K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2021

có phải con trâu đâu mà kể lễ hội chọi châu

22 tháng 8 2021

Đùa, hài vaizzz

Nội dung dịch Tôi và gia đình đã tham dự Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn năm ngoái. Lễ hội này được tổ chức hàng năm, vào ngày 9 tháng 8 theo Âm lịch. Lễ hội chọi trâu được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, nhằm cầu ấm no hạnh phúc cho nhân dân địa phương. Mọi người đánh trống, múa và xem trâu. Tiếng trống, tiếng hò hét của mọi người...
Đọc tiếp

Nội dung dịch Tôi và gia đình đã tham dự Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn năm ngoái. Lễ hội này được tổ chức hàng năm, vào ngày 9 tháng 8 theo Âm lịch. Lễ hội chọi trâu được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, nhằm cầu ấm no hạnh phúc cho nhân dân địa phương. Mọi người đánh trống, múa và xem trâu. Tiếng trống, tiếng hò hét của mọi người thúc giục đàn trâu hừng hực khí thế hừng hực khí thế. Nhiều chủ trâu, người dân địa phương và du khách thập phương đã đến dự lễ hội. Lễ hội thực sự hấp dẫn và tuyệt vời. Viết một bài văn ngắn bằng tiếng Anh về chủ đề Festival - bài viết số 3 In 2014, I had chance to visit Lim Festival, a traditional festival in Vietnam where the famous Quan Ho folk songs are performed. This special festival was held on the thirteenth day of the first lunar month by local residents in Lim village, Bac Ninh province, Vietnam. Coming here on the festive days, I and thousands of visitors enjoyed the singing of traditional love duets (Quan Ho fork songs) performed by “lien anh” and “lien chi” (male and female Quan Ho singers) behind Lim pagoda, in Lim hill and on dragon boats on Lim rivers. Those singers wore traditional costumes and sang songs in pairs. There were strict rules for their performance in which the singers had to not only react quickly but also have a good understanding of traditional tunes as well as the historical and cultural features of the songs. Like other religious festivals, the Lim Festival went through all ritual stages, from the procession to the worshipping ceremony and other activities. I also watched a weaving competition among the village girls who wove and sang Quan Ho simultaneously. Other traditional games such as human chess-playing, cockfighting contest, rice-cooking contest, tug of war and wrestling were also held. Visiting this festival is a memorable experience to me. Bài dịch Vào năm 2014, tôi có cơ hội đến thăm Lễ hội Lim, một lễ hội truyền thống ở Việt Nam nơi biểu diễn các bài hát dân gian Quan họ nổi tiếng. Lễ hội đặc biệt này được tổ chức vào ngày mười ba tháng giêng âm lịch của người dân địa phương tại làng Lim, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Đến đây vào những ngày lễ hội, tôi và hàng ngàn du khách thưởng thức những bài hát quan họ được thể hiện bởi những liền anh liền chị ở phía sau chùa Lim, trên đồi Lim và trên thuyền rồng trên sông Lim. Những ca sĩ đó mặc trang phục truyền thống và hát những bài hát theo cặp. Có những quy tắc nghiêm ngặt cho màn trình diễn của họ, trong đó các ca sĩ không chỉ phải phản ứng nhanh mà còn hiểu rõ về giai điệu truyền thống cũng như các đặc điểm lịch sử và văn hóa của các bài hát. Giống như các lễ hội tôn giáo khác, Lễ hội Lim đã trải qua tất cả các giai đoạn nghi lễ, từ lễ rước đến lễ cúng và các hoạt động khác. Tôi cũng đã xem một cuộc thi dệt giữa những cô gái làng vừa chơi vừa hát quan cùng một lúc. Các trò chơi truyền thống khác như chơi cờ người, thi đá gà, thi nấu cơm, kéo co và đấu vật cũng được tổ chức. Đến thăm lễ hội này là một trải nghiệm đáng nhớ với tôi. Write a short paragraph about a festival you like best - bài viết số 4 Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are

0
24 tháng 3 2022

nâu :)

24 tháng 3 2022

tk

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu:”Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách các nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87, con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

18 tháng 9 2018

Đấu vật; đấu cờ người; đua voi; thi nấu cơmném cònhát quan họ; đua thuyền; chọi gà; chọi trâu; chọi bò; đua ngựa.

24 tháng 3 2019

Lễ hội đền Hùng - Bắc Bộ

Lễ hội đâm trâu - Trung Bộ và Tây Nguyên

Lễ hội chọi trâu - Nam Bộ

Hội Lim - Bắc Bộ

Lễ hội chùa Hương - Bắc Bộ

Lễ hội đón năm mới của dân tộc Khơ-me - Trung Bộ và Tây Nguyên

26 tháng 11 2023

Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...

- Lễ hội Cầu Ngư:

+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.

+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....

- Lễ hội Ka-tê:

+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).

+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....

10 tháng 9 2018

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu".

Thật khó có thể xác định được thời gian hình thành lễ hội này, những theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỷ thứ 18. Qua các truyền thuyết và thần tích ở Đồ Sơn thì những vị tổ đầu tiên lập nghiệp đã chọn nghề đánh cá. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn thủa sơ khai, con người tự tìm một đấng quyền uy linh thiêng làm chỗ dựa. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền nhau sự tích lễ hội chọi trâu: Một đêm rằm tháng 8, dân miền biển Đồ Sơn nhìn thấy một tiên ông đang say sưa ngắm hai chú trâu chọi nhau trên những con sóng bạc. Từ nguồn gốc ấy có thể thấy rằng, lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay.


Thật khó mà giải thích hoặc lý giải được nguyên nhân sự cuốn hút của lễ hội này đối với người dân Đồ Sơn.

Ngày hội chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người, mà còn là một thú chơi lắm công phu, từ việc chọn trâu, mua trâu, nuôi trâu đến luyện trâu cũng là cả một sự kiên trì, kỳ công. Trâu tham gia hội thi phải được những người nhiều kinh nghiệm chọn kỹ và chăm nuôi từ cả năm trước. Mua trâu chọi là cuộc săn lùng vất vả, gian truân lắm để có được con trâu ưng ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhọn, sừng cánh cung, trường đùi... trâu chọi thường là trâu từ 4, 5 tuổi, và được nuôi cách ly không tiếp xúc với các con trâu khác.

Chọn trâu đã vất vả thì khâu luyện trâu cũng khá công phu. Trâu phải tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Tùy từng trường hợp, có thể vót sừng nhọn hoặc múi khế. Tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyên náo, màu sắc rực rỡ trong hội. Đánh thức khả năng tự vệ và tiến công bằng các động tác "nhử" hoặc "ghé" trâu giữa hai bên cổng sắt. Những lối đánh này không thể dạy, nó là bản năng và nảy sinh khi trâu "kháp sới".

Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ vẫn giữ nguyên những nghi thức truyền thống với các nghi lễ trang trọng, mở đầu là lễ tế thần Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng.


Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen.

Phần lễ chủ yếu diễn ra trước phần hội mấy ngày trong một thế giới tâm linh kỳ diệu. Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8 Âm lịch) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt, tiếng trống to giục dã như khích lệ các “ông trâu” phải làm cho ra nhẽ cái sự thắng thua.


Tiếng trống to giục giã như khích lệ các “ông trâu” phải làm cho ra nhẽ cái sự thắng thua.

Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.


Những ông trâu của làng nào thắng cuộc trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển

Năm 1990, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Hiện nay, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vẫn mang đậm bản sắc và đầy đủ các nghi thức truyền thống dân gian. Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải.