K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2017

Soạn bài:

Câu 1:

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.

Sự ra đời và lớn lên như vậy của Thạch Sanh đã cho thấy nhân dân rất thông cảm với hoàn cảnh nghèo khổ và mồ côi của chàng. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

Câu 2:

Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lí Thông lừa nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.

Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.

Câu 3:

Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.

Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

Câu 4: Chi tiết thần kỳ :

(1): Tiếng đàn

+ Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa.

+ Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.

- Ý nghĩa :

+ Giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cứu được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lý.

+ Khát vọng hòa bình. Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

(2): Niêu cơm đất

+ Đãi hàng binh.

+ Ăn mãi không hết.

- Ý nghĩa:

+ Sự chân tình một mạc của lòng người.

+ Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Câu 5:

Truyện kết thúc: Lý Thông chết, Thạch Sanh hạnh phúc là cái kết có hậu trong hầu hết các truyện cổ tích. Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

9 tháng 9 2017

link: Soạn bài Thạch Sanh

Hoặc Soạn bài: Thạch Sanh

6 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời nhân vật người chú. Bố cục :

   - 5 khổ đầu : Cuộc gặp gỡ ở Huế.

   - 7 khổ tiếp : sự hy sinh anh dũng của Lượm.

   - Còn lại : Lượm sống trong lòng người và đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   * Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ 5 :

   - Trang phục : Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch.

   - Hình dáng : loắt choắt.

   - Cử chỉ : thoăn thoắt, hồn nhiên, tinh nghịch.

   - Lời nói : tự nhiên, thật thà.

   → Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, chân thật, hồn nhiên.

   * Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Nhà thơ miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm nguy hiểm, khó khăn. Sự hy sinh của Lượm thật dũng cảm gợi ra sự thương mến, đáng cảm phục.

   - Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt :

       + Ra thế

   Lượm ơi !...

   → diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người.

       + Thôi rồi, Lượm ơi ! → lời cảm thán, niềm hy vọng đã vụt tắt.

       + Lượm ơi, còn không ? → sự thảng thốt trong lòng người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tin.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Người kể gọi Lượm bằng : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Quan hệ giữa chú - cháu cũng là giữa hai đồng chí, là nhà thơ - một chiến sĩ đã hy sinh. Chú bé – người cháu của mọi người, của Tổ quốc. → thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó của tác giả với chú bé.

Câu 5* (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Lượm ơi, còn không ?

   Sau câu thơ, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu nhằm khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm sống mãi cùng non sông, đất nước.

Luyện tập

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Gợi ý :

   - Sự chuẩn bị của Lượm, ngoại hình, tâm trạng của Lượm ?

   - Hoàn cảnh khi liên lạc, trận đánh dữ dội, đạn như mưa, mật thư rất quan trọng.

   - Khi Lượm bị trúng đạn ...

   - Suy nghĩ của em trước sự hy sinh anh dũng đó.

18 tháng 10 2017

bn đợi mk lát nhé rồi mk soạn cho , bài này mk học rồi

18 tháng 10 2017

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu

trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.

Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.

2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Lời kể:

Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.

3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.

- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

27 tháng 10 2017
Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

I. Cho các đề văn tự sự sau:

- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

- Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

- Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

- Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

- Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

- Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

27 tháng 10 2017

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

- Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

- Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

- Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

- Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

- Không gian, thời gian xảy ra việc.

- Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

- Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

- Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

- Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

- Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

+ Mở đầu

+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

- Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

- Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

- Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

- Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

- Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

- Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

- Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

- Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

- Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

- Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

17 tháng 10 2017

Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"

- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.

- Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:

    + Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới

    + Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp

    + Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân

    + Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng

    + Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

- Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

=> Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.

Câu 2:

Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:

    + (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

    + (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;

    + (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;

    + (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;

Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)

Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.

II. Luyện tập

Câu 1:

- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:

    + (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;

    + (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;

    + (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;

    + (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;

    + (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.

- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".

- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:

    + Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

    + Giải thích vì sao hiện nay "tôi và Liên"vui buồn có nhau.

Câu 2: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".

a. Mở bài:

    + Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

    + Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

b. Thân bài:

- Cảnh dọc đường đi:

    + Phong cảnh, những nét đặc biệt.

    + Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

- Đến nơi:

    + Hoạt động đầu tiên.

    + Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

- Kết thúc chuyên đi:

    + Chuẩn bị trở về.

    + Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

c. Kết bài:

    + Suy nghĩ về chuyến đi.

    + Mong ước.

17 tháng 10 2017

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, cho biết các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

  • Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
  • Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
    • Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
    • Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
    • Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân
    • Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
    • Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
  • Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,... Câu chuyện có sự phát triển và có những hồi kết và đó là bài học quý giá, có nguồn gốc câu chuyện, diễn biến câu chuyện, đỉnh điểm của câu chuyện và kết thúc câu chuyện.

2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã….Liệu thằng bé có rút được bài học này không?
Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
Trả lời:
Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện:

  • Ngỗ bỏ học lêu lổng.
  • Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
  • Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
  • Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

3. Ghi nhớ

  • Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
  • Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thế ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiếu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thế là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh! Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó. Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thế ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xâu cho Liên. Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...

(Tự thuật của một học sinh)

 Câu hỏi: Chuyện được kế theo thứ tự nào? Chuyện kế theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thê nào trong câu chuyện? 

Trả lời : 

  • Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
  • Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
  • Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. Đồng thời giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên vui buồn có nhau”. Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.

Câu 2: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa". Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.

Trả lời :

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài:

  • Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? 
  • Giới thiệu lý do tại sao có chuyến đi chơi xa, chuyến đi đó gồm có những ai?

B. Thân bài:

  • Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (miền núi, vùng biển, nông thôn, thành thị).
  • Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè, thăm ông bà)
  • Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh, những điều khiến em ấn tượng về nơi đó)
  • Chuyến đi ấy đã giúp em rút ra được bài học gì?
  • Tâm trạng của em qua chuyến đi ấy?

C. Kết bài:

  • Chuyến đi kết thúc ra sao?
  • Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào trong tương lai?
25 tháng 1 2018

câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tóm tắt: Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái. Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn. b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic. Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm. c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em. Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em. Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.

Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Xem thêm: Tóm tắt: Bức tranh của em gái tôi

Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ cảu Mèo là chuyện trẻ con.

- Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái

- Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái

b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:

- Mặc cảm về bản thân thua kém em

- Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái

- Cảm thấy ghen tị với em

c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên

- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”

- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.

- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái

=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Nhân vật người em trong truyện:

+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh

+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh

+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai

+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng

=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.

Bài 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:

- Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.

- Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng

20 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... chuẩn bị vượt nhiều thác nước) : trên đoạn sông phẳng lặng.

   - Đoạn 2 (tiếp ... khỏi thác Cổ Cò) : thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ.

   - Đoạn 3 (còn lại) : khi thuyền qua thác dữ.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Cảnh dòng sông và hai bên bờ thay đổi theo trật tự không gian, thời gian.

   - Chặng 1 - sông phẳng lặng, êm đềm, bãi dâu bạt ngàn, chòm cổ thụ, núi cao.

   - Chặng 2 - đoạn thác dữ, nước cao, vách đá cao.

- Chặng 3 - đã qua đoạn thác dữ, qua núi thấy đồng ruộng.

   Vị trí quan sát : trên con thuyền vượt thác ấy, người quan sát có thể miêu tả chân thực và linh hoạt về cảnh sắc.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   * Cảnh con thuyền vượt thác :

   - Tinh thần sẵn sàng : nấu cơm ăn để được chắc bụng, ...

   - Hành động con người : nhanh, mạnh.

   - Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng...

   * Hình ảnh dượng Hương Thư :

   - Ngoại hình to khỏe, rắn chắc : “như một pho tượng ... như một hiệp sĩ”.

   - Hành động mạnh mẽ : “đánh trần đứng sau ... lấy thế trụ lại”.

   * Những cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư :

   - Sử dụng thành ngữ : nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.

   - Dùng hình ảnh cường điệu : hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

   * Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” : người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ. Đối lập với tính cách hiền lành khi ở nhà. Khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động : bản chất hiền lành, nhút nhát nhưng trong công việc lại dũng cảm, nhanh nhẹn.

Câu 4* (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh cây cổ thụ :

- Đoạn đầu : Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước → chuyển nghĩa ẩn dụ : thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.

   - Đoạn cuối : Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước → chuyển nghĩa hoán dụ : thiên nhiên cùng chung niềm vui với chiến thắng con người.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình ảnh con người và thiên nhiên :

   - Thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

   - Con người lao động chất phác mà anh hùng.

Luyện tập

 Sông nước Cà MauVượt thác
Thiên nhiênSông nước hùng vĩ, hoang dã
Vùng Nam Bộ rộng lớn, chợ Năm Căn tấp nập, sông ngòi chằng chịtMiền trung Trường Sơn thác nước dữ dội
Nghệ thuậtTừ khái quát đến cụ thểTrình tự không gian, thời gian
20 tháng 1 2019

I. TÓM TẮT TÁC PHẨM VƯỢT THÁC

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.

Trả lời:

Bố cục bài văn:

-  Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.

-  Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò

-  Đoạn 3: Phần còn lại.

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Sự miêu tả có thay đổi theo từng chặng:

-  Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ sông thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn.

- Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao hiện ra như chắn ngang trước mặt.

- Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

* Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.

3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ" của Trường Sơn oai linh

Trả lời:

*  Cảnh con thuyền vượt sông:

- Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

- Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

*  Hình ảnh dượng Hương Thư:

- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đổng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.

- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị cong lại, thả ra, rút sào rập ràng, nhanh như cắt, ghì lên ngọn sào.

-  Một số so sánh tiêu biểu:

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.

+ Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. So sánh này thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.

4. Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm nghĩ lặng nhìn xuống nước” vừa nhìn báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?

Trả lời:

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác làm nổi bật vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.

LUYỆN TẬP

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Trả lời:

*  Nét đặc sắc của Sông nước Cà Mau:

-   Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông: Rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.

-  Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.

*  Nét đặc sắc trong Vượt thác:

-   Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội của một vùng miền Trung khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau. Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.

-   Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.

9 tháng 4 2017

ớ ớ ớ! công nghệ mà, sao lại soạn thảo văn bản ở đây

21 tháng 9 2017
Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm

Tóm tắt

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Hướng dẫn soạn bài: Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam:

Câu 1:

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần, hay Ngọc Hoàng cho Nguyễn Huệ mượn gươm thần đều vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.

Tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, hay Tây Sơn, ... hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.

Ý nghĩa: tượng trưng cho sức mạnh, nguyện vọng và công lý của nhân dân.

Câu 2:

- Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "thuận thiên". Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.

- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:

+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.

+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.

+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.

+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.

- Sức mạnh của gươm thần:

+ Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.

+ Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Câu 3:

Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Câu 4:

Xem lại định nghĩa truyền thuyết ở bài "Con rồng cháu tiên"

Các truyền thuyết đã học là: Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.

Câu 5: Ý nghĩa:

- Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

21 tháng 9 2017

Câu 1. Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? Gơi ý: Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để giết giặc. Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gi? Gơi ý: Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt. Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi). Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chông lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ song linh thiêng và sâu sắc. Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn. Gơi ý: Việc nghĩa quân Lam Sơn có được gươm thần đã mang lại một sức mạnh to lớn. Gươm mà Lê Lợi cùng với nghĩa quân của mình sử dụng đâu phải loại tầm thường, ở đó, nó có sự hội tụ của hồn thiêng sông núi. Ánh sáng của gươm là ánh sáng của chính nghĩa. Cho nên, Lê Lợi cùng với nghĩa quân đánh giặc tan tác, cho tới khi trên đất nước không còn một bóng giặc. Chi tiết ánh sáng cùa gươm vẫn còn le lói khi trao cho rùa vàng chứng minh cho chiến thắng vẫn còn lưu giữ mãi mãi. Gươm thần cùng với nghĩa quân và chủ tướng Lê Lợi trở thành biểu tượng của truyền thống, sức mạnh trong cuộc chiến đấu chống giặc cua nhân dân ta. Câu 4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào? Gơi ý: Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khi đất nước đã thái bình không cần gươm nữa mà cần dụng cụ đế sản xuất. Cảnh đòi gươm và trả gươm cũng mang đậm màu sắc huyền thoại (rùa biết nói, không sợ người, đớp thanh gươm nhanh như cắt...) song nó cũng rất trang nghiêm và thiêng liêng.