K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

<Đề thi HSG Ngữ Văn 7 _Năm học 2015-2016> Câu 1(3đ). Viết một đoạn văn ngắn chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ sau và nêu giá trị biểu cảm của chúng : "Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe." <Thu ẩm_Nguyễn Khuyến> Câu 2(2đ). Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG < Mỗi dấu * là 1 đoạn> ...
Đọc tiếp

<Đề thi HSG Ngữ Văn 7 _Năm học 2015-2016>

Câu 1(3đ). Viết một đoạn văn ngắn chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ sau và nêu giá trị biểu cảm của chúng :

"Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe."

<Thu ẩm_Nguyễn Khuyến>

Câu 2(2đ). Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

< Mỗi dấu * là 1 đoạn>

Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: "Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!". Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

CÂU HỎI :

a) Em nhận thấy những nét đẹp nào từ nhân vật Đom Đóm trong câu chuyện ?

b) Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ?

Câu 3(15đ). Có ý kiến chó rằng : "Các bài thơ trữ tình trung đại VN có nội dung rất phong phú những vẫn tập trung vào chủ đề lớn là tinh thần yêu nước".

Qua một số bài thơ trữ tình trung đại VN : Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại VN. Từ đó, hãy cho biết trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với đất nước.

1

Rảnh vãi đánh máy bó tay.com vs mày rồi Thùy ak!!!??? :) :( :) :( <3

5 tháng 10 2018

Từ láy là: le te, lập loè, phất phơ và lóng lánh. Giá trị biểu cảm là làm Nổi bật lên sự tối tăm của căn nhà

Đọc bài thơ sau:                                                    Thu ẩm                                    Năm gian nhà nhỏ thấp le te                                    Ngõ tối, đêm sâu đóm lập lòe                                    Lưng giậu phắt phơi làn khói nhạt                                    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe                                    Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?                                    Mắt lão không vầy cũng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau:

                                                    Thu ẩm

                                    Năm gian nhà nhỏ thấp le te

                                    Ngõ tối, đêm sâu đóm lập lòe

                                    Lưng giậu phắt phơi làn khói nhạt

                                    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

                                    Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

                                    Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

                                    Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy

                                    Độ năm ba chén đã say nhè

Câu 1: Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là?

Câu 3: Câu thơ: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? sử dụng biện pháp tu từ nào?

Câu 4: Tìm các từ tượng hình được sử dụng trong bài thơ?

Câu 5: Điểm giống nhau trong bài Thu ẩm và Thu điếu?

Câu 6: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận?

Câu 7: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả mùa thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ?

Câu 8: Câu cá, uống rượu là những thú vui của các nhà nho ở ẩn để quên đi sự đời. Trong bài thu ẩm Nguyễn Khuyến có đạt được kết quả đó hay không?

Câu 9: Tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

*Mọi người giúp mình giải bài tập nhé. Cảm ơn mọi người rất nhiều*

0
27 tháng 9 2018

c,Tìm từ láy:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Đây là đoạn trích trong tác phẩm " THu Ẩm "
Tác giả là   Nguyễn Khuyến
Một vài tác hẩm khác về mùa thu của tác giả  : Thu Vịnh , Thu điếu 

27 tháng 9 2018

Trong đoạn thơ , tác giả sử dụng các biện pháp tu từ : các từ tượng hình , các từ láy . Chúng đều có tác dụng làm cho câu văn phong phú , sinh động , giúp cho người đọc hình dung được ý nghĩa và giá trị biểu đạt của đoạn văn , đoạn thơ.

4 tháng 10 2018

có ai giúp mình giải bài này với

2 tháng 10 2018

có giá trị biểu cảm, tăng sức hấp dẫn cho câu thơ và thể hiện tình yêu của tác giả

                                THU ẨMNăm gian nhà cỏ thấp le te,Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.Độ năm ba chén đã say nhè.câu 1 bài thơ thuộc thể thơ nào câu 2 bài thơ mang những đặc điểm nào của thể thơ thất ngôn bát cú đường luậtcâu 3 xác định và phân tích...
Đọc tiếp

                                THU ẨM

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.

câu 1 bài thơ thuộc thể thơ nào 

câu 2 bài thơ mang những đặc điểm nào của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

câu 3 xác định và phân tích tác dụng của phét tu từ trong 2 câu thơ luận

câu 4 những hình ảnh nào đồng thời xuất hiện trong bài thơ thu ẩm và thu điếu

câu 5 tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào 

câu 6 qua sự miêu tả của nhà thơ , hình ảnh làng quên được hiện lên như thế nào?

câu 7 hình ảnh đôi mắt của nhà thơ biểu đạt điều gì 

câu 8 xác định và phân tích tác dụng của biện pháp thu từ trong 2 câu thơ sau

            " Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

              Làng ao lóng lánh bóng trăng loe"

 

0
21 tháng 4 2018

- GV đọc cho HS nghe viết bài viết “Hội vật” trong sách giáo khoa tiếng việt 3 tập 2 trang 59

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bầy đẹp đoạn văn: 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm.

5 tháng 10 2018

Từ "le te" gợi ra độ thấp, nhỏ, lụp xụp của căn nhà. Câu thơ gợi ra cảnh nhà, vườn tược nơi Nguyễn Khuyến ở ẩn rất bình dị, đơn sơ.

Từ "lập lòe" gợi sự mờ ảo, huyền ảo của đóm (đuốc) trong ngõ tối. Ánh lửa nhỏ, leo lét, cứ mất đi rồi hiện ra.

Từ "phất phơ" diễn tả độ mờ nhòe của cảnh vật. Sương đêm phủ xuống bờ giậu khiến cho cảnh vật bên bờ giậu cũng nhuốm màu khói, dường như bị che phủ, tạo nên những đường mờ nhòe.

Từ "lóng lánh" diễn tả thật tài tình cảnh vật trên mặt ao. "Lóng lánh" vừa gợi ra được những chuyển động lăn tăn trên mặt ao. Vừa diễn tả được màu sắc, ánh sáng của trăng in bóng xuống mặt nước. Làn ao lóng lánh như phá vỡ cái ảo ảnh của ánh trăng soi bóng xuống mặt ao. Mà "bóng trăng loe" chính là hệ quả của sự "lóng lánh" ấy.

18 tháng 3 2020

a) Hành trình của bầy ong

    Nguyễn Đức Mậu

b) Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng

   Làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng thêm sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, lôi cuốn nguời đọc

c) Nhân hoá: hàng cây-dịu dàng

    Điệp ngữl ặp: tìm nơi

Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời. Hình ảnh hàng cây chắn bão chắc chắn như những chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc cũng có những loài hoa đẹp, dịu dàng. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt.

19 tháng 3 2020

cảm ơn bạn rất nhiều