K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2017

*Biện pháp NT trong khổ thơ đầu:
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy)

-điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh

*Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.Tác giả đã khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật khiến lời thơ thêm sinh động,chân thực,giàu cảm xúc.Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy).Xuân Quỳnh đã sử dụng điệp ngữ “nghe” ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.Ngoài ra biện pháp trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.Nhờ các biện pháp nghệ thuật ấy,những rung động của tác giả khi nghe âm thanh quen thuộc "tiếng gà trưa"được tái hiện rõ nét,sinh động ,bình dị và cân thực

2 tháng 12 2017

CHO THEM BAI NUA DI HAY QUÁ

25 tháng 8 2023

BPTT điệp ngữ "biết"

Tác dụng:

- Tăng giá trị diễn đạt nhấn mạnh những khó khăn, vất vả, cơ cực mà người Mẹ cố gắng tự vượt qua tất thảy dù có ngã thì vẫn đứng dậy không bao giờ mềm yếu. 

- Đồng thời làm câu thơ thêm tính liên kết, chặt chẽ, mạch lạc và ý thơ hay hơn bảy tỏ rõ, sâu sắc tình cảm thấu hiểu yêu thương của nhà thơ đến mẹ.

- Qua đó câu thơ hay hơn, ấn tượng và hấp dẫn người đọc hơn.

25 tháng 8 2023

BPTT ẩn dụ: "khô cằn sỏi đá" và "bão bùng sóng cả"

Tác dụng: tăng ý tứ diễn đạt những chiều cao chiều sâu nhiều của nỗi vất vả, khó khăn, gian nan đến với cuộc đời người Mẹ trong hành trình nuôi dạy đứa con mình. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình gợi cảm, nhà thơ bộc lộ rõ tình cảm của bản thân mình hấp dẫn người đọc hơn.

# Biện pháp tu từ có trong câu thơ: nhân hóa, biện pháp đối

# Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Biện pháp nhân hóa:

+ "Sương chùng chình" : tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời diễn tả được hình ảnh dòng sông êm đềm trôi, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.

+ "Chim vội vã" : tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn hết.

+ “Có đám mây mùa hạ

   Vắt nửa mình sang thu”

Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời cho thấy đám mây mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời.

- Biện pháp đối: giữa "Sương chùng chình" và "Chim vội vã"

Tác dụng: cho thấy được sự vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.

 

--> Từ gợi tả, hình ảnh đối lập

--> Hai hình ảnh với trạnh thái tương phản nhau nhưng lại vô cùng thống nhất để thể hiện một chủ đề: mùa hạ sắp qua - mùa thu đang đến

1 tháng 7 2020

Bptt hoán dụ : đầu xanh , má hồng.

-''Đầu xanh'' ở đây là chỉ tuổi xuân , tuổi trẻ , sự trẻ trung.

-''Má hồng ở đây là chỉ nhan sắc xinh đẹp .

=> Biện pháp hoán dụ đã gợi tả nàng Kiều với nhan sắc xinh đẹp , trẻ trung , đang ở độ tuổi xuân sắc .Ấy vậy mà nàng lại phải chịu rất nhiều ngang trái trong cuộc đời.

nhân hóa

tác dụng:nhân hóa sự vật như con ng

làm cho bài văn hay hơn

8 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

yếu tố nghệ thuật được thể hiện là biện pháp tu từ như so sánh ngầm( câu Nhảy trên đường vàng ở đây chỉ con đường được nắng vàng soi xuống và có lúa vàng chín)

8 tháng 5 2021

thiếu đề rồi bạn ai

phải là 

như con chim trích 

nhảy trên đường vàng nha

bptt là so sánh

tác dụng tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn

 

15 tháng 11 2023

Biện pháp đảo ngữ "khô rạc ngựa gầy". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Tô đậm màu sắc đen tối của những năm tháng đau thương trong nạn đói 1945.

- Khắc họa kí ức về cái đói cái nghèo in sâu vào trong tâm trí của tác giả.

17 tháng 6 2016

Mình sẽ chọn bài Tiếng Gà Trưa trong SGK Ngữ văn 7. Mặc dù bài thơ này k đc nhắc đến nhiều nhưng nó rất tiêu biểu khi sử BPTT điệp ngữ hehe

*Khổ đầu tiên :

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục…  cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ ..."

=> Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ "nghe" cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

*Khổ thơ cuối :

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

=> Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Điệp từ "vì" được sử dụng liên tục để tạo nên các yếu tố. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

    Nếu bạn đọc cả bài thì có cả điệp ngữ giữa các khổ với nhau nữa .... Mình chỉ lấy 2 VD thôi =))

17 tháng 6 2016

BPTT là biện pháp tu từ thì phải