K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

Ngay từ khi còn nhỏ, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua câu thơ này:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Đúng vậy! Tình yêu thương mà cha mẹ đối với con cái là vô bờ bến, là điểm tựa bình yên để chúng ta trở về sau những va vấp trong cuộc sống. Và hôm nay, tôi muốn dành tất cả tình cảm của mình cho người mẹ đã khổ cực suốt đời vì con.

Mẹ tôi xuất thân từ gia đình làm nông nên mẹ đã sớm chịu vất vả từ nhỏ. Đến khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, những vất vả gian lao của mẹ lại như thêm chồng chất. Nhìn làn da mịn màng thời thiếu nữ của mẹ giờ đây khô ráp sạm nắng, đôi bàn tay sần sùi vết chai, cả mái tóc đã điểm vài sợi tóc bạc,…mà tôi không khỏi chạnh lòng. Nhưng, điều làm tôi buồn nhất khi nhìn thấy chính là đôi mắt của mẹ. Mắt mẹ giờ đây đã nhuốm màu mệt mỏi với những quầng thâm nơi mi mắt. Mẹ cơ cực là vậy, chăm chỉ làm lụng là vậy cũng chỉ mong mang lại hạnh phúc cho tổ ấm bé nhỏ của mình.

Hàng ngày, mẹ phải dậy sớm ra đồng làm việc tới tận trưa đứng bóng mới về. Tấm lưng của mẹ ướt đẫm mồ hôi, mẹ với tay cầm chiếc quạt lá mà phe phẩy để xua tan cái nóng oi bức đang vây bủa. Ấy vậy mà, vừa về đến nhà, mẹ lại phải đi chợ rồi nấu ăn cho cả gia đình. Vất vả là thế nhưng mẹ luôn đối xử dịu dàng với chị em chúng tôi. Mẹ ân cần chăm từng miếng ăn cho em nhỏ, ân cần hỏi han việc học tập của người chị lớn. Mẹ không quan tâm mình vất vả ra sao mà chỉ để ý hôm nay các con đã ăn học như thế nào. Nhìn nụ cười hiền hậu, đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc của mẹ khi chăm sóc chúng tôi, lòng tôi lại trào dâng một tình cảm bao la dành cho người phụ nữ giàu đức hi sinh ấy.

Ngày bé tôi hay nghịch ngợm, bị mẹ mắng, tôi đã rất ghét mẹ. Tôi tự hỏi tại sao mẹ lại có thể mắng con của mẹ như thế rồi khóc rấm rứt khi không có mẹ. Còn bây giờ, khi đã lớn hơn, tôi lại thắc mắc vì sao mẹ lại có thể hi sinh cả cuộc đời mình vì chồng vì con như thế. Mất đi tuổi thanh xuân, mất đi vẻ đẹp mặn mà của người phụ nữ, lại phải làm việc chăm chỉ để vun vén cho gia đình, hẳn mẹ đã rất mệt mỏi! Thế nhưng, mẹ không hề than phiền lấy một câu. Đối với mẹ, nhìn thấy gia đình êm ấm, đàn con ăn học tới nơi tới chốn là mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Chỉ cần nghĩ tới đôi tay chai sần của mẹ, rồi nụ cười hiền từ thấm đẫm gian truân, lòng tôi không khỏi bồi hồi, xót xa để rồi tình thương tôi dành cho mẹ lại ngày một sâu đậm.

Mai này khi tôi đã trưởng thành, có đủ khả năng để bước ra ngoài thế giới, tôi vẫn luôn muốn trở về quê hương. Bởi vì nơi đó có cánh đồng rộng lớn, có khóm tre mát rượi gắn với tuổi thơ, và quan trọng hơn hết, mẹ vẫn luôn đứng đó, đợi tôi trở về

14 tháng 1 2018

I. Mở bài: giới thiệu mẹ em
Gia đình em có 4 người là ba, mẹ, anh của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương nhau và chăm sóc lẫn nhau. Ba mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. chính vì thế mà em rất yêu thương ba mẹ em. Người mà em yêu thương nhất trong gia đình là mẹ, người dù rất yêu thương em nhưng không bao giờ ba nói ra. Mẹ luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no ấm.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ
1. Nêu cảm nghĩ về ngoại hình và tính tình

a. Nêu cảm nghĩ về ngoại hình
- Mẹ em năm nay 46 tuôi
- Mẹ em thuộc dáng người mũm mĩm
- Mẹ em có đôi mắt đen láy
- Mũi mẹ rất cao và thẳng
- Miệng mẹ cười duyên
- Mái tóc đen láy
b. Nêu cảm nghĩ về tính tình của mẹ
- Mẹ rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh
- Đôi lúc mẹ rất nghiêm khắc
- Mẹ luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
- Mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn
2. Nêu cảm nghĩ về những kỉ niệm sâu sắc với mẹ
- Mẹ thường thưởng cho em mỗi khi em học tốt
- Mỗi khi bị sốt mẹ đều thức để chăm em
3. Vai trò của mẹ đối với em
- Mẹ luôn là tấm gương sang để em học hỏi và noi theo
- Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực cho em nên người
- Mẹ là bờ bên yêu thương mỗi khi em buồn

III. Kết bài
Nêu tình cảm của em đối với mẹ

14 tháng 11 2021

cj Tham khảo ạ:

Tuổi thơ của tôi là cả một bầu trời đầy nắng gió với những cánh diều bay khắp triền đê triền. Nơi ấy, tôi đã có thời thơ ấu thật đẹp bên tiếng sáo diều, nó như chắp cánh cho tâm hồn tôi. 

Ở quê tôi, để có được một cánh diều ưng ý, người ta phải mất rất nhiều công sức lựa chọn tre làm khung diều rồi rất kì công ghọt đẽo được một cặp sáo sao cho có âm thanh hay nhất. Nhưng đó là công việc của người thợ làm diều chuyên nghiệp. Còn với lũ trẻ con chúng tôi, mùa hè sẽ là thời điểm thích hợp làm diều và thả diều. Công việc này  rất đơn giản. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, để khi uốn thành khung, sao cho tre không bị gãy. Sau khi uốn khung xong, chúng tôi sẽ dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Và cuối cùng cũng là công việc khó nhất tìm dây thả diều. Sự lựa chọn đơn giản nhất với tôi là vào trong giỏ kim chỉ của mẹ tôi, lấy trộm một cuộn chỉ để làm dây diều. Và thường sau mỗi lẫn hả hê với lũ bạn cùng cánh diều no gió của mình, tôi sẽ bị một trận đòn từ mẹ, nhưng điều ấy với một thằng con trai như tôi dường như chẳng vấn đề gì, vì lúc đó tôi vẫn còn ham chơi lắm.

Thời điểm thích hợp nhất mà chúng tôi chọn để thả diều là lúc chiều muộn. Khi ấy nắng không còn gắt, và trong chúng tôi đứa nào cũng có thể chạy như bay ra khỏi nhà mà không sợ bố mẹ mắng vì cứ đày nắng suốt cả mùa hè. Triền đê là nơi tụ tập của lũ trẻ chúng tôi. Đứa lớn, đứa bé láo nháo trên tay cầm con diều to nhỏ khác nhau háo hức chuẩn bị chờ đến lượt mình được thả. Vì thả diều cần hai người, nên chúng tôi sẽ có một chiến binh sẵn sàng “chạy mồi” một quãng để cho diều lên gặp gió. Lúc này người cầm dây diều phải thật vững tay để có thể giữ chắc dây diều, và khéo léo thả thêm dây để diều bay được lên cao cho đến khi diều ở độ cao nhất định chúng tôi sẽ buộc diều lại. Sau khi cố định được dây diều, chúng tôi nằm trên triền đê, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Thường chúng tôi sẽ trở về nhà sau khi trời đã tắt nắng, khi nghe tiếng mấy cô, mấy chị dưới đồng gọi, nhưng lúc ấy trong tâm trí những đứa như tôi có một phần đang bay lơ lửng cùng cánh diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi đến tận bây giờ không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió.

Tuổi thơ tôi là một bầu trời chiều với những cánh diều căng gió.Giữa một trời diều khiến tôi ngây ngất, tôi đã thấy tâm hồn mình được thả và bay. Bây giờ, tôi đã lớn lũ bạn tôi cũng chẳng còn í ới gọi nhau đi thả diều như ngày trước, nhưng trong tâm trí tôi những cánh diều vẫn là những kí ức đẹp, gợi nhớ đến những kỉ niệm ngọt ngào nhất của thời thơ ấu.

  
14 tháng 11 2021

Tham khảo ạ

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.

Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.

 

Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.

Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.

31 tháng 10 2017

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ

22 tháng 10 2017

câu hỏi tương tự có nhé ! Chúc bn thành công

8 tháng 4 2022

Thế giới ngày một phát triển trở nên hiện đại hơn, xã hội ngày một hoàn thiện. Cuộc sống con người đang dần được cải thiện hơn trước. Quan hệ giữa người và người đã có thể dễ dàng liên lạc được với nhau một cách dễ dàng. Thời đại 4.0 lên ngôi, nơi mà sự phát triển của công nghệ hiện đại, mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và khó có thể kiểm soát được hết. Những tin tức gần xa đều được con người đưa lên trang mạng thành những tin tức nóng hổi. Tin tức mới nhất luôn được cập nhận và đến với người dân nhanh hơn so với trước. Tốt xấu gì cũng được những người săn tin lên hoặc có thể bịa đặt một chuyện nào đó để có thể biến nguồn tin ấy trở nên " hot " hơn. Từ đó những người muốn câu " like " tạo ra nhiều bài viết, nguồn tin giả không có chứng cứ ngày một nhiều làm hoang mang dư luận. Tin giả thời nào cũng có nhưng Facebook là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn. Hiện nay, trong khi cả nước đang gồng mình, chung tay đồng lòng chống dịch Covid-19 thì vẫn có không ít người thiếu ý thức, đăng tải nhiều thông tin sai lệch, bóp méo, xuyên tạc trên mạng xã hội làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Một số tài khoản mạng xã hội đăng hình giả mạo Công văn của Sở GD-ĐT quyết định việc kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, sinh viên. Nhiều phụ huynh nháo nhào, hoang mang vì cứ nghĩ văn bản này là thật. Những phụ huynh nghi ngờ văn bản giả mạo thì cũng điện thoại, nhắn tin cho giáo viên, nhà trường để hỏi xem con em mình tiếp tục nghỉ hay đi học. Bởi thế mà ta thấy được hệ lụy của việc đăng tin giả, tin sai sự thật nghiêm trọng đến mức nào. Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi, nếu ta sử dụng nó với mục đích tốt thì có thể đem lại cho ta sự giải trí về mặt tinh thần, chẳng những thế mà còn đem lại cả về mặt vật chất. Mỗi người chúng ta khi sử dụng mạng xã hội phải hết sức cẩn thận và biết phân biệt xem xét những nguồn tin, tài khoản đưa lên có thực sự đúng với tình hình bây giờ. Bản thân tôi cũng sử dụng mạng xã hội để cập nhật tin tức, không biết bao nhiêu lần đọc phải tin giả nhưng may mắn không ảnh hưởng gì đến mình và những người xung quanh. Từ đó ta trở nên cảnh giác hơn với các nguồn tin, tìm hiểu thật kĩ các nguồn tin đó và có thể tìm đến những người có thẩm quyền để xác nhận .

25 tháng 11 2018

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.

Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B ( bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ).

Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.

Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.

Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.

 Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.

 Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.

 Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng  thì thật là to lớn.

Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.

Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.

Việt ✪Kimihiro Watanuki✪ Hoàng  ơi, bạn chép trên mạng mất rồi, không đc z nhé, mik tham khảo hết trên mạng r nhá, nên k qua mắt mik đc đâu

25 tháng 6 2016

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

 

26 tháng 6 2016

ừm hôm đi trực trường mk và em trai cùng với bạn mk đi bộ trên đường về thì thấy một bà đang ngồi bán đồ tuổi cũng lớn, người gầy, ... nhờ bọn mk quét họ sân và bọn mk đã lại quét ngay sau đó bà cảm ơn. 

hết phim 

còn đoạn nói với ba mẹ bạn tự làm ha haha

11 tháng 9 2016

 

" Trong màn đêm lạnh giá , một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật . Trong cuộc đời mỗi con người , ngọn nến đó là mẹ " 

'' Nhớ khi còn bé , mẹ ôm ấp tôi những lúc trời lạnh . Mẹ kể cho tôi những câu truyện cổ tích ly kỳ , hấp dẫn  bằng giọng nói trầm ấm . Đôi mắt mẹ yêu thương nhìn tôi trìu mến . Đôi mắt đen láy làm cho mẹ thật thông minh . Cả những lúc chui vào trong chăn cùng mẹ , tôi cảm nhận đc hơi thở ấm nồng , nhè nhẹ . Mẹ muốn tôi ngủ yên , ngủ say để sáng mai còn đi học sớm , không bị thiếu ngủ ,..." . 

" Những lần tôi ốm , mẹ thức trắng cả đêm để săn sóc tôi . Sáng dậy , đôi mắt mẹ trũng xuống vì mất ngủ . Tôi hiểu đc , mẹ lo lắng cho tôi thế nào . Những hôm đó mẹ xanh xao quá . Hôm nào tôi làm bài muộn , mẹ luôn nhắc nhở , lo lắng thúc giục tôi ngủ sớm để ngày mai còn đi học . Còn những lần bị điểm kém, mẹ không bao giờ mắng tôi . Mẹ kiên nhẫn giảng lại cho tôi từng li từng tí cho đến khi tôi hiểu thì thôi . Mẹ luôn nói với tôi '' Con cố gắng ngoan ngoãn , đừng làm mẹ buồn nghe con . Mẹ đánh con là mẹ đánh chính mẹ ... " 

" Dù bận rộn đến đâu , mỗi ngày mẹ đều dành thời gian nói chuyện với tôi . Có chuyện gì dù xấu hay tốt tôi đều kể với mẹ . Tước khi thi , mẹ cùng ôn bài với tôi . Mẹ vuốt ve tôi bằng đôi tay trắng mịn màng và dặn : Nhớ đọc lại kĩ bài làm để dành cho mẹ một điểm nhé , mèo con ! Mẹ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh chiến thắng . Cứ mỗi lần nhớ về khuôn mặt tròn tròn , bầu bĩnh của mẹ , tôi lại tự nhủ : Phải chiến thắng , phải chiến thắng ,.. ! " 

" Nhưng những điều đó chỉ xảy ra khi tôi còn nhỏ . Bây giờ mẹ đã khác , mẹ bận rộn hơn , mẹ hay mệt hơn và dễ nổi nóng hơn . Mẹ ít để ý đến tôi và tính kiên nhẫn của mẹ cũng giảm đi nhiều . Vậy là mẹ đã không còn trẻ nữa ... Tôi nghĩ rằng , dù sao tôi cũng đã lớn , mẹ không cần để ý đến tôi nhiều nữa . Tôi sẽ tự lập như mẹ mong muốn . Thế nhưng , đôi tay mẹ vẫn đẹp như xưa . Tôi vẫn mong được đôi tay ấy vuốt ve mỗi ngày , không phải như những khi tôi cọ má vào mẹ  , mẹ nghiêm mặt lại và bảo : Con lớn rồi , không làm nũng mẹ nữa ... Tôi hiểu , dù có nói vậy , tình yêu của mẹ dành cho cô con gái đầu lòng của mẹ sẽ không thay đổi "

11 tháng 9 2016

khocroi huhu hay quá