K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2017

giup minh di ma

Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

   Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

   Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

   Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

   Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

   Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

   Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

10 tháng 11 2017

cau nay kho quabucminh

5 tháng 12 2017

a)ĐP được mệnh danh là thi thánh đời đường Trung Quốc nên những tác phẩm ông để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay.Thế nên khi có dịp đến thăm bảo tàng thì các nhà khoa hoc Việt Nam rất thích thú khi đọc lại thơ thi thánh -ĐP.Khi đọc những bài thơ này chúng ta thấy ĐP có tầm nhìn xa trông rộng với một tâm sáng ngời ,lo cho cuộc sống của muôn dân.Đó là ngôi nhà chung.Ngày nay cả thế giới đang sống trong ngôi nhà chung cùng nhau xây dựng.

b)Cậu tự làm nhé

16 tháng 2 2017

bài 2: Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
“Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi, mẹ dỗ dành yêu thương... Ngày đầu tiên thế đó, cô giáo như mẹ hiền, cô như là cô tiên....". Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
Tôi vốn là đứa trẻ nhút nhát và hay ngượng ngùng. Những ngày chuẩn bị vào lớp một, tôi đã sợ và xin mẹ không bắt tôi đến trường. Trong khi chúng bạn, ai cũng háo hức đón chào năm học mới, đánh dấu kết thúc thời kf “trẻ con” bước vảo trường tiểu học. Hôm khai trường, mẹ phải dỗ dành mãi tôi mới chịu đi. Buổi sang hôm ấy, bước trên con đường làng quen thuộc mà tôi thấy như xa lạ. Học trò xúng xính trong bộ quần áo mới, nô nức nắm tay nhau đến trường.
Bước chân vào cổng trường mà tôi thấy run run. Nhìn xung quanh đông đúc người đi lại. Học trò cũ lâu ngày không gặp nhau, nô đùa cười khúc khích. Những học trò vào lớp một như tôi đứng cạnh mẹ, mắt tròn xoe nhìn lạ lẫm. Sân trường mỗi lúc một đông hơn. Bỗng “tùng... tùng... tùng.. ” ba hồi trống vang lên giòn giã. Những tiếng trống trường tôi đã có dịp nghe sao hôm nay thấy to và vang dội lạ lùng, tim tôi đập rộn lên, tay nắm chặt tay mẹ , các bạn học sinh đã xếp hàng ngay ngắn. Mẹ đưa tôi ra trước cửa lớp. Tôi sợ quá nép sau lưng, nhắm chặt hai mắt, bám áo mẹ không chịu rời. Rồi cô giáo đọc đến tên tôi để vào lớp. Tôi như ù ù hai bên tai, nghe không rõ nữa. Chỉ biết một lúc lâu tôi vẫn đứng yên bên mẹ. Tôi thấy vui vui vì không phải vào lớp và có thể về nhà. Nhưng bất ngờ, một bàn tay đặt lên vai tôi nhẹ nhàng. Tôi giật mình quay lại thì gặp ngay một nụ cười rạng rỡ, thân thiện. Tôi đứng lặng hồi lâu trước vẻ đẹp của cô giáo. Cô mặc tà áo dài thướt tha, mái tóc đen mượt thả trên đôi vai bé nhỏ. Đôi mắt cô long lanh nhìn thẳng vào tôi khiến tôi thấy choáng ngợp. Nhìn cô, tôi như thấy mùa thu đang tỏa nắng. Bàn tay cô nhè nhẹ nắm lấy tay tôi đang bám chặt tà áo mẹ, âu yếm lau những giọt nước mắt trên má tôi rồi dắt tôi vào lớp. Lạ lùng thay, tôi ngoan ngoãn bước theo cô. Cô giống một ảo thuật gia đang thôi miên tôi, từng chút một. Chỉ đến khi cô đưa đến chỗ ngồi gần cửa sổ, tôi mới như chợt tỉnh lại nhìn vội ra sân xem mẹ đang ở đâu. Tìm mãi mà không thấy mẹ. Có lẽ mẹ đã về từ bao giờ.
Ngồi một mình bên cửa sổ, tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra cửa như không để ý đến ai trong lớp. Tôi cố thu mình lại mong không ai trông thấy. Nhưng cô giáo đã kịp phát hiện ra tôi. Cô kéo tôi lại với không khí của lớp học. Cô giới thiệu về cô, cô Hương Lan. Cái tên mới đẹp đẽ làm sao, đẹp như người cô vậy. Rồi cô giới thiệu từng bạn, từng bạn một. Đến lượt tôi, cô đặt tay lên vai như để động viên, thể hiện niềm tin tưởng. Tôi thấy trong lòng vững tâm hơn. Cô đã truyền cho tôi một sức mạnh diệu kì.
Buổi học đầu tiên thật dễ chịu. Cô và chúng tôi làm quen với nhau nhiều hơn. Thỉnh thoảng lơ đễnh, tôi vẫn nhìn ra cửa sổ, mong buổi học kết thúc thật nhanh để được về nhà. Dường như đọc được suy nghĩ đó nên khi quay lại nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt cô đang nhìn tôi như muốn nói: hãy cố gắng lên em. Đôi mắt ấy, ánh nhìn ấy đã thu hút tôi, giúp tôi không nhìn ra ngoài nữa mà chăm chú vào bài giảng hơn.
Giờ ra chơi, tôi vẫn thu mình trong vỏ ốc. Tôi ngại làm quen với các bạn, chỉ ngồi một góc trông các bạn chơi. Tôi lại nhớ hồi còn ở nhà chơi chuyền với cái Kẹo, cái Thơm... chơi dây với bọn thằng Hiển vui biết bao. Còn giờ đây, tôi chỉ có một mình. Đang miên man suy nghĩ thì cô giáo đi xuống, vẫn ánh mắt nhìn thật ấm áp, cô như muốn nói với tôi: đừng u buồn. Hiểu điều cô muốn nói, tôi mỉm cười thật tươi tắn. Đây có lẽ là nụ cười đầu tiên từ lúc tôi bước đến trường...
Buổi học đầu tiên kết thúc. Học sinh lại vui vẻ ra về. Còn mình tôi trong lớp học, lủi thủi lặng lẽ. Và cũng như buổi sáng, cô giáo lại nắm lấy tay tôi dắt ra cổng trường với mẹ. Cô khen tôi ngoan, chăm học khiến mẹ rất tự hào. Cô chào hai mẹ con, hẹn gặp tôi vào buổi học ngày mai. Tôi ngồi lên xe ra về mà vẫn nhìn theo hình cô. Cô còn đứng đó nhìn tôi, vẫy tay tạm biệt. Đi xa rồi, tôi vẫn cảm nhận được nụ cười của cô, bàn tay ấm áp của cô ở nơi đây, vô cùng gần gũi...
Những ngày đầu đi học với tôi thật khó khăn. Nhưng cô giáo, người mẹ thứ hai dịu hiền ấy đã giúp tôi tháo bỏ vỏ bọc, tự tin bước ra ngoài đón nhận ánh sáng. Và cũng không biết từ bao giờ tôi không còn sợ đến lớp, không còn nhút nhát nữa. Muôn vàn lần tôi muốn nói “Con cám ơn cô”.

Bài 1:

lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

Việt Trì trong trái tim em dk

7 tháng 4 2022

viết dấu có đc k ạ

5 tháng 4 2017

Cảm nhận của em về đoạn trích Cô Tô (Ngữ văn 6 - Tập II) trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân.

Bài làm

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Phan Thị Huyền

5 tháng 4 2017

xin lỗi bnPhan Thị Huyền mk viết lộn