K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm hay với những giá trị nghệ thuật đặc sắc.

– Trước hết phải kể đến nghệ thuật xây dựng cốt truyện: tác giả đã dựa vào cốt truyện có sẵn từ dân gian, sau đó thêm vào nhiều tình tiết giúp truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính. Mặc dù có nhiều yếu tố kì lạ những truyện vẫn tự nhiên, lôi cuốn người đọc.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mỗi nhân vật trong truyện đều có những tính cách riêng thể hiện qua lời nói, đối thoại hoặc những đoạn độc thoại. Từ nhân vật người mẹ, đến cậu bé Đản đều mang đậm chất ngôn ngữ riêng thể hiện tính cách nhân vật, giúp câu chuyện thêm sinh động.

– Điều đặc biệt là tác giả đã sử dụng các yếu tố kỳ ảo: có một số yếu tố không đúng với sự thật nhưng yếu tố truyền kỳ này giúp truyện trở nên độc đáo, làm nổi bật chủ đề nhân đạo. Đoạn cuối có rất nhiều yếu tố kì ảo đan xen với yếu tố thực, điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Song phần nào cũng hợp với nguyện vọng, khao khát, có chút gì đó đồng cảm cho thân phận người phụ nữ. Dù nàng không được sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc nơi trần gian thì chí ít nỗi oan khuất của nàng cũng đã được hóa giải.

– Dùng nhiều phương thức biểu đạt: truyện không chỉ là kể đơn thuần mà còn kết hợp cả yếu tố biểu cảm. Kể chuyện xen lẫn biểu cảm, đây là cách thức kể chuyện độc đáo giúp tác giả lôi cuốn người đọc vào các tình tiết mà không hề khô khan.

– Một nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho tác phẩm phải kể đến là cách tác giả xây dựng tình tiết câu chuyện ly kì hấp dẫn. Hình ảnh “cái bóng” được cho là nút thắt giúp câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm một cách hết sức tự nhiên.

-Giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện sâu sắc qua câu chuyện:

Chuyện người con gái Nam Xương tác giả đã phê phán xã hội phong kiến cũ cổ hủ, hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ xưa thủy chung, đẹp người đẹp nết.

15 tháng 11 2017

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc biệt chi tiết chiếc bóng, nhằm hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách cho nhân vật Vũ Nương nhưng cũng thể hiện rõ nét bi kịch số phận nhân vật

- Nghệ thuật dựng truyện: tình huống truyện éo le, dẫn tới nhiều bất ngờ thú vị, tăng tính bi kịch của truyện

- Xây dựng thành công nhân vật qua lời nói và hành động, kết hợp với các hình ảnh ước lệ tượng trưng

13 tháng 8 2018

Cái bóng trong chuyện người con gái nam xương là một chi tiết rất hay . Nó là chi tiết "thắt nút vừa là chi tiết mở nút" . Thắt nút ở chổ chính cái bóng đã làm trương sinh hiểu lầm vũ nương khiến nhà tan cửa nát nhưng sau đó cũng nhờ chính cái bóng mà trương sinh nhận ra lỗi lầm của mình nhưng đã qua muộn 
Qua câu chuyện cho ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ phê phán thói trưởng dã của trương sinh 
 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 10 2018

1. Chuyện người con gái Nam Xương có các chi tiết kì ảo sau:

- Phan Lang nằm mộng thả rùa xanh và cứu được Linh Phi - con vua Thủy Tề.

- Phan Lang được Linh Phi trả ơn bằng cách cứu sống khỏi vụ đắm tàu và mời xuống chơi dưới Thủy cung. Nhờ đó mà Phan Lang có dịp gặp lại Vũ Nương - Người cùng làng. Vũ Nương kể chuyện và gửi chiếc hoa vàng và bảo Trương lập đàn tràng giải oan.

- Vũ Nương hiện về giữa cờ hoa võng lọng. Có đến 50 chiếc xe cùng đoàn tùy tùng hiện lên giữa mặt sông. Nhưng Vũ Nương chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào, tạ từ chàng Trương và không trở về nữa.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này. 

10 tháng 5 2021
Gợi ý trả lời

​Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:

1. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.

2. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.

4. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

5. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.

10 tháng 5 2021

Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:

-. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.

-. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

-. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.

-. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

-. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.

                  
1 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Giá trị nội dung: Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

 Giá trị hiện thực:

Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh)

.Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch

.Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc.

Giá trị nhân đạo:

Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng.

Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Nghệ thuật:

Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện 

Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động.

Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.

Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

1 tháng 9 2019

a. Những chi tiết kì ảo:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.

- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

b. Ý nghĩa

- Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.

- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.