K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2017

Hình ảnh ông Hai trong truyện “ Làng” là một trong những hình ảnh đẹp đại diện cho người nông dân bình thường, chân lấm tay bùn nhưng giàu lòng yêu nước trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình tượng Ông Hai với những tình cảm chân thực và thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Từ khi đọc truyện ngắn “Làng” tôi thường mơ ước một lần được gặp ông để cùng trò chuyện với ông và tìm hiểu điều gì đã xảy ra với ông. Và vào một đêm hôm nọ, sau khi đọc lại câu chuyện, tắt đèn và lên giường đi ngủ, điều tôi mơ ước đã thành sự thật. Tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai, đó là những phút giây mà tôi không thể quên được.
Cảnh tượng êm đềm mà tôi tưởng tượng ra khi gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai Trong không gian mờ mờ ảo ảo tôi đã đến đây, ngôi làng nơi ông Hai ở. Tôi đưa mắt ra xa tôi thấy mình đang ở trong một ngôi làng nhỏ của miền trung du. Cái làng này nhỏ lắm, chỉ chừng mấy mươi nóc nhà thôi. Tôi mơ màng đặt chân đi trên con đường đất nằm giữa làng. Tôi thấy hàng tốp người đang đứng, ngồi dưới mấy gốc đa sù sì, cành lá sum sê đan vào nhau, trải bóng mát xuống mặt đường và bãi cỏ rộng lớn.Tiếng người lớn, tiếng trẻ con cùng với tiếng cười nói râm ran. Uốn quanh co phía dưới chân đồi là những thửa ruộng lúa xanh mượt, lấp loáng như một khúc sông quê. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng cò trắng bay dật dờ….
Bỗng tôi giật mình, tôi cảm thấy cảnh này vừa lạ lạ vừa quen quen.Hình như quang cảnh này tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không thể nào nhớ được.Bỗng tôi nhìn thấy một ông lão ngồi trong một cái quán nước gần đấy. Vừa hút một điếu thuốc lào, uống một bát nước chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng như đang đắc ý một điều gì đó trong đầu. Tôi mạnh dạn tiến lại gần. Bấy giờ tôi mới nhìn rõ đó là một ông lão với dáng người mảnh khảnh, đầu chít khăn gọn gàng. Tôi đoán ông độ trên dưới sáu mươi tuổi. À, ông Hai thì phải? Hình như đã có lần tôi được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai rồi thì phải? Tôi thấy ông quen lắm.
– Cháu chào ông ? Ông có phải là ông Hai không ạ? Ông có thể cho cháu biết đây là đâu không ạ ? Tôi hỏi.
– Ừ, ông là ông Hải. Cháu không biết mình đang ở nơi tản cư à! Bố mẹ cháu đâu rồi ? – Ông đáp
– Cháu không biết tại sao cháu lại ở đây ? Ông có thể giúp cháu về nhà được không ạ?
Ông Hai đặt bát nước chè tươi xuống chõng và nói: Thôi, tốt nhất là cháu theo ông về nhà ông, rồi ông sẽ đi báo chính quyền đưa lên loa phát thanh của xã để tìm người nhà cho cháu. Ông Hai đứng dậy, trả tiền nước, chèm chẹp miệng vài tiếng và vươn vai nói to: về nhà nào…
Tôi đi theo ông về nhà.Trên đường đi về ông giới thiệu với tôi ông là người làng chợ Dầu và mọi người thường gọi ông với cái tên thân mật là ông Hai Thu.Lúc đó tôi mới xác nhận đúng là mình đã gặp ông Hai thật. Tôi đang bâng khuâng không biết điều này thực hay mơ đây thì đã về tới nhà ông.Vào nhà ông rót cho tôi một chén nước và hỏi chuyện tôi.Ông hỏi tôi từ đâu tới đây, vì sao tôi bị lạc cha mẹ…Tôi nhận thấy hình như ông không thấy tôi quen thì phải hay ông không nhớ…? Tôi chỉ trả lời ậm ờ cho qua chuyện, vì tôi cũng không rõ đang có chuyện gì xảy ra. Tôi bèn đánh trống lảng hỏi sang chuyện khác :
– Cháu nghe nói làng mình nhiều anh hùng lắm ông nhỉ! Ông có thể kể cho cháu nghe được không ?
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai và tôi dường như vừa bắt đầu Như bắt được mạch, ông Hai kể chuyện say sưa. Ông kể chuyện về làng, về những con người nơi đây một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng lên, cái mặt biến chuyển khi kể từ sự việc này sang sự việc khác. Ông khoe ở làng có cái phòng thông tin – tuyên truyền được xây dựng sáng sủa, rộng rãi nhất vùng này, cột phát thanh thì cao bằng ngọn tre, cứ chiều chiều loa nói cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông có nhiều nhà ngói nằm san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh.Đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa gió mà phải đi khắp đầu làng cuối ngõ cũng không sợ bùn dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười vào mùa gặt nhà nhà phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc bị dính đất.
Dù những điều này tôi đã đọc thuộc lòng trong truyện nhưng khi nghe ông kể tôi vẫn cảm thấy xúc động. Ông Hai nhìn tôi say sưa kể tiếp: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, người người đi sơ tán, nhà nhà đi sơ tán nhưng ông thì muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến bám làng để đánh giặc.Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên ông vẫn phải cùng gia đình đi tản cư.Ở nơi tản cư, ông rất nhớ quê hương và thường hay kể về làng mình cho những người nơi tản cư nghe. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến ở quê hương mình. Tâm can ông cứ nhảy múa hết cả lên khi nghe được tin hay, tin quân ta đánh được địch.
Kể đến đây ông dừng lại, có vẻ trầm ngâm suy nghĩ.Tôi vội hỏi :
– Chuyện gì xảy ra vậy ông ? Sao ông không kể tiếp ?
Ông Hai nhìn tôi với cặp mắt đầy suy tư, tâm trạng
– Cứ từ chứ ! Chờ ông uống miếng nước.
Nói xong ông lấy cốc nước uống một ngụm. Ông kể tiếp: Hôm ấy ông nghe được tin có người dân làng chợ Dầu của ông theo giặc làm Việt gian. Cổ họng ông nghẹn đắng lại, mặt ông nặng trĩu. Ông lặng đi,tưởng như nghẹt thở. Một lúc lâu ông mới đằng hắn một cái, nuốt vào trong lòng có cái gì đó vướng ở cổ, ôngchạy đi hỏi lại về cái tin ấy, thì người ta đã khẳng định lại một cách chắc chắn. Ông cúi rầm mặt xuống, đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng một mạch về nhà về nhà. Ông buồn quá, buồn tận trong đáy lòng.
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai của tôi như đang bắt đầu vào cao trào. Nghe ông kể đến đây tôi có thể cảm nhận được tâm trạng ông khi đó. Có gì đó đau đớn, tủi nhục cho ông Hai khi nghe được một người đàn bà di tản từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây rồi”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, Niềm tự hào bao lâu nay bỗng chốc tan tành, sụp đổ ngay trước mặt ông. Giá như ông không yêu nơi sinh trưởng của mình đến thế, thì giờ đây ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến như vậy. Ông Hai kể tiếp :
– Về đến nhà , ông nằm vật ra giường nhìn thấy lũ con mà tủi thân quá, nước mắt ông cứ chảy ràn rụa ra . Bọn trẻ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó bị người ta rẻ rúm, hắt hủi đấy ư ? Ông ngờ ngợ chả nhẽ những người ở lại làng lại đốn đến thế ư? rồi ông tự điểm lại trong đầu thấy họ đều là những người đều có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu kháng chiến, chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy sao ? Ông đắn đo, suy nghĩ nhưng “không có lửa làm sao có khói”. Ông cảm thấy tủi nhục vô cùng. Chiều hôm ấy bà nhà ông về, bà ấy cũng có vẻ khác lạ. Trong nhà tồn tại cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya bà ấy mới hỏi ông về cái tin tức ấy. Ông nghe bà hỏi, lúc đầu ông im lặng, rồi sau đó ông gắt lên vậy là bà im bặt. Phải đến ba bốn ngày hôm sau ông vẫn không dám bước chân ra ngoài đường chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức từ cái loa phóng thanh của xã. Lúc nào ông cũng trong tình trạng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến tin chiến sự là ông lại giật mình. Ông căm ghét bọn phản bội bán làng, bán Tổ quốc. Nỗi đau đớn, nhục nhã và lo sợ của ông lên tới đỉnh điểm khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay người dân làng ông, “đi đến đâu có người làng Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái nhà ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, bế tắc lắm nhưng ông nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng ông. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, ông tâm sự với thằng con trai út. Như trút được bầu tâm sự bấy lâu nay, nỗi khổ của ông cũng vơi đi phần nào .
Đi tản cư là cảnh tôi bắt gặp trong cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai Tuy được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai đến đây, tôi cũng lặng đi trong xúc động. Thật thương cho ông Hai. Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trong khóe mắt và chỉ trực tràn ra trên khuân mặt tôi. Ông Hai lấy tay quệt nước mắt cho tôi và cười nói: Xem cháu kìa! Mau nước mắt quá! Nghe ông nói vậy tôi chỉ biết cười ngượng. Tôi hỏi ông:
– Vậy tin làng Chợ Dầu theo Tây được đính chính khi nào hả ông?
Nghe tôi hỏi vậy ông Hai ngẩn người ra. Tôi biết mình đã lỡ lời. Thoáng chút im lặng trôi qua, ông nói với tôi, giọng xúc động :
– Vào một hôm khoảng ba giờ chiều, có một người đàn ông đến nhà ông chơi. Ông ấy rủ ông đi theo ông ấy mà không biết ông đi đâu, đến sẩm tối ông mới về nhà. Lúc ấy tâm trạng ông rất vui. Đến bậc cửa ông đã bô bô khoe rằng thằng Tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch làng ông vừa mới lên khu tản cư để cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian là sai hoàn toàn. Niềm vui mừng của ông thật vô bờ bến biết bao. Ông mua quà cho các con, ông muốn chia sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông bao nỗi bực dọc, căm tức. Cứ thế ông lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy ông còn sang gian bác Thứ kể chuyện về làng của mình trong tâm trạng tự hào, vui sướng.
Nói xong ông đưa tay quệt nước mắt đã rơi trên gò má khi nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước ông Hai. Ông đã gắn tình yêu đắm say quê hương, làng mạc của mình với tình yêu đất nước. Điều này đã làm nên con người vĩ ại tr ong ông. Cũng chính vì thế mà có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Đang trầm ngâm với suy nghĩ của mình tôi nghe tiếng gọi
– Ông Hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu của ông kìa ?
Nghe tiếng gọi ông Hai vội vàng đứng dậy, ông bảo tôi nghỉ ngơi còn ông nhanh chóng chạy ra ủy ban nghe tin đồng thời báo cáo về trường hợp của tôi. Nhìn cái dáng tất bật của ông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.
Reng ! Reng ! Reng! Tiếng chuông báo thức vang lên làm tôi giật mình tỉnh dậy. Giờ tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp. Cuộc gặp gỡ và trò truyện với ông Hai đã giúp tôi hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là lòng yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại.

27 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.

29 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

 



 

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.Yêu cầu:- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan...
Đọc tiếp

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

1
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:

Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ  Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.

Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử  kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.

Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.

Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.

 

Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng  chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!

Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”

 

Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Nhân vật chính trong truyện là ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm.

- Điểm chung của 3 cô gái: Đều còn rất trẻ (dễ xúc động, hay mộng mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm ngâm...,), đều có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm làm nhiệm vụ. Không sợ hy sinh, luôn gắn bó với đồng đội. 

- Nét riêng:

+ Phương Định: cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.

+ Nho: xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.

+ Chị Thao: tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nhân vật chínhtrong chuyện là ba cô gái Phương Định, Thao, Nho

Nét chung:

– Cả ba cô gái đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên có tuổi đời rất trẻ xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa quê hương, xa trường lớp, để dấn thân vào cuộc sông gian khổ trên chiến trường hiểm nguy – nơi mà sự sống và cái chết chỉ diễn ra trong gang tấc.

– Cả ba cô gái đều có những phẩm chất cao đẹp của những người chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: Dụng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ, không sợ hi sinh.

– Ở những cô gái này còn có tình đồng đội gắn bó mật thiết, keo sơn. Họ hiểu được tính tình, sở thích và nối sống riêng của nhau với tinh thần động đội đoàn kết họ quan tâm và chăm sóc nhau rất chu đáo.

– Cả ba cô gái đều ngày đêm sống trên chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn luôn giữ được sự lạc quan và yêu đời. Họ có cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu, dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng của những cô gái tuổi đời còn 20.

Nét riêng:

– Nho là một cô gái rất trẻ có vẻ ngài xinh xắn và một tâm hồn rất hồn nhiên. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nhưng khi chiến đấu thì cô biến đổi thành một con người khác rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Tác giả gửi gắm sự yêu thương, cảm thông và đau xót.

8 tháng 5 2016

HELP ME!

8 tháng 5 2016

ngu bo ma hoi cai deo j

 

Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết  hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.

Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.

Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu

Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.

Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.

Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.

Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.

Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nếu bản thân trở thành “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” hãy cố gắng học tập thật tốt và trân trọng những năm tháng còn được ngồi trên ghế nhà trường, bởi đó là những kỉ niệm đẹp nhất, hồn nhiên và trong sáng nhất của đời người.

31 tháng 10 2019

I. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể.
II. Thân bài: Diễn biến câu chuyện được kể qua vai ông họa sĩ.
* Con đường lên Lào Cai đầy chất thơ khi được ngồi trên xe khách để trải nghiệm.
* Được nghe giới thiệu về anh thanh niên. Cùng cô kĩ sư lên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét thăm người thanh niên mang những nét đẹp dễ mến. Ông họa sĩ cảm nhận được:
a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: Cậu thanh niên sống giữa "Lặng Lẽ Sa Pa" khuất lấp giữa mây mù bạt ngàn, lặng lẽ - đâu phải để du lịch, thưởng thức, nghĩ ngơi, mà làm việc và suy nghĩ, quan hệ... ở một nơi "đỉnh cao","quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây, mây núi, cộng việc là đo mưa, đo gió, tính mây,..." để dự báo trước thời tiết,... phục vụ sản xuất và chiến đấu.
b. Phẩm chất của anh thanh niên
- Công việc yêu cầu tỉ mỉ, chính xác, có trách nhiệm trong bất kỳ tình huống thời gian, thời tiết như thế nào.
- Gian khổ và thử thách lớn nhất đó là phải vượt qua đó là sự: cô đơn, vắng vẻ quanh năm trên một đỉnh núi cao không một bóng người.
- Giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy là: bản lĩnh, ý thức và lòng yêu công việc - cái công việc thầm lặng mà lợi ích cho đất nước. Anh đã hưởng hạnh phúc khi góp phần dự báo thời tiết, bắn cháy máy bay Mỹ ở Hàm Rồng.
- Anh có suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc: "gắn liền công việc với bao anh em đồng chí ... gian khổ thế đấy... cất đi, cháu buồn đến chết mất"
- Anh biết tạo cuộc sống tinh thần hạnh phúc, vui tươi nhờ đọc sách báo:"như có một người bạn để trò chuyện tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, tự học. - Cởi mở, chân thành, quý trọng tình người, khao khát chan hòa với mọi người: ân cần, chu đáo, vui mừng, cảm động, khi có khách xa tới thăm bất ngờ:
+ Tặng làn trứng cho mình, tặng cô kĩ sư bó hoa tươi.
+ Biếu bác lái xe củ tam thất để chữa bệnh cho bác gái.
- Anh giản dị, khiêm nhường, cầu tiến:
+ Từ chối vẽ chân dung mình.
+ Đề nghị vẽ chân dung anh kĩ sư vẽ bản đồ sét, bác công nhân trồng su hào.
III. Kết bài: Suy ngẫm của ông họa sĩ về lẽ sống đẹp của anh thanh niên, về thế hệ trẻ Việt Nam trong hiện thực bảo vệ và xây dựng đất nước

31 tháng 10 2019

Tham khảo:

Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị "Sa Pa". Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá! Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn. Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà, căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. - Bác chỉ ở một mình thôi ạ? - Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi. - Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu. - Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn? - Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ! - Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp: - Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói: - Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua. - Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời: - Có phải là những con người ở đây không? - Dạ đúng ạ. - Cháu có biết bác kĩ sư su hào không? - Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi: - À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa. - Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể. - Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm. - Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa: - Cháu chào bác ạ! - Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.
Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.