K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

Mở bài:

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

17 tháng 10 2017

I. Giới thiệu : nêu hoàn cảnh mắc lỗi
Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng. tôi rất hối hận vò không nói trước với mẹ. tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.

II. Thân bài
1. Mở đầu sự việc

- Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi
- Tôi đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng
2. Diễn biến sự việc
- Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ
- Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa
- Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên k pik
- Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng
- Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi
- Tôi rón rén bước vào nhà
- Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép
- Tôi phụng phịu cải lại
- Tôi không biết lỗi mà cải lại với ba
- Ba mẹ tôi rất buồn
- Tôi bỏ lên phòng
3. Kết thúc sự việc
- Sang hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sang
- Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn
- Tôi cảm thấy rất có lỗi
- Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa

III. Kết bài
- Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình
- Tôi tự hứa với bản than sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành

21 tháng 10 2016

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).
TB:
a. Các lớp đang làm tiết KT
- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.
- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).
- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).
b. Hành động của em
- Lén lút lật sách (tập) ra xem.
- Cô phát hiện, nhắc nhở.
- Không xem đc tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh.
- Cô nhắc nhở tiếp tục.
c. Thái độ của em
- Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn.
- Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào.
- Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi.
- Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em.
d. Hối hận về việc làm của mình
- Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình.
- Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình.
- Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô.
KB:
- Cảm nghĩ của em về việc làm của mình.
- Rút ra bài học từ việc làm trên.

Đề: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ đi vắng, giao việc nhà.
- Bạn đến rủ đi chơi.
TB:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
- Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia.
- Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn.
- Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em).
- Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi).
- Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi.
- Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi.
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
- Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất.
- Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi.
- Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân.
- Cha mẹ rất tự hào về em.
KB: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.

 

21 tháng 10 2016

Đề: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ đi vắng, giao việc nhà.
- Bạn đến rủ đi chơi.
TB:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
- Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia.
- Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn.
- Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em).
- Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi).
- Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi.
- Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi.
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
- Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất.
- Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi.
- Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân.
- Cha mẹ rất tự hào về em.
KB: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.

Chúc bạn học tốt! hihi

11 tháng 8 2023

Một số gợi ý:

Vào một chiều mát ngày hè trong xanh, em và gia đình quyết định đi dạo chơi ở công viên gần nhà. Trong lúc vui đùa và chụp ảnh, em đã vô tình làm vỡ chiếc điện thoại của bố.

Lúc đó, bố đang chụp ảnh cho cả gia đình. Em muốn chụp một bức ảnh đẹp để lưu giữ kỷ niệm, nhưng không may tay trượt và chiếc điện thoại rơi xuống mặt đất. Âm thanh va chạm vang lên, và khi em nhìn xuống thì màn hình điện thoại đã bị vỡ tan tành.

Lúc đó bố em trông vẻ mặt rất thất vọng và tức giận khi thấy chiếc điện thoại yêu quý của mình bị hư hỏng. Mẹ em cũng không khỏi lo lắng vì chiếc điện thoại là công cụ làm việc quan trọng của bố. Còn em chỉ biết hối hận và xin lỗi bố vì sự cẩu thả thiếu cẩn trọng của mình.

Phản ứng ban đầu của bố em là giận dữ và không kiềm chế được cơn tức giận. Bố chỉ trích em bằng những lời lẽ bực dọc vì sự thiếu cẩn thận và thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng đồ vật của người khác. Tuy nhiên, sau một thời gian, bố em đã bình tĩnh trở lại và thấu hiểu. Bố còn nhắc nhở rằng chúng ta phải học từ những sai lầm và trở nên trưởng thành hơn.

Em cảm thấy rất xấu hổ và xin lỗi vì đã gây ra sự phiền toái, lo lắng cho mọi người. Từ lần làm vỡ điện thoại này, em đã rút ra được một bài học quan trọng. Đó là em phải luôn cẩn thận khi sử dụng đồ vật của người khác. 

TLamm

28 tháng 6 2018

a) Mở bài

- Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó.

- Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì.

b) Thân bài

- Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc.

- Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra,

- Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng.

- Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì.

- Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho.

c) Kết bài

- Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

28 tháng 6 2018

A. Mở bài

- Hoàn cảnh mắc lỗi.

B. Thân bài

- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.

+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?

+ Nguyên nhân mắc lỗi (chủ quan hay khách quan)

+ Hậu quả của lỗi lầm ấy (với lớp, với gia đình hay với bản thân,...).

- Ân hận và sửa chữa sau khi mắc lỗi.

C. Kết bài

- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy.

- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác.

16 tháng 12 2022

Mở bài.
– Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.

Thân bài.
– Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).

– Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?

kết bài

– Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
– Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?

28 tháng 1 2018

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

28 tháng 1 2018

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi khó quên.

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

13 tháng 10 2019

Mở bài:1 năm về trước.......lỗi lầm

Thân bài:

-Trong khi đang chơi đá bóng

-Khi bạn chuyền bóng cho em

-Em lỡ chân đá vào chậu cây yêu quý của thầy hiệu trưởng

-Khi cô giáo đến cô chỉ khuyên em lần sau không được chơi gần bồn hoa

-Cho dù mọi người đều mắng em nhưng cô chỉ khuyên em

-Mặt cô trông rất buồn

-Em rất hối hận

Kết bài:Từ sau chuyện đó em rút ra bài học............không tái phạm nữa và trở thành 1 người tốt

Mình chỉ lập dàn ý thôi còn lại bạn tự làm thành bài văn nha

Còn nếu bạn là con gái thì đừng chép vào coi chừng bị thầy(cô) gọi là không đúng giới tính