K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2018

Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân.

Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học. Họ thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.

Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc học. Họ không biết học để làm gì? Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.

Học sinh vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

11 tháng 12 2021

giúp zới

26 tháng 3 2022

tham khảo :

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã mở ra cho người đọc khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật sinh động và đẹp mắt.  Quê hương của tác giả hiện lên với một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.  Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá thể hiện một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, tâm hồn Tế Hanh như hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

21 tháng 5 2021

Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc Việt Nam, Người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.

Bác Hồ giản dị từ cách ăn mặc và sinh hoạt thường ngày. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này… Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Trong cái mặc hàng ngày, Bác Hồ cũng giản dị, gần gũi với nhân dân như thế. Nhắc đến Bác, ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh. Người trong bộ quần áo ka ki trắng, đôi dép lốp cao su đã sờn và chiếc gậy ba-toong. Trong kháng chiến gian lao, vào mùa đông rét mướt, Bác được một đồng chí nước ngoài tặng một chiếc áo ấm nhưng Bác lại lấy đó làm quà tặng những người chiến sĩ ngoài chiến trường. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Nhà Bác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”

Người gần gũi thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lạnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng lụa cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn.

Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng.

Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. Mặc dù, Người là nhà thơ, nhà văn lớn nhưng Người chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng… Người đều đưa vào thơ. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ…; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu… (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”…). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử… Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí “vĩ nhân” bao giờ. Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch “Ngục trung nhật ký” của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ.

Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống “như trời đất của ta”, hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do”

Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho những thế hệ người Việt chúng ta noi theo.

11 tháng 7 2018

BANGTAN

28 tháng 10 2021

bạn tham khảo nhe 

4. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí - mẫu 3

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

28 tháng 10 2021

tham khảo:

Những người lính là những người nông dân nghèo, chất phác, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng đều có chung một ý chí, khát vọng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. " Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ở họ còn toát lên những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thiết " Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động. " Đồng chí ", hai tiếng ấy thôi như làm bừng sáng cả bài thơ, sục sôi tinh thần đoàn kết của những người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy phải trải qua nhiều những vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường, những trận ốm đau ác liệt, người lính vẫn giữ vững một tinh thần thép, một ý chí sắt đá để đấu tranh chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ " Đồng chí" được nhà thơ thể hiện vô cùng rõ nét. Họ quả thật là những con người đáng để ngưỡng mộ! 

Câu bị động : Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động.

Phép thế: người lính - họ

11 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã lên án gay gắt sự vô trách nhiệm và bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.

 

5 tháng 7 2021

Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân.

Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ!

hình như hai câu này ngược nhau ạ.