K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

- Quá trình hình thành và phát triển :

+ Năm 1967 Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở thống nhất ba tổ chức : Cộng đồng Than và thép châu Âu (thành lập năm 1951), cộng đồng Kinh tế châu Âu (thành lập năm 1957) và Cộng đồng nguyên tử châu Âu (thành lập năm 1958). Đến năm 1993 thì đổi tên thành Liên minh châu Âu.

+ EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên ban đầu (năm 1957) đến năm 2007 đã có 27 thành viên.

- Mục đích : xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông về hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền vốn ; tăng cường hợp tác, liên kết về nhiều mặt.

- Thể chế : nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà mà do các cơ quan của EU quyết định.


1 tháng 4 2017

Liên minh châu Âu (EU) được hình thành và phát triển như thế nào ? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này.

Hướng dẫn trả lời.

- Quá trình hình thành và phát triển :

+ Năm 1967 Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở thống nhất ba tổ chức : Cộng đồng Than và thép châu Âu (thành lập năm 1951), cộng đồng Kinh tế châu Âu (thành lập năm 1957) và Cộng đồng nguyên tử châu Âu (thành lập năm 1958). Đến năm 1993 thì đổi tên thành Liên minh châu Âu.

+ EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên ban đầu (năm 1957) đến năm 2007 đã có 27 thành viên.

- Mục đích : xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông về hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền vốn ; tăng cường hợp tác, liên kết về nhiều mặt.

- Thể chế : nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà mà do các cơ quan của EU quyết định.

26 tháng 10 2017

- Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thống nhất. Năm 1957, sáu nước đã thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay. EU lấy thời điểm ra đời của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tháng 3/1957) làm năm thành lập.

- Quá trình phát triển 50 năm qua của EU (1957 - 2007) có những đặc điểm cơ bản như sau:

      + Số lượng các nước thành viên EU tăng liên tục.

      + EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (lên phía bắc trong các năm 1973, 1995; sang phía tây năm 1986; xuống phía nam năm 1981; sang phía đông năm 2004).

      + Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao.

2 tháng 2 2016

 

Quá trình hình thành và phát triển:

 

      Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

-         - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 

-             - 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 

-         - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

 

-         - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

 

-  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

 

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 

-         10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

-         Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC”.

 

-         Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

-          Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 

-         Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới vì:

 

-         Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

 

-         Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 

 

-         EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

2 tháng 2 2016

Quá trình hình thành và phát triển:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).Ngày    1  - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

  - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

   - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

29 tháng 2 2016

  Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị đã có quá trình phát triển hơn nửa thế kỉ với những mốc chính:

1951, “Cộng đồng than-thép châu Âu” được thành lập với sự tham gia của 6 nước Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.

 1957, 6 nước trên đã kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

 Đến 1967, 3 tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 Ngày 7-12-1991, các nước EC kí Hiệp ước Maaxtrích (Hà Lan) có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước.

Liên minh châu Âu từng bước đi tới hợp nhất (nhất thể hóa) về chính trị và kinh tế như: có một Nghị viện châu Âu (từ 1979), một đồng tiền chung phát hành (đồng Ơrô – Euro, từ ngày 1-1-1999) và ngày 1-1-2002 chính thức được sử dụng.

 Ngày nay, Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới, có trình độ khoa học -kĩ thuật tiên tiến nhất. 

Năm 1990, quan hệ EU –Việt Nam chính thức được thiết lập 

18 tháng 12 2016

 

Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU

Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực. Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một minh chứng điển hình. Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thống nhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo lường, các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung lành mạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống trị của người Pháp.

Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briand mới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang. Nhưng ý kiến này không gây được tiếng vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậu quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai quản của một quốc gia - dân tộc tực coi mình là thượng đẳng - Đức quốc xã.

Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá. Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp - Đức về vùng Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế. “Cộng đồng than và thép Châu Âu” (ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức. Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu Âu chỉ thực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chính thức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên. Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc gia các thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ EU được nhắc tới. Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo lập không gian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm trong toàn Châu Âu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Mục tiêu: xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

- Thể chế: bao gồm bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu; Nghị viện châu Âu; Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).

- Vị thế: EU là một trong những trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

24 tháng 2 2022

1,Được thành lập vào năm 1952, đặt trụ sở tại Luxembourg, Tòa án Công lý châu Âu bao gồm 27 thẩm phán, đại diện cho 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Phụ thuộc vào tính chất quan trọng của từng vụ việc mà hội đồng xét xử sẽ có từ 3, 5 đến 13 thẩm phán.

2,nhằm tăng cường hợp tác , liên kết giữa các quốc gia thành viên xây dựng Châu Âu thành một cực mạnh trong nền kinh tế thế giới

3,Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu.

4,ko biết

24 tháng 2 2022

Cop quên ghi tham khảo

Trả lời sai , không cụ thể

Báo cáo 

14 tháng 5 2021

1,2.European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 28 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước.

3Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong cốc hình thức tổ chức kinh tê khu vực hiện nay trên thế giới, vì:

- Có chính sách kinh tế chung.

- Sử dụng đồng tiền chung. (đồng ơ - rô)

- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.

14 tháng 5 2021

cảm ơn ạ

20 tháng 5 2021

- Năm 1967 Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở thống nhất ba tổ chức: Cộng đồng Than và thép châu Âu (thành lập năm 1951), cộng đồng Kinh tế châu Âu (thành lập năm 1957) và Cộng đồng nguyên tử châu Âu (thành lập năm 1958). Đến năm 1993 thì đổi tên thành Liên minh châu Âu.

- Liên minh châu Âu (EU) thực chất là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu.

 

20 tháng 5 2021

  Liên minh châu Âu (EU)được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu. ,tại Hà Lan

Thực chất Liên minh châu Âu là Cộng đồng kinh tế châu Âu

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.

- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.

- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.

4 tháng 2 2016

* Sự hình thành :

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành của Liên minh Châu Âu (EU)

- Ngày 18/4/1951, theo sáng kiến của Pháp, 6 nước Tây Âu gồm Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua, Iatali, Đức đã thành lập " Cộng đồng Than - Thép châu Âu" nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.

- Ngày 25/3/1957, 6 nước này ký hiệp ước Roma thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" (EURATOM) và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) . Đến ngày 1/7/1967, 3 tổ chức trên đã hợp nhất thành "Cộng đồng châu Âu" (EC và thág 2/1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản hiệp ước Maxtrich, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)

* Quá trình phát triển :

- Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước. (Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước Đông ÂU). Đến năm 2007 thêm 2 nước. Tổng số nước thành viên hiện nay là 27 nước.

- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định Luật Công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung...)

- Cơ cấu tổ chứ EU gồm 5 cơ quan chính : Hội đồng châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Tòa án châu Âu. Ngoài ra còn có một số uy ban chuyên môn khác.

- Tháng 6/1979, cuộc bầu cứ Nghị viện châu Âu đầu tiên đã được tổ chức. Tháng 3/1995, 7 nước  EU hủy ỏ việc kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO)  đã được phát hành chính thức và được sử dụng ở nhiều nước EU từ ngày 1/1/2002.

- Như vậy, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng hơn 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới.

- Quan hệ EU - Việt Nam được chính thức thiết lập năm 1990. Từ đó mối quan hệ này lần đầu phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện,

4 tháng 2 2016

Ngày 18-4-1951, theo đề xuất của Cộng hòa Pháp, 6 nước là Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua và Bỉ đã thành lập Cộng đồng than-thép châu Âu (ECSC).

Đến ngày 25-3-1957, 6 nước tren kí Hiệp ước Rôma, thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (còn gọi là Khối thị trường chung châu Âu) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM).

Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).

Tháng 12-1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực ngày 1-2-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

Từ 6 thành viên ban đầu, đến năm 2007 EU bao gồm 27 nước. Cụ thể : năm 1973 kết nạp Anh, Đan Mạch, Ailen, năm 1981-Hi Lạp, năm 1986- Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, năm 1995-Áo, Phần Lan, Thụy Điển, năm 2004- Látvia, Extônia , Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, Slôvakia, Anbani, Síp, năm 2007-Rumani và Bungari.

Đây là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất, có tổ chức chặt chẽ nhất thế giới, gồm những nước có chế độ chính trị, thể chế kinh tế giống nhau, tuy nhiên cũng có những khác biệt về trình độ phát triển cũng như van hóa, dân tộc, lịch sử.