K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2018

Ca dao, tục ngữ luôn truyền đạt kinh nghiệm, khuyên dạy những điều tốt đẹp đến với chúng ta. Câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng là 1 trong số đó.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Mỗi khi chúng ta ăn hoa thơm, quả ngọt thì lại nhớ đến người trồng. Nhưng xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Độ dài của tục ngữ: thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.

7 tháng 2 2021

Câu tucj ngữ

 

Học thầy ko tày học bn

Ko thầy đố mày làm nên

- Khác:

   + Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

   + Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

26 tháng 5 2016

Môi hở răng lạnh : 
(Nghĩa đen) Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt. 

(Nghĩa bóng) Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau. 
 

26 tháng 5 2016

Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể, gắn liền với nhau, có liên quan với nhau. Hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác. Ý nói anh em tình nghĩa ruột già, nghĩa tình đồng bào một nước nên che chở đùm bọc lấy nhau. Còn có câu: Máu chảy ruột mềm Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...

Chuyện kể:

Một hôm, hàm răng mắng nhiếc cái môi rằng:

- Ngươi suốt ngày cứ ngậm miệng ăn tiền, nhưng hễ có miếng gì ăn được là ngươi chực sẵn thừa cơ mở miệng ra là đớp trước. Còn ta suốt ngày phải nhai đến mỏi cả hàm.

Cái môi tức giận bảo:

- Ta sinh trước, ta che chở cho mi. Mi sinh sau, chỉ có việc nhai, của ngon vật lạ mi dùng cả, còn tị nỗi gì.

Hàm răng cãi:

- Ta suốt ngày ở trong, bị ngươi che lấp cả, chỉ khi vui cười, ngươi mới mở miệng ra. Thành thử ai người ta biết được răng ta đen hay trắng.

Cái môi giận quá mới bảo:

- Mi có thích ta suốt ngày mở miệng ra cho người ta nhìn thấy mi không? Được, ta sẽ chiều theo ý mi.

Từ đấy, cái môi cứ cong lên, hở ra mà cười suốt ngày.

Mùa đông gió lạnh, cái môi càng cong lên. Nó ngày ngày buôn chuyện với mọi người.

Chỉ chờ có thế, cô gió lợi dụng lúc môi cong lên, hở hoác liền chui vào trong mồm. Hàm răng bị gió rét làm tê buốt cả chân răng. Lúc ấy, nó mới kêu:

- Chị môi ơi, ngậm miệng lại đi. Cứ thế này thì răng tôi lạnh lắm.

Người ta biết cái quy luật của đời thì cũng biết thêm cái thân phận mình, hiềm tị nhau biết đâu lại mang cái vạ vào mình. Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

26 tháng 8 2016

CA DAO
- Học là học biết giữ giàng 
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung. 
- Làm người mà được khôn ngoan 
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay 
Nghề gì đã có trong tay 
Mai sau rồi cũng có ngày ích to. 
- Học là học để làm người 
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. 
- Học trò học hiếu học trung 
Học cho đến mực anh hùng mới thôi. 
- Học là học để mà hành 
Vừa hành vừa học mới thành người khôn. 
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài 
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. 

TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu. 
- Ăn vóc học hay. 
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt. 
- Có cày có thóc, có học có chữ. 
- Có học, có khôn. 
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. 
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ. 
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. 
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết. 
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 
- Hay học thì sang, hay làm thì có. 
- Học để làm người. 
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. 
- Học khôn đến chết, học nết đến già. 
DANH NGÔN: 
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa. 
( N. CRÚP-XCAI-A ) 
- Học, học nữa, học mãi. 
( V.I.LÊ-NIN ) 
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học. 
( PA-SCAN ) 
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình. 
( G. GỚT ) 
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm. 
( A. LU-NA-SÁC-XKI ) 
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương. 
( LÊ-Ô-NA ) 
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình. 
( A. NA-VÔI )

26 tháng 8 2016

TỤC NGỮ:

‐ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

. ‐ Học ăn học nói, học gói học mở.

‐ Học hay cày biết.

‐ Học một biết mười.

‐ Học thầy chẳng tầy học bạn. ‐

Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.

‐ Ăn vóc học hay.

Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.

‐ Có cày có thóc, có học có chữ.

‐ Có học, có khôn.

‐ Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

‐ Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.

‐ Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

‐ Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

‐ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

‐ Hay học thì sang, hay làm thì có.

‐ Học để làm người.

‐ Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.

‐ Học khôn đến chết, học nết đến già

. CA DAO: ‐ Học là học biết giữ giàng

Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.

‐ Làm người mà được khôn ngoan

Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay Nghề gì đã có trong tay

Mai sau rồi cũng có ngày ích to.

‐ Học là học để làm người

Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.

‐ Học trò học hiếu học trung

Học cho đến mực anh hùng mới thôi.

‐ Học là học để mà hành

Vừa hành vừa học mới thành người khôn.

‐ Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.

DANH NGÔN:

‐ Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.

﴾ N. CRÚP‐XCAI‐A ﴿ ‐

Học, học nữa, học mãi.

﴾ V.I.LÊ‐NIN ﴿

‐ Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.

﴾ PA‐SCAN ﴿

‐ Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.

﴾ G. GỚT ﴿

‐ Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có thức ngày càng rộng thêm.

﴾ A. LU‐NA‐SÁC‐XKI ﴿

‐ Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.

﴾ LÊ‐Ô‐NA ﴿

‐ Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.

﴾ A. NA‐VÔI ﴿ 

1 tháng 4 2022

vbn va bnh dta dau TH KI XIX

Tham khảo=)
- Tầm sư học đạo

- Sư như phụ
- Mồng một thì ở nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
- Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ nguồn
- Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
- Cơm thầy cơm cô

13 tháng 11 2021

Tôn sư trọng đạo 

Học thầy không tày học bạn

26 tháng 4 2018

Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập…). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận tiện hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cúng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta hình dung lời nói như một thứ công cụ dê kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Muốn đạt được mục đích trong giao tiếp. Chúng ta cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.

Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng cố rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch, người chiến sĩ ấy đã hi sinh vì Tổ quốc, ông cụ mới khuất núi… Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.

Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó là lời nói đẹp.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

Chúc bn hk tốt !

Kb nha ! (Bn = tuổi mik)

 

26 tháng 4 2018

thanks bn nha , chúc bn thi tôt́ nha 

14 tháng 2 2016

- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Truyện ngụ ngôn và tục ngữ luôn là kho tàng tri thức, kinh nghiệm dân gian tự bao đời nay. Những truyện ngụ ngôn và tục ngữ ấy luôn khuyên răn con người, giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp. Sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài 6, em đã có cho mình được những điều bổ ích, giúp em vững vàng hơn trong cuộc sống. Em đã biết cần phải có chính kiến và quyết đoán. Em cũng biết sống ở đời phải có nghĩa, có trước có sau. Em cũng biết hiểu biết của con người so với thế giới mãi mãi là hạn chế, vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi và phải luôn giữ thái độ khiêm tốn. Em cũng biết được cần phải chăm chỉ mới có thể đạt kết quả xứng đáng, mới có thể có được thành công. Những triết lí này, trong cuộc sống ngày nay vẫn luôn được nhắc đến, hóa ra lại có tự ngàn xưa, được ông cha ta để lại trong kho tàng truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ.