K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

27 tháng 2 2022

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, wechat, weibo, Instagram,... đã cho thấy sự thu hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Đặc biệt, với giới trẻ, những thế hệ nắm bắt tốt xu hướng, tinh nhạy trước những đổi mới của internet thì việc ham mê và sử dụng mạng xã hội là một điều tất yếu. Đa số các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, weibo, zalo,... chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình.

Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. Mạng xã hội trở thành một chất gây nghiện lớn mà người tiêu thụ nó lớn nhất phải kể đến nó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen. Đến giảng đường không học bài, hoặc ngủ hoặc chơi facebook, hoặc chụp ảnh đăng. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán. Mạng xã hội đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khoẻ, tiền bạc, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, ghen tuông, xỉa xói, chửi rủa nhau thậm tệ. Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác. Vì thế mà nhiều khi chỉ một vài lời nói thiếu thiện ý, hoặc gây hiểu nhầm nhau trên mạng xã hội mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau. Nhiều học sinh chỉ lao vào thế giới ảo mà trở nên trầm cảm, tự ti, không tham gia giao tiếp với mọi người, mất dần khả năng hợp tác, hoà nhập với đời sống thực tại.

Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn của Facebook, Zalo,... Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ; được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video đánh thẳng vào tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trả khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới.

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Thay vì lên các trang mạng quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, đọc sách giao lưu hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

Đừng để mạng xã hội biến mình thành một nạn nhân, hãy nhiệt huyết với công việc, cống hiến sức trẻ và thành xuân của mình cho hoạt động cộng đồng, đừng phung phí thời gian cho lướt web, cho việc like hay bình luận dạo mỗi ngày. Đó là những điều vô bổ đang dần giết mòn cuộc sống chúng ta. Cần phân bố thời gian cho công việc, cuộc sống và mạng xã hội hợp lý, đừng để phụ thuộc vào mạng xã hội, biết chắt lọc những thông tin hữu ích trong thế giới ảo phục vụ cho cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra thế giới thực tại với vô vàn điều lý thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn. Ngưng sống ảo đi!

23 tháng 4 2022

hay qu a

 

5 tháng 9 2018

Một xã hội chỉ thực sự phát triển khi các cá nhân, tập thể trong xã hội đó hoàn thiện cả về tư duy và nhận thức. Đặc biệt ở đây, ta không thể không kể đến vai trò của gia đình trong việc xây dụng xã hội. Gia đình được coi là nền tảng thúc đẩy cho xã hội ngày một lớn mạnh.

Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp.

Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại mai mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dễ làm cho con em họ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào những thói hư tật xấu của  xã hội. Các em ăn chơi, đua đòi theo nhóm bạn bè xấu. Nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật, … Đã có rất nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng.

Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình.

Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.

Hk tốt

5 tháng 9 2018

Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của mỗi người là khác nhau, ngay cả với anh em trong một nhà.
 

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
 

Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.
Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.
 

Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.
 

Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau.
 

Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép với cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.
 

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian dài;
 

Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái.
Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật. Con hư còn bởi cách dạy. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy.
 

Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dực dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, đánh bạc, hút chích…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình.
 

Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
 

Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại, phát huy mặt tích cực của Nho giáo, Đạo giáo trong quan hệ lễ nghĩa tương kính. Mặt khác, dần dần xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.
 

Về văn hóa tiêu dùng, về tiền bạc và những tiện nghi sinh hoạt khác, cha mẹ cần giáo dục con ý thức tiết kiệm và quý trọng đồng tiền làm ra từ lao động chân chính. Các thói xấu như ham tiền, kiếm tìền bằng mọi giá, đua đòi, ăn chơi cần được sớm ngăn chặn, vì điều này dễ dẫn các em vào con đường hư hỏng. Giáo dục cho con ý thức, nếp nghĩ, cử chỉ lời nói lễ phép, khiêm tốn, trang phục, trang sức hợp gia cảnh từng nhà và truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là văn hóa giao tiếp.

Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: no ấm, bình đăng, tiến bộ và hạnh phúc.

6 tháng 6 2023

Mở đoạn:

- Giới thiệu quê hương em.

Ví dụ: Địa điểm quê mình ở đâu?, có những văn hóa phong tục nổi bật gì?,...

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Chọn một cảnh mà mình muốn tả:

Ví dụ là: cảnh sáng sớm, các cô các bác ra đồng làm ruộng.

- Tả bầu trời buổi sáng lúc đó:

+ Hoạt động và hình thái của của ông mặt trời (động từ, danh từ)

+ Bầu trời lúc đó như thế nào? (tính từ, danh từ) 

+ Không khí lúc đó và cảnh vật, cây cối ra sao? (Danh từ, động từ, tính từ).

- Tả những ngôi nhà.

- Tả con vật: con chó, con mèo còn đang ngủ,...

- Tả hoạt động của mọi người lúc đó:

+ Đang cấy lúa, mạ,...

- Nêu lên suy nghĩ của mình với khung cảnh này:

+ Đây là một khung cảnh như thế nào?, tạo bức tranh đồng quê đẹp đẽ ra sao?

- Bày tỏ cảm xúc của mình đối với cảnh này:

+ Mình cảm thấy khung cảnh này quen thuộc, đơn giản như thế nào?

+ Mình yêu thích nhất ở nó điểm gì?, lí do mà mình yêu thích là gì?

+ Từ đó, mình thấy đó là trải nghiệm về quê rất hạnh phúc và cảm thấy cần học tập cố gắng nỗ lực bản thân, trưởng thành hơn để cống hiến tài năng của mình giúp quê mình phát triển hơn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình và tình yêu mình danh cho quê hương.

+ Lý do vì sao mình đặc biệt thích cảnh vật này.

-> Gắn bó lâu dài với tuổi thơ mình.

-> Là cảnh vật quen thuộc thân thương.

- Hứa hẹn mai sau làm gì để giúp quê hương mình phát triển hơn.

7 tháng 6 2023

Bạn làm luôn một bài văn cho mình kham khảo với ạaaa

17 tháng 5 2022

làm ròi tặng coin nè:33

17 tháng 5 2022

Dàn bài tham khảo ạ:

1.Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: cách cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới

2. Thân bài

a. Giải thích và bàn luận về thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới

- Giải thích các khái niệm: "người đồng tính", "kỳ thị"
- Thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới:
+ Trong xã hội vẫn còn tồn tại rất nhiều định kiến và sự kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới.
+ Người đồng tính thường bị chính những người thân ép buộc, sử dụng nhiều biện pháp ngăn cản các mối quan hệ tình cảm và thay đổi xu hướng tính dục.
+ Người đồng tính còn phải gánh chịu sự coi thường từ lời nói, hành động trêu chọc, giễu cợt từ người khác

b. Hậu quả của việc kỳ thị người đồng tính và tình yêu đồng giới
- Vi phạm nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng và "mưu cầu hạnh phúc".
- Những hành vi giễu cợt, bàn tán vô tình gây ra cho người đồng tính những vết thương tinh thần không thể chữa lành.

c. Lí giải nguyên nhân
- Xuất phát từ những định kiến và quan niệm sai lệch về người đồng tính, cho rằng họ là những người dị biệt, khác thường
- Quan niệm cho rằng tình yêu đồng giới là sự vi phạm các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức và đi ngược lại với quy luật tâm lý tình cảm của con người.

d. Bài học nhận thức và hành động
- Cần thay đổi nhận thức về cộng đồng người đồng tính thông qua các biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
- Cần lên án, phê phán, bài trừ những hành vi xúc phạm, coi thường người đồng tính và tình yêu đồng giới.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

25 tháng 8 2020

Dàn ý cho bạn tham khảo nhé:

1. Mở Bài

Để có thể tự đứng vững trên đường đời lắm chông chênh, chúng ta cần có đức tính tự lập và lối sống chủ động hoà nhập với cộng đồng ngày từ nhỏ.

2. Thân Bài

- Tự lập là việc thực hiện công việc, nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả bằng khả năng của mình

- Chủ động sống hoà nhập là sống gần gũi ,thân thiện, tương thân tương ái với mọi người, với cộng đồng

- Tính tự lập giúp chúng ta dễ dàng thích nghi được với mọi hoàn cảnh

- Tính tự lập góp phần khẳng định bản thân trong mọi việc, giúp vươn tới thành công

- Sống chủ động, hoà nhập với cộng đồng giúp chúng ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội

- Con người sẽ hạnh phúc, phát triển hơn khi được hoà nhập với cộng đồng và xã hội

- Để sống tự lập và chủ động hoà nhập với mọi người, chúng ta cần phải có bản lĩnh, sống có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội.

3. Kết Bài

Chúng ta hãy sống hết mình, tự lực cánh sinh trong gian khó để tạo ra thành quả mai sau, hãy sống rộng lượng và thứ tha, vui vẻ và kết tình thân ái với mọi người để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

28 tháng 8 2020

May mắn cuộc đời cho ta hình hài, lớn lên trong vòng tay chở che và yêu thương của ba mẹ khiến ta cảm thấy an tâm, được đong đầy hạnh phúc. Nhưng rồi một ngày, mình cũng phải lớn lên và tự đi trên đôi chân của mình, khi gặp những khó khăn và vấp ngã trong cuộc đời, ta không thể để bố mẹ gánh thay ta, mà phải tự nỗ lực, mạnh mẽ vượt qua. Để có thể tự đứng vững trên đường đời lắm chông chênh, ngày một trưởng thành và sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc thì chúng ta cần có đức tính tự lập và lối sống chủ động hoà nhập với cộng đồng ngày từ nhỏ.

Vậy, tự lập là gì? Tự lập là việc thực hiện độc lập công việc, nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả trong khả năng của mình mà không nhờ đến sự giúp đỡ hay phụ thuộc vào người khác. Chủ động là mức cao hơn tự lập, khi chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh là khi chúng ta được sống trong các mối quan hệ của cộng đồng và xã hội, được tham gia các hoạt động của tập thể cộng đồng. Chủ động sống hoà nhập là sống gần gũi, thân thiện, tương thân tương ái với mọi người, với cộng đồng, thích nghi và hành động phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Sự tự lập có vai trò rất quan trọng đối với bản thân mỗi người.

Khi tự lập, bạn sẽ rèn luyện cho mình khả năng tự giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo. Tính tự lập giúp chúng ta dễ dàng thích nghi được với mọi hoàn cảnh, ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Tính tự lập góp phần khẳng định bản thân trong mọi việc, giúp vươn tới thành công xứng đáng với sự nỗ lực phấn đấu của mình. Ví dụ khi làm một bài kiểm tra, bạn tự mình chủ động học tập, nghiên cứu, hiển nhiên bài làm của bạn sẽ được điểm tốt, chứng minh cho công sức mà bạn bỏ ra chứ không phải là quay cóp hay phụ thuộc vào bài của đứa bạn cạnh bàn. Khi bạn vấp ngã, không ai đứng đó kéo bạn dậy, bạn phải tự mình đứng lên, hiên ngang và đi tiếp, thậm chí là phải chạy trên đường băng của mục tiêu đời mình. Đừng trông chờ vào người khác, cái gì mình tự làm ra, kết quả gì mình nỗ lực có được, đều xứng đáng với sự nỗ lực đó. Bởi vậy, tính tự lập như một đức tính cần phải có, là yếu tố quyết định để chúng ta vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh, suy nghĩ độc lập, vững vàng, và tin tưởng chính mình là chìa khoá cho mọi thành công của bạn.

Sống chủ động hoà nhập với cộng đồng giúp chúng ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Sức mạnh cộng đồng là rất lớn, khi chúng tay làm việc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Khi sống trong cộng đồng, ta có dịp được thể hiện năng khiếu, khả năng của bản thân, góp phần khẳng định mình và góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển cộng đồng. Sống trong một xã hội ngày càng phát triển, văn minh, con người chúng ta sẽ hạnh phúc, phát triển hơn khi được hoà nhập với cộng đồng và xã hội, niềm vui sẽ được nhân lên trong mối quan hệ hoà hợp giữa cá nhân với tập thể cộng đồng. Để sống tự lập và chủ động hoà nhập với mọi người, chúng ta cần phải có bản lĩnh, sống có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội. Lập ra những kế hoạch, mục tiêu với định hướng rõ ràng, tự nỗ lực, phấn đấu hết mình, có chính kiến và kiên trì với mục tiêu. Chúng ta phải tự đứng vững và đi lên phía trước bằng chính con người, tinh thần và trí tuệ của bản thân, tự lập, kiên cường trong cuộc sống. Đừng quá phụ thuộc vào bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai, tự chọn cho mình lối đi riêng. Cần có thái độ yêu thương, chan hoà với mọi người trong xã hội, tránh gây ra những mâu thuẫn xích mích không đáng có, hoà nhập nhưng không hòa tan, hãy là một cái tôi độc đáo và riêng biệt với cộng đồng. Tích cực tham gia những công việc tập thể, tình nguyện, từ thiện để làm đẹp cho đời, thanh lọc tâm hồn giữa cuộc sống đầy rẫy những bon chen, tính toán.

Thực tế, đâu đó, vẫn còn gặp rất nhiều tình trạng người trẻ quá phụ thuộc vào gia đình, không dám tự đi trên đôi chân của mình. Một số có lối sống ích kỉ, hẹp hòi, sống xa lánh thầy cô, bè bạn, không quan tâm đến thế giới xung quanh, chỉ sống trong một thế giới ảo rồi dần trở nên vô cảm. Điều này thật đáng phê phán.

Vì thế chúng ta hãy sống hết mình, tự lực cánh sinh trong gian khó để tạo ra thành quả mai sau, hãy sống rộng lượng và thứ tha, vui vẻ và kết tình thân ái với mọi người để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chúc bn hok tốt~~

10 tháng 5 2022

refer

An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

   Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

   Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm?

   Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

10 tháng 5 2022

nhanh quá anh