K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Sau khi nghe Xiu kể về việc làm của cụ Bơ - men Giôn - xi liền chạy đến bệnh viện, hai tay ồm chầm lấy cụ và khóc. Giôn - xi đã đưa cụ Bơ - men về nhà làm tang ma, tuy không được linh đình vì những người này là họa sĩ nghèo. Như vậy, cũng biết được tấm lòng của Giôn - xi gửi cho cụ Bơ - men - một người đã vì cô mà suốt đêm mưa vùi dập và những cơn gió lạnh lướt qua cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá thường xuân để cứu sống cô. Nhưng đó cũng là một kiệt tác mà cụ Bơ - men đã ao ước bấy lâu.

Có thể bạn bổ sung thêm nha 😁

26 tháng 10 2017

The thi day la 1 doan ket them ch ko phai la moi hoan toan .

MK dc co ch bai nay roi .

Co the giu nguyen la cu Bo-men chet nhung ko chet luon. 2 nguoi den cam on cu va noi cho cu bt cu da ve dc kiet tac thi cu se chet trong thanh than .

12 tháng 10 2017

Em bé bán diêm vô cùng tội nghiệp. Bà và mẹ em mất, em ở với người cha khó tính trên gác mái rét buốt và hàng ngày phải đi bán diêm kiếm sống.Vậy mà mọi người xung quanh lại thờ ơ với em, thậm chí đến lúc chết, thi thể lạnh cóng của em cũng chỉnhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong xã hội thiếu tình thương đó, nhà văn An- đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của em bé đồng thời cũng miêu tả cảnh huy hoàng khi 2 bà cháu dắt tay về trời với nụ cười đang nở trên môi em. Tất cả gợi lên cho chúng ta bao nỗi xót xa, cùng sự cảm thông cho những số phận bất hạnh của những người nghèo khổ.

16 tháng 12 2018

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

16 tháng 12 2018

1. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã cảm hóa Lý Thông và bà mẹ, giúp họ trở lại làm con người lương thiện, và Lý Thông đã giúp đỡ rất nhiều cho Thạch Sanh trong những việc quan trọng sau này bằng khả năng ăn nói của mình.
2. Trên đường về, Lý Thông vẫn bị sét đánh nhưng không chết mà trở thành một con người hoàn toàn khác. Khác thế nào tùy ý muốn của bạn.
3. Lý Thông không bị làm sao cả nhưng hắn chứng nào tật nấy, sau đó đã phải chịu những bất hạnh liên tiếp, bà mẹ không bao lâu chết trong đau đớn bệnh tật.
4. (haha) Thật ra Lý Thông chỉ đơn giản là một vị thần nào đó trên thiên đình gửi xuống để tạo ra các thử thách cho Thạch Sanh mà thôi.

6 tháng 11 2017

Khi nghe mẹ an ủi như vậy, tôi càng buồn hơn. Đêm hôm đó, ra gốc cây táo ông trồng, tôi ôm mặt khóc nức nỏ. “Giá mà tôi không mải chơi bóng đá. Giá mà tôi mua thuốc về kịp thì chắc là ông còn sống thêm được ít năm nữa!”. Chỉ vì hai chữ “giá mà” đó tôi đã phải tự dằn vặt mình và ân hận suốt cả đời. Câu chuyện đã xảy ra là bài học cho chính bản thân tôi. Tôi mong các bạn đừng bao giờ hành động thiếu suy nghĩ để phải “giá mà như tôi nhé!
 

6 tháng 11 2017

Thuỷ Thủ Mặt Trăng            

Phần kết bài của các truyện Một người chính trực và Nỗi dằn vặt của ...

12 tháng 10 2017

Đợi mãi không thấy cá vàng bơi lên, ông lão chèo thuyền ngược trở về. Sóng gió bão bùng đã qua đi. Biển xanh trở lại hiền hoà. Ông lão chèo thuyền mà lòng chất chứa bao nỗi ưu tư. Không biết có nên trở lại ngôi nhà ấy nữa không? Nó giờ đây đâu còn là ngôi nhà của mình nữa. Và người ở trong ngôi nhà ấy cũng đâu phải là người vợ đói khổ của mình. Nhưng không biết quỷ thần xui khiến thế nào mà đôi chân lão vẫn đưa lão về mảnh đất ngày xưa.

Nhưng! Chuyện gì đang xảy ra thế này? Tất cả đã biến đi đâu? Tại sao không còn ai nữa? Mụ vợ của ta đâu? Trước mắt ông lão không phải là một cung điện nguy nga có Long Vương đang ngự giữa hàng trăm lính canh như lão nghĩ. Kì lạ thay! Trước mặt ông là khung cảnh cũ. Mái lều lụp xụp, rách nát và siêu vẹo đứng bên cạnh chiếc máng lợn đã sứt mẻ cả hai đầu. Xa xa ngoài kia vẫn còn cây sào nơi lão vắt chiếc lưới đã vá chằng vá đụp. Chưa hiểu chuyện gì, lão gọi to:

– Bẩm Long Vương! Lão già khốn khổ đã trở về!
– Không thấy có tiếng trả lời, lão lại tiếp:
– Thưa nữ hoàng!
-…
– Thưa nhất phẩm phu nhân!

– Bà lão ơi! Tôi đã trở về rồi!

Vẫn không có tiếng trả lời. Lão già vội bước vào trong. Không thấy có ai. Nhìn quanh lão thấy trên bàn có một mảnh giấy với những nét chữ nguệch ngoạc được viết vội vàng. Lão mang ra soi dưới nắng và bắt đầu đánh vần từng nét chữ:

“Ông lão ơi! Tôi có lỗi với ông nhiều lắm! Không ngờ bao năm sống khổ sở với nhau tôi còn chịu được mà giờ đây tôi lại thế này! Lòng tham của tôi quá lớn đến biển sâu cĩng phải kinh hoàng. Tôi không còn mặt mũi nào nhìn ông nữa. Chào ông! tôi đi!”

Tờ giấy trên tay ông lão từ từ rơi xuống. Nơi góc mắt lão hình như ươn ướt. Lão ngồi thụp xuống, đôi mắt xa xăm nhìn sâu vào biển cả. Đầu lão tê dại, miên man. Lão ngồi đó suốt một ngày đêm. Nhưng rồi lão bật dậy, quay mũi thuyền lão lại ra khơi.

– Cá vàng ơi! Cá vàng ơi! Đời này ta không dám quên ơn cá. Mụ vợ nhà ta đã biết lỗi rồi. Ta xin cá hãy đưa mụ trở về với ta. Ta hứa từ nay sẽ không bao giờ làm phiền cá nữa. Cá vàng nhìn lão rồi lặng lẽ lặn xuống biển sâu. Lão buồn bã, thất vọng trở về. Nhưng vừa đặt chân lên bờ cát, thì…

Ai đang đứng trước mặt lão thế này? Vẫn bộ quần áo rách tươm, đầu không quấn khăn chân đi đất. Khuôn mặt nhăn nhúm, gầy sọp đi. Dù tóc đã bạc hơn, lão vẫn nhận ra, đó chính là vợ lão. Vợ chồng gặp nhau trong lặng im và nước mắt. rồi họ cùng đi về căn lều rách nát nhưng đã gắn bó với họ suốt mấy chục năm qua. Và ngoài kia gió đại dương thổi vào mát rượi và biển xanh vỗ sóng êm đềm.

5 tháng 1 2017

Lúc này ông lão mới cất tiếng. Ông nói một cách đau đớn, giọng khàn khàn:
- Cá Vàng ơi ! Mấy lần trước cũng vì thương bà vợ gìa đã phải sống nghèo cực cùng ta bên bờ biển này suốt ba mươi ba năm trời nên ta mới bấm bụng làm theo những yêu cầu của bà ấy. Nhưng đến lần này thì ta không thể chịu đựng nổi con mụ phù thuỷ già tham lam, độc ác, lăng loài và bội bạc này được rồi nữa ! Cá Vàng ơi ! Xin hãy giúp ta thêm một lần chót này ! Cá hãy cho ta được giải thoát, được sống tự do. Ta không cần giàu sang, chỉ cần được sống yên ổn và thanh thản.
Ông lão vừa dứt lời thì cá vàng vẫy mạnh đuôi: Một con sóng cực lớn chồm lên, cuốn phăng mụ vợ ra khơi. Như một chiếc lá khô, mụ lập tức mất hút dưới muôn trùng sóng bạc. Ông lão đánh cá thở dài như vừa chút được một gánh nặng. Đứng thừ người một lúc lâu, ông lão bỗng cất tiếng thất thanh:
- Cá Vàng ơi ! Cá Vàng ơi ! Liệu ta thanh thản được không khi chỉ còn lại một mình ?