K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2020

a) Hành trình của bầy ong

    Nguyễn Đức Mậu

b) Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng

   Làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng thêm sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, lôi cuốn nguời đọc

c) Nhân hoá: hàng cây-dịu dàng

    Điệp ngữl ặp: tìm nơi

Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời. Hình ảnh hàng cây chắn bão chắc chắn như những chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc cũng có những loài hoa đẹp, dịu dàng. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt.

19 tháng 3 2020

cảm ơn bạn rất nhiều

10 tháng 12 2021

BPTT: Điệp ngữ

Tác dụng: Làm cho đoạn thơ thêm biểu cảm

Cho thấy mỗi vùng miền sẽ có những loài hoa mang những nét đẹp riêng. 

10 tháng 12 2021

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

4 tháng 12 2021

 Bầy ong đến tìm mật ở khắp nơi, rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xa. Ong chăm chỉ, cần mẫn: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang về mật thơm.

- Vẻ đẹp của những nơi mà ong đến: nơi rừng sâu bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban, biển xa (có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa), và nơi quần đảo (có loài hoa nở như là không tên).

Đoạn thơ ca ngợi những phẩm chất đáng quý cùa bầy ong: cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

4 tháng 12 2021

 Tham Khảo 
Đoạn thơ trên thể hiện sự chăm chỉ, cần cù giúp loài ong có thể vượt qua mọi khó khăn. Công việc của loài ong có ý nghĩa lớn lao, đẹp đẽ. Và nếu con người có thưởng thức mật ong sẽ phải tưởng tượng ra những mùa hoa sống lại, mãi không tàn phai.

10 tháng 12 2021

Hàng cây chắn bão

Với đôi cánh đẫm nắng trờiBầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.Không gian là nẻo đường xaThời gian vô tận mở ra sắc màu.Tìm nơi thăm thẳm rừng sâuBập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.Tìm nơi bờ biển sóng trànHàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.Tìm nơi quần đảo khơi xaCó loài hoa nở như là không tên…Bầy ong rong ruổi trăm miềnRù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.Nối rừng hoang với biển xaĐất nơi đâu cũng tìm ra...
Đọc tiếp

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…
Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Vầng trăng dâng đĩa mật đầy
Trời sao mở cánh ong bay ngang trời.
Đêm nay như thức cùng tôi
Bầy ong – con chữ nối lời bài ca.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu thơ in đậm
A. Điệp ngữ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Ẩn dụ

4
9 tháng 1 2022

A

9 tháng 1 2022

a

Ngữ liệuCâu hỏiVới đôi cánh đẫm nắng trờiBầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.Không gian là nẻo đường xaThời gian vô tận mở ra sắc màu. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâuBập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.Tìm nơi bờ biển sóng trànHàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.Tìm nơi quần đảo khơi xaCó loài hoa nở như là không tên… Bầy ong rong ruổi trăm miềnRù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.Nối rừng hoang với biển xaĐất...
Đọc tiếp

Ngữ liệu

Câu hỏi

Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

Không gian là nẻo đường xa

Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

 

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Tìm nơi bờ biển sóng tràn

Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Tìm nơi quần đảo khơi xa

Có loài hoa nở như là không tên…

 

Bầy ong rong ruổi trăm miền

Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.

Nối rừng hoang với biển xa

Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.

(Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)

 

Chắt trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy

Men trời đất đủ làm say đất trời.

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

 

Vầng trăng dâng đĩa mật đầy

Trời sao mở cánh ong bay ngang trời.

Đêm nay như thức cùng tôi

Bầy ong- con chữ nối lời thơ ca.

Nguyễn Đức Mậu

Câu 1: Xác định các đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên? (số tiếng, vần, thanh điệu, ngắt nhịp)

 

Câu 2: Xác định NVTT, đối tượng trữ tình và nội dung cảm xúc được thể hiện và các BPTT được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 3: Tìm trong bài thơ các chi tiết nói lên nỗi vất vả cuộc hành trình vô tận của bầy ong? Kết quả mà bầy ong nhận được là gì? Qua đó, em thấy bầy ong đã bộc lộ những phẩm chất nào?

Câu 4: Bức tranh về quê hương đất nước đã hiện lên như thế nào qua những nơi bầy ong đến? Hãy làm sáng tỏ bằng sơ đồ sau

Quê huông đất nước

Ở đâu?

Ở đâu?

Ở đâu?

 

 

 

 

Câu 5: Em hiểu thế nào là hành trình? Nhan đề bài thơ gợi ra cho em suy nghĩ gì?

Câu 6: trong câu thơ “Với đôi cánh đẫm nắng trời”, em hiểu “đẫm” là gì? Cách sử dụng từ “đẫm” trong “đẫm nắng” có phù hợp không? Vì sao?

Câu 7: Theo em, dựa vào đâu để tác giả khẳng định: “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”.

Câu 8: “Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngào”, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa như thế nào qua hai dòng thơ trên?

Câu 9: Để đi đến thành công, mỗi con người đều phải vượt qua “hành trình” của chính mình. Em hãy viết 1 đoạn văn từ 3-5 câu nói về một “hành trình” đáng nhớ của em.

Câu 10: Viết đoạn văn từ 6-8 câu thể hiện cảm nhận của em về bài thơ “Hành trình của bầy ong”.

 

 

các bạn giúp mình với

0
10 tháng 12 2021

 Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

– BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

– Ẩn dụ: biển lúa của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn

– Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2

Biện pháp đảo ngữ.

Nhấn mạnh vị ngữ, thể hiện cảm xúc và gợi lên hình ảnh.

@Nghệ Mạt

#cua

28 tháng 11 2021

BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Làm cho đoạn thơ thêm sinh động

Cho thấy sự phong phú, đa dạng của cảnh vật của mỗi vùng trên cả nước ta, mỗi vùng lại có 1 loài hoa đặc trưng riêng.

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *