K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018
https://i.imgur.com/9kYJzgK.jpg
18 tháng 3 2018

Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử:

Thời gian Sự kiện
1418 - 1423 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa mở đầu thời kỳ chống giặc Minh xâm lược.
1424 - 1426

Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)

1424 Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
1425 Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
Cuối 1426 Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
Cuối 1426 - T10/1427 Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
24 tháng 3 2022

 

 

24 tháng 3 2022

Đầu năm 1416:  hội thề được tổ chức ở Lũng Nhai

 

7-2-1418 : khỡi nghĩa Lam sơn bùng nổ

 

Mùa hè 1423: Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh

 

Cuối năm 1424: giải phóng Nghệ An

 

Từ 10-1424 -> 8 - 1425: giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân

 

9-1426: Cuộc kháng chiến chống Quân Minh 

 

7-11-1426: trận Tốt Động- Chúc Động

 

10-1427: Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

1 tháng 3 2019

a)

STT Thời gian Sự kiện chính
1 Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)
2 Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
3 Năm 1421 Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh
4 Năm 1423 Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh
5 Năm 1424 Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
6 Năm 1425 Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
7 T9 - 1426 Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
8 T11 - 1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
9 T10 - 1427 Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
10 T12 - 1427 Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước.
18 tháng 4 2018

+Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn

+Quân Minh huy động hơn 10 vạn lính vây quét căn cứ Lam Sơn, Lê Lợi rút quân lên núi Chí Linh.

+Nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn sau khi tạm hòa quân Minh.

+Quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân.

+Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

+Lệ Lợi và bộ cỉ huy mở cuộc tiến công ra Bắc.

+Vương Thông mở cuộc phản công lớn. Nghĩa quân đánh tan tác quân thù, tiêu diệt hơn 5 vạn tên, bắt sống tướng giặc là Hoàng Phúc, Thôi Tụ..

+Mở hội thề Đông Quan, Vương Thông rút quân về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

28 tháng 4 2020

mk gửi lộn thôi, nhg mk đăng lại r

28 tháng 4 2020

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

-Cuối 1424 giặc mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công Lam Sơn , cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới .

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424):

- Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân.

- Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425):

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.

- Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426):

- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba tiến thẳng vào Đông Quan.

- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426):

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.

- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

-Đến cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa và rút quân về nước. Lê Lợi chủ trương cung cấp thuyền bè, lương thực, tạo điều kiện cho địch nhanh chóng rút về nước.

Chiến tranh kết thúc, Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi soạn thảo được công bố. Đó là bài ca khải hoàn, bản tổng kết chiến tranh, bản tuyên ngôn độc lập, trong đó đã khẳng định chủ quyền dân tộc Việt như một quốc gia lịch sử - văn hóa.

1 tháng 4 2019

Câu 1 :Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Trong đó, tiêu biểu là cuộc giải phóng Nghệ An (năm 1424), giải phòng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) và cuộc tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (Cuối năm 1426). Cụ thể diễn biến các cuộc khởi nghĩa như sau:

Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

  • Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận
  • Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân
  • Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

  • Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

  • Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :
    • Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
    • Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
    • Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan
  • Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt
  • Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

Câu 2 :

Những biện pháp của nhà Lê:

– Giải quyết ruộng đất.

+Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.

+Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ làm ăn .

+Đặt ra một số chức quan chuyên trách.

– Thực hiện phép quân điền.

– Khuyến khích bảo vệ sản xuất.

+ Cấm giết trâu bò.

+ Bảo vệ đê điều

Câu 3 :

Thời gian Sự kiện
1771 Lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn
1773 Chiếm thành Quy Nhơn
1774 Kiểm soát từ Quảng Nam - Bình Thuận
1777 Bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong
1785 Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
1786 Bắt được chúa Trịnh, giải phóng đàng Ngoài
1789 Đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh, bảo vệ được độc lập nước nhà

1 tháng 4 2019

Câu​ 3: Cuối​ năm​ 1786 còn​ một​ sự​ kiện​ là​ Nguyễn​ Huệ​ thu phục​ Bắc​ Hà​ nha bạn.hihi

11 tháng 3 2019

Câu 1:

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.

- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Câu 2 :

Bài 19 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Câu 3 :

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

25 tháng 3 2022

tham khảo

 

Thời gianSự kiện
1418 - 1423Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa mở đầu thời kỳ chống giặc Minh xâm lược.
1424 - 1426

Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)

1424Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
1425Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
Cuối 1426Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
Cuối 1426 - T10/1427Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
25 tháng 3 2022

7/2/1428: Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn

1425: Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân đem quân từ Nghệ An ra Tân Bình

9/1426: Nghĩa quân tiến ra Bắc

cuối năm 1426: quân Minh đóng chặt thành Đông Quan, chờ viện binh

10/1427: Liễu Thăng và Mộc Thạnh đem quân đánh nước ta

10/12/1427: Lê Lợi mở hội thề Đông Quan