K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

- Quá trình hình thành và phát triển :

+ Năm 1967 Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở thống nhất ba tổ chức : Cộng đồng Than và thép châu Âu (thành lập năm 1951), cộng đồng Kinh tế châu Âu (thành lập năm 1957) và Cộng đồng nguyên tử châu Âu (thành lập năm 1958). Đến năm 1993 thì đổi tên thành Liên minh châu Âu.

+ EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên ban đầu (năm 1957) đến năm 2007 đã có 27 thành viên.

- Mục đích : xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông về hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền vốn ; tăng cường hợp tác, liên kết về nhiều mặt.

- Thể chế : nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà mà do các cơ quan của EU quyết định.


1 tháng 4 2017

Liên minh châu Âu (EU) được hình thành và phát triển như thế nào ? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này.

Hướng dẫn trả lời.

- Quá trình hình thành và phát triển :

+ Năm 1967 Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở thống nhất ba tổ chức : Cộng đồng Than và thép châu Âu (thành lập năm 1951), cộng đồng Kinh tế châu Âu (thành lập năm 1957) và Cộng đồng nguyên tử châu Âu (thành lập năm 1958). Đến năm 1993 thì đổi tên thành Liên minh châu Âu.

+ EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên ban đầu (năm 1957) đến năm 2007 đã có 27 thành viên.

- Mục đích : xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông về hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền vốn ; tăng cường hợp tác, liên kết về nhiều mặt.

- Thể chế : nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà mà do các cơ quan của EU quyết định.

26 tháng 10 2017

- Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thống nhất. Năm 1957, sáu nước đã thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay. EU lấy thời điểm ra đời của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tháng 3/1957) làm năm thành lập.

- Quá trình phát triển 50 năm qua của EU (1957 - 2007) có những đặc điểm cơ bản như sau:

      + Số lượng các nước thành viên EU tăng liên tục.

      + EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (lên phía bắc trong các năm 1973, 1995; sang phía tây năm 1986; xuống phía nam năm 1981; sang phía đông năm 2004).

      + Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Mục tiêu: xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

- Thể chế: bao gồm bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu; Nghị viện châu Âu; Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).

- Vị thế: EU là một trong những trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.

- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.

- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.

15 tháng 1 2019

EU thiết lập thị trường chung trong khối nhằm mục đích:

   - Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bôn mặt của tự do lưư thông: tự do lưu thông con người, tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưư thông tiền vốn, tự do lưu thông dịch vụ. (0,5 điểm)

   - Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của Eư so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. (0,5 điểm)

   Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung và đưa vào sử dụng đồng tiền chung:

   - Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ. (0,5 điểm)

   - Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở Eư về các mặt kinh tế. (0,5 điểm)

   - Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối. (0,5 điểm)

   - Việc EU sử dụng một đồng tiền chung, thông nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. (0,5 điểm)

10 tháng 8 2019

- EU thiết lập thị trường chung trong khối để:

+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt của tự do lưu thông: tự do lưu thông con người, tự đo lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn, tự do lưu thông dịch vụ.

+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

- Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung và đưa vào sử dụng đồng tiền chung:

+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

+ Việc EU sử dụng một đồng tiền chung, thông nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

25 tháng 5 2019

Đáp án B

7 tháng 11 2018

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 48: "Mục đích của EU là xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên linh vực an ninh, đối ngoại".

1 tháng 4 2017

* Ý nghĩa :

- Việc hình thành thị trường chung châu Âu :

+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt của tự do lưu thông.

+ Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU.

+ Tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh của EU với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.

- Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô :

+ Nâng cao sức cạnh tranh của EU.

+ Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi khi chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:

- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.

Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

Yêu cầu số 3:

♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).