K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2018
"Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ, măng tre”...

Đọc lại những vần thơ quen thuộc, xúc động ấy của nhà thơ Tố Hữu, lòng chúng ta lại bồi hồi nhớ về ngôi nhà sàn bình dị, vườn cây xanh tươi, ao cá thoáng mát của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.

Kể từ khi Bác qua đời, nơi đây đã trở thành điểm tham quan thu hút đồng bào, chiến sĩ cả nước và là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, bạn bè quốc tế khi đến thăm Thủ đô Hà Nội. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, dừng chân ở hầu khắp các địa phương trên đất nước ta, nhưng thời gian Bác ở và làm việc lâu nhất là ngôi nhà sàn tại Phủ Chủ tịch. Nằm ở phía tây bắc của kinh thành Thăng Long xưa, Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch rộng hơn 14ha với 16 công trình, trong đó có công trình với tuổi đời hơn 100 năm. Không có những đường nét tinh xảo trên các chạm khắc như ở ngôi đình chùa cổ; không có những hình ảnh “long, ly, quy, phượng” thường xuất hiện ở các công trình kiến trúc dành cho nơi ở của các bậc quý phái ngày xưa và cũng không có ghế vàng lộng lẫy, điện ngọc lung linh, vườn thượng uyển rực rỡ của vua quan thuở trước, các công trình gắn liền với nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch rất đỗi bình dị như chính cuộc đời thanh bạch, giản dị của Bác. Tuy vậy, mỗi công trình lại là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, mà giá trị cao cả nhất là vẻ đẹp vĩ đại của một vị Chủ tịch nước được thể hiện sâu sắc từ cuộc sống, sinh hoạt đạm bạc và tình yêu thiên nhiên bao la của Người lúc sinh thời. Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch có một con đường trải sỏi, hai bên trồng những cây xoài dẫn tới ngôi nhà sàn nhỏ nhắn nằm giữa những tán lá cây xanh mát. Hàng rào râm bụt bao quanh ngôi nhà, cổng vào kết nối các cành cây đan xen nhau. Ngôi nhà sàn này Bác ở từ ngày 17-5-1958 cho đến lúc Người từ trần. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị để ra quyết sách và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Tầng trên là hai phòng nhỏ-nơi Bác làm việc, ngủ nghỉ, trong đó có những vật dụng sinh hoạt rất đơn sơ, giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, trên bờ quanh ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý được nhân dân các địa phương từ khắp nhiều địa phương gửi về biếu Bác từ năm 1954 như: bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Xuân Mai, Vân Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; hồng Tiên Điền; song mai Đông Mỹ... Vườn cây của Bác còn có những loại cây từ nước ngoài như ngân hoa, bụt mọc, cây cau vua vùng Ca-ri-bê... Tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã đón tiếp, gặp gỡ nhiều đoàn khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân, trí thức, bộ đội, đồng bào và chiến sĩ miền Nam ra thăm Hà Nội, kiều bào ta ở nước ngoài về thăm Tổ quốc. Mỗi lần được vào thăm Bác ở đây, ai cũng cảm thấy như trở về mái ấm gia đình mình bởi được sống trong tình cảm thân thương, chan hòa, gần gũi của Bác và tận hưởng không gian vườn cây, ao cá thoáng mát, trong lành. Bốn mươi năm qua, Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã đón hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trong số đó, có rất nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, văn nghệ sĩ nổi tiếng của nhiều nước đã đến đây để bày tỏ lòng kính trọng, khâm phục của mình trước cuộc sống giản dị, tấm lòng trong sáng, cao cả của vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam-Danh nhân văn hóa thế giới. Đối với nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai trên khắp mọi miền Tổ quốc đến Việt kiều về thăm quê, mỗi khi đến thăm nhà sàn, vườn cây, ao cá của Bác tại Phủ Chủ tịch để hiểu hơn một vị lãnh tụ “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” và cảm thấy “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”…

15 tháng 6 2018

"Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ, măng tre”...

Đọc lại những vần thơ quen thuộc, xúc động ấy của nhà thơ Tố Hữu, lòng chúng ta lại bồi hồi nhớ về ngôi nhà sàn bình dị, vườn cây xanh tươi, ao cá thoáng mát của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.

Kể từ khi Bác qua đời, nơi đây đã trở thành điểm tham quan thu hút đồng bào, chiến sĩ cả nước và là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, bạn bè quốc tế khi đến thăm Thủ đô Hà Nội. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, dừng chân ở hầu khắp các địa phương trên đất nước ta, nhưng thời gian Bác ở và làm việc lâu nhất là ngôi nhà sàn tại Phủ Chủ tịch. Nằm ở phía tây bắc của kinh thành Thăng Long xưa, Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch rộng hơn 14ha với 16 công trình, trong đó có công trình với tuổi đời hơn 100 năm. Không có những đường nét tinh xảo trên các chạm khắc như ở ngôi đình chùa cổ; không có những hình ảnh “long, ly, quy, phượng” thường xuất hiện ở các công trình kiến trúc dành cho nơi ở của các bậc quý phái ngày xưa và cũng không có ghế vàng lộng lẫy, điện ngọc lung linh, vườn thượng uyển rực rỡ của vua quan thuở trước, các công trình gắn liền với nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch rất đỗi bình dị như chính cuộc đời thanh bạch, giản dị của Bác. Tuy vậy, mỗi công trình lại là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, mà giá trị cao cả nhất là vẻ đẹp vĩ đại của một vị Chủ tịch nước được thể hiện sâu sắc từ cuộc sống, sinh hoạt đạm bạc và tình yêu thiên nhiên bao la của Người lúc sinh thời. Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch có một con đường trải sỏi, hai bên trồng những cây xoài dẫn tới ngôi nhà sàn nhỏ nhắn nằm giữa những tán lá cây xanh mát. Hàng rào râm bụt bao quanh ngôi nhà, cổng vào kết nối các cành cây đan xen nhau. Ngôi nhà sàn này Bác ở từ ngày 17-5-1958 cho đến lúc Người từ trần. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị để ra quyết sách và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Tầng trên là hai phòng nhỏ-nơi Bác làm việc, ngủ nghỉ, trong đó có những vật dụng sinh hoạt rất đơn sơ, giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, trên bờ quanh ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý được nhân dân các địa phương từ khắp nhiều địa phương gửi về biếu Bác từ năm 1954 như: bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Xuân Mai, Vân Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; hồng Tiên Điền; song mai Đông Mỹ... Vườn cây của Bác còn có những loại cây từ nước ngoài như ngân hoa, bụt mọc, cây cau vua vùng Ca-ri-bê... Tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã đón tiếp, gặp gỡ nhiều đoàn khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân, trí thức, bộ đội, đồng bào và chiến sĩ miền Nam ra thăm Hà Nội, kiều bào ta ở nước ngoài về thăm Tổ quốc. Mỗi lần được vào thăm Bác ở đây, ai cũng cảm thấy như trở về mái ấm gia đình mình bởi được sống trong tình cảm thân thương, chan hòa, gần gũi của Bác và tận hưởng không gian vườn cây, ao cá thoáng mát, trong lành. Bốn mươi năm qua, Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã đón hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trong số đó, có rất nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, văn nghệ sĩ nổi tiếng của nhiều nước đã đến đây để bày tỏ lòng kính trọng, khâm phục của mình trước cuộc sống giản dị, tấm lòng trong sáng, cao cả của vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam-Danh nhân văn hóa thế giới. Đối với nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai trên khắp mọi miền Tổ quốc đến Việt kiều về thăm quê, mỗi khi đến thăm nhà sàn, vườn cây, ao cá của Bác tại Phủ Chủ tịch để hiểu hơn một vị lãnh tụ “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” và cảm thấy “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”

Mặc dù mk cop mạng nhưng có còn hơn ko nên mk cop đại ko biết có đúng ko nữahehe

Chúc bạn học tốthihi

6 tháng 3 2023

câu hỏi này chắc ko ai trả lời đc

 

 

28 tháng 5 2021

hàng râm bụt thắp lên lửa hồng 

Con bướm trắng lượn vòng 

chùm vải chín vàng ong sắc trời 

3 tháng 6 2021

Trong cái nắng oi nồng tháng Năm, tấp nập những đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi nhớ...

Tháng Năm về! Trời Nam Đàn trở nên trong xanh vời vợi. Ngào ngạt hương sắc sen hồng tỏa ra từ phía ao làng. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, đan xen giữa những ngôi nhà ngói mới, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống.

Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Tuổi thơ của Bác Hồ ở đấy, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ tảo tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề vì cuộc mưu sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn con nhỏ. Bà mất vì lao lực, vì làm việc quá sức. Khi mất vẫn không nhìn thấy mặt chồng, để lại cho đàn con niềm tiếc thương vô hạn.

Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương?

Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...

Rời quê Bác làng Sen, chúng cháu được đi tham quan Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nơi gắn liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ.

Đồng Lộc giờ đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái. Khó có thể hình dung được 46 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam.

Qua lời giới thiệu của các cô chú hướng dẫn viên, chúng cháu cảm nhận được đây thực sự là một vùng đất linh thiêng, huyền thoại, nơi mang trong mình nỗi đau thương chiến tranh một thuở, nhưng cũng vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Chúng cháu nhớ như in trong tâm trí những lời tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm cùng ý chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”.

Những lời tâm sự chân thành ấy khiến chúng cháu không thể cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, nơi tính mệnh chỉ như “ngàn cân treo sợi tóc”, các chị vẫn ung dung sống, chiến đấu như những anh hùng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào có thể lay chuyển được. Giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, tâm hồn các chị vẫn ngát hương tuổi thanh xuân tươi đẹp: “Mẹ ơi, thời gian này, mặc dù địch đánh phá ác liệt, nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”.

Đó cũng là sự kết tinh và quyện hòa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với sự dung dị của những tâm hồn xuân sắc một thời. Vẫn có đây những điều lớn lao mang tầm vóc thời đại nhưng có lẽ, đẹp hơn tất cả là những gì rất Người, rất con người mà các chị đã mang vào nơi tuyến lửa. Rõ ràng, sức mạnh không chỉ ở bom rơi, súng nổ, mà còn ẩn sâu trong những tâm hồn thép, nhưng cũng đầy ắp yêu thương ấy.

Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, là những bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa… Tổ quốc sẽ mãi gọi các chị là những “đóa hoa bất tử”.

Chân bước đi, mà lòng chẳng muốn rời. Hình ảnh của o Tần, o Cúc, chị Hợi, chị Nhỏ, chị Xuân, chị Hạ, chị Hương hay o Rạng, o Xuân, o Xanh như vẫn còn đây, trẻ trung, tươi tắn, nhưng hiên ngang khí phách lạ thường bên dòng sông La huyền thoại.

Tiếng chuông trên tháp ngân vang từng hồi giữa một vùng trời đất bao la, vừa như lời nguyện cầu cho anh linh các chị được an nghỉ trong cõi linh thiêng, được siêu thoát nơi miền cực lạc, vừa là những âm vang của quá khứ hào hùng, nhắc nhở mỗi người trong thời bình phải luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước đã hiến dâng đời mình cho non nước tươi đẹp hôm nay, vừa như lời giục giã hành động cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Những giọt máu thắm hồng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trái tim của các chị và những người thuộc thế hệ của các chị đã ngừng đập để trái tim Tổ quốc Việt Nam còn đập mãi, cho non sông Việt Nam mãi trường tồn và tươi đẹp. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy.

Chuyến hành hương về vùng đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, bất khuất trung hậu, đối với chúng cháu, những người con đến từ Tây Bắc xa xôi có lẽ đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng.

Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.

 

16 tháng 2 2023

Cách hiểu 2

Cô trường mình dạy vậy nha

7 tháng 4 2018

Em thấy hoa quanh lăng Bác rất đẹp, nó được thay đổi bằng các loài hoa theo những mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

các cao nhân trợ giúp gấp  ạMình cần vào tiết học chiều ni ạxin cảm ơn.......Dựa vào cấu tạo xác định các kiểu câu trong đoạn văn sau 1. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa gội rửa . Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, ssangs rực lên trong ánh mặt trời".2. Mùa đông , bé say sưa ngắm nhìn ngọn lửa cháy trong bếp lò. Ngọn lửa mềm mại...
Đọc tiếp

các cao nhân trợ giúp gấp  ạ

Mình cần vào tiết học chiều ni ạ

xin cảm ơn.......

Dựa vào cấu tạo xác định các kiểu câu trong đoạn văn sau 

1. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa gội rửa . Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, ssangs rực lên trong ánh mặt trời".

2. Mùa đông , bé say sưa ngắm nhìn ngọn lửa cháy trong bếp lò. Ngọn lửa mềm mại vui tươi. Ngọn lửa khi thì màu vàng rực rỡ, lúc lại màu xanh lét. Ngọn lửa liếm mãi làm nước trong nồi sôi, cơm trong nồi chín, thịt trong nồi nhừ.  Trên đời này ngọn lửa thật có ích.

3. Hoàng hôn. Bong tối nhập nhoạng khe lá xuống chầm chậm. Phía núi bắt đầu mưa. Ở bãi trú quân , mọi người đã nằm gọn trên võng. Gió mỗi lúc một mạnh. Rừng gào lên. Đêm sập xuống rất nhanh . Tất cả đều đen kịt. Gió càng dữ . Mưa gió như muốn cuốn băng mái lều mỏng mảnh.

4. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non nếu có mưa thì lại càng tươi dịu. Ngày xuân gần hết, số hoa tăng màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhập với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang : Hè đến rồi. Khắp thành phố bỗng rực lên, như tết đến, nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa hoa phượng.

0
Phía sau nhà tôi là một vườn rau nhỏ nhắn, xanh tươi.Nhờ vào bàn tay cần cù chăm bón của má tôi mà vườn rau này xanh tốt quanh năm, mùa nào thức ấy.Đó là một khoảnh đất mỗi bề dài chừng    năm thước rào kín bốn phía chỉ chừa cửa dể đi lại.Xung quanh là hàng rào tre cắm xiên hình mắt cáo. Trên đó, dây lá mồng tơi bò phủ lên xanh mướt. Cuối vườn, mặt giáp ao cũng có cửa tre thông...
Đọc tiếp

Phía sau nhà tôi là một vườn rau nhỏ nhắn, xanh tươi.

Nhờ vào bàn tay cần cù chăm bón của má tôi mà vườn rau này xanh tốt quanh năm, mùa nào thức ấy.

Đó là một khoảnh đất mỗi bề dài chừng    năm thước rào kín bốn phía chỉ chừa cửa dể đi lại.

vuon rau nha em

Xung quanh là hàng rào tre cắm xiên hình mắt cáo. Trên đó, dây lá mồng tơi bò phủ lên xanh mướt. Cuối vườn, mặt giáp ao cũng có cửa tre thông với cầu ao. Vườn phân thành bốn ô với nhiều luống nhỏ ngang dọc. Giữa các ô là,lối đi lại.

Trong vườn lúc này, các thứ rau quả đều đang độ non tươi. Từ ngoài vào là những luống cải ngọt vươn cao lá xanh tròn loăn xoăn, bẹ to trắng nõn. Bên cạnh đó là cải bắp lá đầy dặn cồm cộm đường gân ôm chặt lấy nhau, cuộn tròn nhau lại như quả banh nhỏ ngày một lớn ra. Các quả banh ấy mọc đều tăm tắp trông mới thú vị làm sao !

Qua các luông cải là đến các luống hành. Từng cọng hành to như chiếc đũa, mơn mởn một màu xanh, tua tủa đâm thẳng lên trời.

Trong cùng, má em trồng các thứ rau quả làm gia vị: đâu chừng năm bảy bụi gừng, cây lá xanh um, ba bốn cây ớt trái sai chín đỏ nặng trĩu trịt đầy cành. Rồi cả ngò gai, rau quế, rau tần, cần tàu, cần nước… mỗi thứ đều có một dáng vẻ riêng nhưng thứ nào cũng tươi tốt xanh non.

2
27 tháng 2 2018

Bạn tự tả hả ? 

Hay lắm !

27 tháng 2 2018

có hay không