. Thỉnh thoảng lại có cơn giá nhẹ thổi qua nựng nhẹ các cánh hoa cúc vàng bên đường như thầm khen cho vẻ đẹp bình dị của loài hoa có hương thơm rất nhẹ này. Đó là những gì tôi tưởng tượng ra và thường thấy trong các giấc mơ của mình

Theo tháng năm, tôi lớn lên và đại học. Những năm tháng lăn lộn ở giảng đường cùng vô vàn những kỳ thi. Và sau những kỳ thi là giấc mơ – Giấc mơ của tôi luôn là những quyển sách dày cộp với những ghi chú chi chit và đường gạch bằng bút dạ quang xanh đỏ.



Rồi tôi cũng ra trường, đi làm, không còn bị điểm số ám ảnh nữa, nhưng luôn có cái gì đó làm tôi không có mấy khi được mơ tiếp những giấc mơ mùa thu bỏ dở. Thậm chí có lúc tôi không còn nhớ mình thích mùa thi đến thế nào.

Trời xanh lắm, xanh ơi là xanh nhưng không phải là xanh lè như cái kiểu tôi hay nói chuyện. Nằng cũng rất vàng nhưng lại cũng rất dịu. Cây cối vừa thay chiếc áo mới, chiếc áo vàng điểm hoa đỏ - nhìn đẹp cứ như những cô gái mười tám đôi mươi. Đẹp tới mức gió không nỡ lay động mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về vừa đủ tạo ra những âm thanh xào xạt vui tai và đem hương lá khô thoảng nhẹ khắp không gian.

Tôi cũng không biết là mùa thu ở đây đẹp hơn hay mùa thu trong mơ của tôi đẹp hơn. Nhưng tôi đã ngồi liên tục hàng giờ trong công viên, qua nhiều ngày liên tiếp để đắm mình trong sắc thu, trời thu và để nghe tiếng vọng của mùa thu, 
hương thơm và hơi thở của mùa thu.

kb nha

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

27 tháng 9 2018

mik lớp 6 lên chỉ làm được thế này thôi !

bài văn thứ 1

Khi chiếc lá ngả màu vàng úa, làn gió khẽ mơn man đổ mùa xô nghiêng trên vai, khi những con đường se lạnh co rúm mình lại trong màu hoàng hôn tím ngắt, lòng chợt buồn man mác khi nhớ về những điều đã qua nghĩa là thu đã về


Trới thật xanh và nằng thật nhạt nhưng cũng đủ để nhận thấy sự tồn tại của nắng. Sẽ không có gì khoan khoái bằng cảm giác đi trong tiết trời se lạnh, trên con đường dài ngun ngút hai hàng cây và lắng tai nghe tiếng lá vàng xào xạt dưới chân. Thỉnh thoảng lại có cơn giá nhẹ thổi qua nựng nhẹ các cánh hoa cúc vàng bên đường như thầm khen cho vẻ đẹp bình dị của loài hoa có hương thơm rất nhẹ này. Đó là những gì tôi tưởng tượng ra và thường thấy trong các giấc mơ của mình

Theo tháng năm, tôi lớn lên và đại học. Những năm tháng lăn lộn ở giảng đường cùng vô vàn những kỳ thi. Và sau những kỳ thi là giấc mơ – Giấc mơ của tôi luôn là những quyển sách dày cộp với những ghi chú chi chit và đường gạch bằng bút dạ quang xanh đỏ.



Rồi tôi cũng ra trường, đi làm, không còn bị điểm số ám ảnh nữa, nhưng luôn có cái gì đó làm tôi không có mấy khi được mơ tiếp những giấc mơ mùa thu bỏ dở. Thậm chí có lúc tôi không còn nhớ mình thích mùa thi đến thế nào.

Trời xanh lắm, xanh ơi là xanh nhưng không phải là xanh lè như cái kiểu tôi hay nói chuyện. Nằng cũng rất vàng nhưng lại cũng rất dịu. Cây cối vừa thay chiếc áo mới, chiếc áo vàng điểm hoa đỏ - nhìn đẹp cứ như những cô gái mười tám đôi mươi. Đẹp tới mức gió không nỡ lay động mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về vừa đủ tạo ra những âm thanh xào xạt vui tai và đem hương lá khô thoảng nhẹ khắp không gian.

Tôi cũng không biết là mùa thu ở đây đẹp hơn hay mùa thu trong mơ của tôi đẹp hơn. Nhưng tôi đã ngồi liên tục hàng giờ trong công viên, qua nhiều ngày liên tiếp để đắm mình trong sắc thu, trời thu và để nghe tiếng vọng của mùa thu, 
hương thơm và hơi thở của mùa thu

bài văn thứ 2 

Mùa xuân là mùa của sự đầm ấm, là mùa của sự sẻ chia giữa thiên nhiên đất trời với con người. Mùa hạ là những ngày không khí trở nên ngột ngạt bởi cái nắng nóng oi bức xen kẽ những trận mưa. Mùa thu là mùa của sự thanh bình với những cơn gió mát và những chiếc lá vàng rơi. Mùa đông là mùa cuối cùng, cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những gì đã đến với mình trong suốt năm qua. Và với riêng em, mùa thu là mùa đẹp nhất.

Tiết trời đã vào thu. Bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng dịu nhẹ trải dài. Mùa thu vàng mênh mang: màu vàng tươi của hoa cúc, hoa sao nhái, màu vàng xuộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng giòn tan của những tia nắng ban trưa, màu vàng nâu của những chiếc lá héo úa rơi đầy trên đường phố, … Chỉ có màu vàng mùa thu mới sóng sánh như mật ong, mới đậm nét và tươi tắn đến vậy. Thu như giấc mơ dịu dàng, đưa con người hòa mình vào thiên nhiên để quên đi cái cuộc sống thành thị ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng.

Gió mùa thu thật nghịch ngợm! Gió đùa giỡn tạo nên những cơn mưa lá vàng rơi trên đường phố. Gió quấn quít, vấn vương. Gió khiến người ta có cảm xúc rất lạ. Một chiều thu, em đi dạo trên con đường ở trung tâm thành phố. Vài ngọn gió heo may vô tình lướt qua hàng cổ thụ ven đường. Chỉ trong phút chốc, những chiếc lá vàng rơi xuống như ngại ngần, quyến luyến trời cao, cứ thế xoay tròn trong không trung trước khi gieo mình xuống dòng xe cộ đông đúc. Con đường trước mặt bỗng gợn lên những làn sóng lăn tăn như dòng sông vàng đang cuộn chảy. Em như ngây người trước bức tranh sống động ấy. Một chiếc lá mỏng manh lại sắp lìa cành. Dường như nó đang luyến tiếc khi phải rời xa cành cây, rời xa những người bạn lá thân thương. Rồi chiếc lá ấy như một vũ công tài năng, uyển chuyển xoay tròn theo gió. Em xòe tay đón lấy, nắm chặt chiếc lá trong tay mình. Một cảm xúc dịu dàng len lỏi vào tim. Và lúc ấy, em chợt nhận ra rằng đó chính là cảm xúc mùa thu.

Chỉ mới đây thôi, hạ đến cùng với những kỳ thi căng thẳng, mệt mỏi và sự náo nức về những ngày nghỉ vui tươi. Vậy mà khi thu vừa chớm tới, cái cảm giác mong chờ được gặp lại bạn bè, thầy cô lại tràn ngập trong lòng em. Tháng chín, chúng em thôi những ngày tháng rong chơi, quay lại với những trang vở, với chiếc áo trắng học trò và chờ đợi tiếng trống khai trường. Tháng chín, bằng một nụ cười thật tươi, em háo hức bước vào năm học mới. Dẫu biết rằng có nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng em vẫn sẽ cố gắng học thật tốt để mai này trở thành một người có ích cho xã hội.

bài văn thứ 3

“Mùa thu ơi mùa thu…”
Tiếng hát vang lên qua tai nghe từ chiếc máy nghe nhạc. Trời đầu đông. Thời tiết se se lạnh nhưng nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Nhìn cảnh tượng này, sao tôi thấy giống mùa thu đến lạ!...

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…


Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi lại yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm, nhưng cũng vừa đủ để người khác yêu thêm. Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.

Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình. Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao!

Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!

Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy…

Hết thu. Vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu. Và tôi yêu nắng như yêu chính mùa thu của tôi. Có lẽ nắng cũng yêu tôi, như mùa thu yêu tôi…

Bài hát đã ngừng. Tôi trở về thực tại. Tiếc nuối. Tôi ngắm nắng như ngắm chính mùa thu của tôi. Tôi không chắc có phải tôi yêu mùa thu không? Không, có lẽ tôi nghiện mùa thu mất rồi! Bật lại bài hát, tôi nhắm mắt. Mùa thu ơi, hãy quay lại nhé! Tôi yêu mùa thu thật nhiều! Và hãy yêu tôi như chính tôi yêu mùa thu vậy, có được không?

bài văn thứ 4

Có biết bao lí do đế tôi yêu mùa thu - một mùa đẹp trong vòng tuần hoàn của thời gian trôi chảy: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Yêu lắm các vòm trời cao trong xanh vời vợi, vắt ngang vài dải mây trắng lơ lửng trôi! Yêu lắm nắng mùa thu sao dịu dàng đến thế! Nắng thu mỏng mảnh như tơ trời vàng óng phù khắp mọi nơi. Vạn vật được đắm mình tha hồ vùng vẫy trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo như đôi mắt trong veo của bé thơ. Nắng thu không chói chang như nắng mùa hạ, không hanh hao, vàng vọt, yếu ớt như nắng mùa đông. Có ai bảo: Sao giống nắng xuân đến thế! Nhưng không phải! Mùa xuân nắng mong manh không thành màu, đâu trong sáng như nắng mùa thu. Không những thế, nắng thu còn đánh thức cả lương tâm cây trái, báo hiệu một mùa quả chín đỏ mọng hay vàng ươm đang trĩu trên cành.

Thuở bé, tôi được nghe những câu chuyện “Vỉ sao hoa cúc có nhiều cành?” mà khòng khôi xúc động trước tình cảm của em bé đối với bà mẹ. Phải chăng bóng hoa cúc - đặc trưng của mùa thu là minh chứng cho tình mẫu tử cao đẹp ấy? Dần lớn lên, bài học ấy vẫn mãi theo tôi. Chính loài hoa này đã dạy cho tôi biết thế nào là tình yêu, là sự hy sinh, là hạnh phúc? Có lẽ vậy nên mỗi độ thu về, được ngắm loài Liêu Chi, lòng tôi lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả, nó đánh thức và nhắc nhở tôi bài học về lòng hiếu thảo.

Bạn đã bao giờ ngắm nhìn hoa quỳnh nở dưới trăng chưa? Trên nền trời cao thăm thẳm, trăng dịu dàng như cô tiên nữ với chiếc váy trắng óng ánh đang nô đùa cùng muôn ngàn sao lấp lánh. Khoảng giữa là không trung bao la thoáng đãng, còn dưới mặt đất này, bầu không khi tĩnh lặng yên bình, được ngắm hoa quỳnh nở trong cảnh gió mát trăng thanh còn gì thú bằng? Hoa cựa mình khẽ khàng, rồi từ từ, từ từ nhẹ nhàng nở bung ra, tắm mình dưới ánh trăng ngân, thật đắm say lòng người. Không chọn cho mình cái rộn ràng của buổi bình minh, không lựa lúc cuộc sống ồn ào, hối hả ban ngày quỳnh chọn cho mình cái khoảnh khắc tĩnh mịch này để nhẹ nhàng tỏa hương. Hoa nhẹ nhàng tỏa hương ngọt ngào của mình trong đêm để quyến rũ hồn người, khiến cho lòng người bâng khuâng, man mác. Và kìa! Trăng nhỡ ngàng, sững sờ, sà xuống hôn lên những cánh hoa trắng muốt , tinh khôi, lưu lại đấy một phết vàng lung linh huyền ảo. Chao ôi, đẹp đến mê người!

Nhắc đến mùa thu tôi lại nhớ đến những chiều tà! Thật thanh thản khi thả mình giữa những cơn mưa lá, bước dần lên thảm lá vàng rụng dày, sực nức một hương thơm thôn dã. Hít thở cái hương vị thiên nhiên mang dáng vể đồng nội ấy đã thấy lòng mình mênh mang. Chợt nghe đâu đây lời ru ngọt ngào: “À ơi! Gió mùa thu mẹ ru con ngủ (...) Hãy ngủ, ngủ đi con,Con hời con hỡ…”, lòng ta lại nao nao, bâng khuâng đến lạ.

Nhưng đặc biệt, tôi yêu mùa thu vì đây là mùa mà tôi cất tiếng khóc chào đời. Thật hạnh phúc biết bao bởi từ lúc hé mắt nhìn cha mẹ, người thân, cuộc đời... tôi lại được đón nhận khoảng trời thu, làn gió thu, ánh nắng thu... Cứ mỗi mùa thu, tôi lại háo hức chờ đón ba ngày vui cùng lúc: một là ngày sinh nhật với riêng mình, hai là ngày tết trung thu với cả niềm vui của trẻ con trên đời này và ngày thứ ba là ngày tựu trường tràn đầy hạnh phúc khi được mẹ đưa đến trường trên con đường thân thuộc - đến cái nơi mà khi chiếc cổng mở ra là có biết bao điều kì diệu.

Thu đẹp lắm nhưng thật khó thể hiện ra. Bao bức tranh tôi đã từng được ngắm, được xem, song bức tranh thu trong tâm hồn tôi mãi đẹp hơn cả. Xin cảm ơn mùa thu đã cho tôi bao xúc cảm, niềm hạnh phúc lớn lao. Và trên tất cả là thu đã dang rộng vòng tay chào đón tôi khi tôi cất tiếng khóc đầu đời. Yêu lắm, mùa thu ơi!

                                             Tham khảo nha ! Nhớ cick mik đó ^ ^
 

8 tháng 11 2021

Tham khảo:

Giôn xi là một cô họa sĩ trẻ tài năng giàu ước mơ và khao khát. Nhưng đáng buồn thay, cô lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính - một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị. Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai. Cô đã buông xuôi cuộc đời mình cho số phận,phó mặc đời mình theo chiếc lá thường xuân và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời.Năm đó là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô bỗng tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt. chiếc lá ấy khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật. Nghị lực sống của cô gái trẻ cùng câu chuyện đầy cảm động ẩn sau chiếc lá của cụ Bơ men đã gieo vào lòng bạn đọc ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương, cho ta thấy được khát vọng sống và tình người tốt đẹp vẫn còn hiện hữu ngay trên cõi đời này.

tham khảo ạ

tuy hơi dài nhưng bn thông cảm nhé:

Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả .

“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sĩ nghèo. Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men – người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm… Một buổi sáng, Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn- xi sức sống và niềm hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần như chiến thắng được bệnh tật thì cụ Bơ-men qua đời, vì bệnh lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành… Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.

Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ hoạ sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi.Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và… O’ Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ…. đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh… nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.

Cũng như cụ Bơ-men, khi nhìn cây thường xuân chỉ còn trơ trọi vài chiếc lá, Xiu đã không giấu được nỗi lo sợ của mình. Giôn-xi tuy không ruột rà máu mủ gì với cô, nhưng cô thương Giôn-xi như một người em gái. Khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu. Vì thế, sáng hôm sau, khi Giôn-xi yêu cầu kéo rèm cửa lên, cô “làm theo một cách chán nản”. Rõ ràng trong cô vẫn bị ám ảnh bởi tâm trạng bi quan của Giôn-xi. Cô không tin vào điều định mệnh về “chiếc lá cuối cùng” mà Giôn-xi nghĩ đến, nhưng cô sợ, với tình cảnh này, Giôn-xi sẽ thực sự rời xa cô mất. Cụ Bơ-men không nói gì với cô về việc làm của mình, về ý định thay thế chiếc lá thiên nhiên đã rơi rụng bằng một chiếc lá “nhân tạo” nên khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất một chiếc lá lay lắt, mỏng manh, yếu ớt, Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ. Tiếng thều thào đoán định của Giôn-xi: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sã chết” như bóp nghẹt trái tim Xiu. Trước mặt Giôn-xi, Xiu tỏ ra mạnh mẽ là thế – một Xiu luôn cứng cỏi gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực của em – nhưng Giôn-xi có biết từ sâu thẳm tâm hồn Xiu cũng yếu đuối và đa cảm lắm? Cô thương Giôn-xi đến nỗi lo sợ không biết rồi mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi “Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Lời động viên tràn đầy tình thươmng yêu để Giôn-xi hiểu rằng với Xiu, Giôn-xi như nửa cuộc đời cô. Giôn-xi mất đi rồi, liệu cuộc sống của cô có còn gì gọi là ý nghĩa? “Ngày hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường”, một câu kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm. Trong bóng tối đang dần buông xuống, những đôi mắt vẫn không ngừng dõi theo chiếc lá cuối cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên thiên khắc nghiệt. Niềm hi vọng vẫn còn đó, nhưng có thể phụt tắt bất cứ lúc nào, khác gì ngọn đèn leo lét trước cơn gió dữ. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Những cử chỉ chăm sóc tận tình đã được đáp lại. Lời nói của vị thầy thuốc “Được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” càng khơi dậy niềm hi vọng vốn có lúc tưởng như tắt lụi. Cùng với sự cổ vũ của “chiếc lá dũng cảm” – kiệt tác của cụ Bơ-men – Xiu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Giôn-xi tìm lại được niềm tin và sự sống. Tình bạn và tấm lòng chân thật đã chiến thắng lão già viêm phổi quái ác. Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm chị của Xiu. Khi Giôn-xi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn cũng sẽ không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu. Cô không phải là trung tâm tác phẩm nhưng lại đem đến cho người đọc một tình cảm êm dịu, hiền hoà, góp thêm một phần vào bức tranh với những gam màu sáng của tình người cao đẹp.

Còn Giôn-xi, người biết sự thật cuối cùng? Cảnh ngộ của cô thật đáng thương. Cái nghèo túng cùng cơn bệnh hoành hành cướp đi của cô tất cả sức lực. Cô gần như tuyệt vọng. Mỗi tiếng đếm lùi khi từng chiếc lá rơi xuống là mỗi lúc cô cảm thấy gần kề với cái chết hơn. Lưỡi hái tử thần cứ chập chờn trước mặt Giôn-xi đầy đe doạgắn với hình ảnh của nhưng chiếc lá thường xuân nhỏ bé. Sự sống mong manh của cô khác nào những chiếc lá ấy, chỉ một cơn gió thoảng qua là có thể lìa cành? Người đọc chợt căng thẳng, hồi hộp mỗi khi Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Ngay ngày hôm trước, sự tuyệt vọng của Giôn-xi làm nên nỗi niềm lo sợ trong Xiu và cụ Bơ-men, để rồi nỗi lo sợ lại len lỏi vào lòng người đọc. Lần thứ nhất kéo mành chỉ còn lại một chiếc lá, khiến không ai có thể dứt mắt khỏi sự sống nhỏ nhoi ấy suốt một ngày một đêm. Lần kéo mành thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mạng của Giôn-xi sẽ ra sao? Giôn-xi có tàn nhẫn quá không khi bóp nghẹt trái tim người thân yêu bằng cách ra lệnh kéo mành như thế? Thật khó mà hồn nhiên, vui vẻ khi nghĩ rằng mình sắp chết, nhất là lúc con người đang ở vào độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời! Nghe những lời thủ thỉ tâm tình của Xiu, Giôn-xi cũng cô đơn lắm chứ. “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”. Cô đơn “khi những mối dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế giới xung quanh cứ lơi lỏng dần từng sợi một”. Và nỗi sợ hãi choán hết tâm trí cô. Nhưng khi đêm đã qua rồi mà chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành, Giôn-xi “nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”,cái nhìn như dần sưởi ấm trái tim yếu đuối giá lạnh của cô. Có lẽ cô đang nghĩ và so sánh mình với sự mạnh mẽ của chiếc lá: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy mình đã tệ như thế nào” và chợt nhận ra “muốn chết là cái tội”. Khoảng thời gian diễn ra sự hồi sinh diệu kì trong tâm hồn cô. Chiếc gương tay, ý muốn được ngồi dậy xem Xiu nấu nướng là những biểu hiện rõ rệt nhất của sự sống. Và niềm hi vọng được vẽ cảnh vịnh Na-plơ lại bùng cháy. Nhận được sự dộng viên, khích lệ âm thầm lặng lẽ của cụ Bơ-men, của Xiu, Giôn-xi đã tự mình biến cái không tưởng thành hiện thực. Tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu như giờ phút này cô lại chấp nhận buông xuôi. Nhưng không, người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm trước một sự sống mới đang hình thành.

Câu chuyện khép lại bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi có phản ứng gì thêm. Biết đâu mỗi lần ngắm chiếc lá là một lần Xiu và Giôn-xi được tiếp thêm sức lực và bản lĩnh để vượt qua nhưng khó khăn, gian khổ trong cuộc sống? Truyện đã dừng lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng người đọc với bao suy nghĩ, dự đoán…

Ngoài nghệ thuật miêu tả diễm biến tâm lí và khắc hoạ tính cách ba nhân vật, nhà văn O’hen-ri đã thành công trong việc xây dựng hai tình huống bất ngờ, thú vị. Ngay từ đầu, Giôn-xi đã đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đầu và dần buông xuôi trước tử thần, nhưng theo thời gian, tình huống bỗng đảo ngược, Giôn-xi trở nên yêu đời, ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, cụ Bơ-men khoẻ mạnh bỗng chết vì bệnh viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt cảm động. Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: Bênh viêm phổi, chiếc lá cuối cùng, có khác chăng là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Nghệ thuật đặc sắc ấy đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện.

Cả ba nhân vật xuất hiện bổ sung và hoàn chỉnh dần bức tranh thấm đượm tình người, dẫu là những con người không ruột thịt máu mủ. Và một nhân vật cứ im lìm, bất động, lặng lẽ chứng kiến sự đổi thay kì diệu. Chỉ vài trang kết truyện “Chiếc lá cuối cùng” với lối xây dựng theo kiểu có nhiều tinh tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O’Hen-ri đã gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Cảm nhận về truyện Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri – Bài làm 4

Ô Hen – ri là nhà văn người Mỹ với nhiều những tác phẩm xuất sắc, cái tên đã được Hội Nghệ thuật và Khỏa học ỏ’ Mỹ lấy tên đặt cho giải thưởng truyện ngắn hàng năm. Những tác phẩm của ông được viết dựa vào những chi tiết vô cùng của đời thường. Ông dừng lại để nhìn nhận cuộc sống bằng những tác phẩm văn học của mình. Các tác phẩm của ông hiện thực lên được cái cuộc sống đầy dẫy những bất công, những bất hạnh của con người nghèo khổ đê khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của những cảnh đời ấy qua những câu chuyện đầy cảm động.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm xuất sắc được nhà văn để lại thời đại. Tác phẩm chứa đầy tình thương yêu, niềm tin với con người nó là sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện ngợi ca tình bạn thủy chung cao quý của ba người nghệ sĩ nghèo: Xiu, Giôn – Xi và Bơ – Men. Ba con người với ba cảnh đời bi đát khác nhau nhưng lại luôn sống bổ sung cho nhau. Cụ Bơ – Men với ước mơ cuộc đời có thể để lại một bức tranh kiệt tác, nhưng trải qua bốn chục năm cụ vẫn chưa làm được việc đó, chấp nhận ngồi làm mẫu vẽ cho những họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền ăn. Giôn – Xi cô gái mắc bệnh sưng phổi, bệnh tật và nghèo khó làm cho cô mất hẳn niềm tin vào cuộc sống. Còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Bức tranh về cuộc sống khốn khổ của những con người ấy lạnh lẽo và u ám đến tột độ. Hai người họa sĩ nghèo với hai độ tuổi khác nhau nhưng lại có chung một nỗi lòng là làm sao có thể giúp cô gái yếu đuối kia khỏi cái chết.

Bệnh tật và sự nghèo khó khiến Giôn – Xi mất hẳn niềm tin vào cuộc sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, nhìn theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa số nhỏ và tự nghĩ rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Sự buồn bã, chán nản vào cuộc sống làm bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng. Tác giả không mô tả cụ thể tâm trạng của Xiu nhưng cũng phần nào nói lên được nỗi niềm lo lắng với cụ Bơ – Men. Tâm trạng từng nhân vật được tác giả nói đến bằng giọng văn đơn giản bình dị nhưng ẩn sâu trong nó là bao nhiêu tâm tư tình cảm chất chứa của họ.

Một buổi sáng, Giôn – xi lại kêu Xiu kéo chiếc rèm của cửa sổ. Sau trận mưa ào ạt cùng với những cơn gió đêm hôm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trụ trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng còn lại. Dường như lúc này Giôn – Xi chỉ chờ chiếc lá cuối cùng ấy rụng xuống, và mình sẽ chết. Nhưng một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, những suy nghĩ như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. hình ảnh đó đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên cành cây. Chiếc lá cuối cùng ấy chỉ còn giữa được màu xanh ở cuống lá, rìa lá đã nhuốm màu vàng úa nhưng vẫn cố gắng bám trụ lại. Người mừng nhất lúc này có lẽ là Xiu. Giôn – xi thì thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và vấn với ý nghĩ trong đầu hôm nay nó sẽ rụng thôi và cuộc đời cô cũng chấm dứt. Cô chỉ chìm đắm trong những ý nghĩ tiêu cực của mình mà quên mất rằng cô vẫn còn sợi dây tình bạn gắn kết với thời gian. Cô xem nỗi đau của mình là tất cả và quên rằng xung quanh mình có rất nhiều người hằng này luôn bên cô và giúp cô mạnh mẽ. Mọi chuyện giờ đây chỉ trông chờ vào ý trí của chính Giôn – Xi, cô gái chỉ biết chấp nhận và buông xuôi.

Tác giả đã tạo ra một tình huống bất ngờ, thử thách cho số phận của cô gái bất hạnh. Chiêc lá vẫn còn đó, mạnh mẽ vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, gió bão mưa giông cũng không rụng xuống. Một chi tiết nhỏ nhưng đã làm thay đổi cả cuộc đời của Giôn – Xi. Cô gái dần nhận ra sự ích kỉ của thân. Thức tỉnh được khát vọng sống trong cô. Phép màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men. người họa sĩ già ấy với trái tim nhân hậu và giàu lòng thương cảm. Ông đã tự cho mình một quyết định táo bạo, và đặt tất cả niềm tin vào kiệt tác cuối cùng của cuộc đời mình. Ông âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ chính cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, và bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua thử thách của chính mình, lấy lại niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.

Câu chuyện đơn giản nhưng lại sâu sắc nhờ vào ngòi bút khắc họa đầy tài năng của tác giả. Câu chuyện làm cho người đọc cảm phục tình bạn của Xiu và Giôn – Xi cùng với đó là tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của cụ Bơ –Men. Câu chuyện đầy ý nghĩa, mọi thứ đều đến bất ngờ, nhưng nó lại vô cũng thấm thía với người đọc. Càng chứng minh được tình yêu thương con người cao cả của những cảnh đời cơ cực.

7 tháng 11 2021

Cảm ơn bạn nha <3

20 tháng 9 2021

  Nó gợi cho e nhớ lại về ngày tựu trường đầu tiên. Mỗi mùa tự trường là một năm học mơi, e đc gặp lại bn bè sau 3 tháng hè, lòng e lại mơn man những dòng cảm xúc khó diễn tả. Cảm xúc ấy diễn ra rất nhiều lần, và rất khó diễn tả, nhưng e vẫn sẽ nhớ mãu, như về ngày tự trường đầu tiên

3 tháng 4 2021

Em cần đoạn văn hay bài văn?

Tham khảo đoạn văn nha em:

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

3 tháng 4 2021

Em cần bài văn cảm nhận chị à