K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2017

bài 2: Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
“Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi, mẹ dỗ dành yêu thương... Ngày đầu tiên thế đó, cô giáo như mẹ hiền, cô như là cô tiên....". Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
Tôi vốn là đứa trẻ nhút nhát và hay ngượng ngùng. Những ngày chuẩn bị vào lớp một, tôi đã sợ và xin mẹ không bắt tôi đến trường. Trong khi chúng bạn, ai cũng háo hức đón chào năm học mới, đánh dấu kết thúc thời kf “trẻ con” bước vảo trường tiểu học. Hôm khai trường, mẹ phải dỗ dành mãi tôi mới chịu đi. Buổi sang hôm ấy, bước trên con đường làng quen thuộc mà tôi thấy như xa lạ. Học trò xúng xính trong bộ quần áo mới, nô nức nắm tay nhau đến trường.
Bước chân vào cổng trường mà tôi thấy run run. Nhìn xung quanh đông đúc người đi lại. Học trò cũ lâu ngày không gặp nhau, nô đùa cười khúc khích. Những học trò vào lớp một như tôi đứng cạnh mẹ, mắt tròn xoe nhìn lạ lẫm. Sân trường mỗi lúc một đông hơn. Bỗng “tùng... tùng... tùng.. ” ba hồi trống vang lên giòn giã. Những tiếng trống trường tôi đã có dịp nghe sao hôm nay thấy to và vang dội lạ lùng, tim tôi đập rộn lên, tay nắm chặt tay mẹ , các bạn học sinh đã xếp hàng ngay ngắn. Mẹ đưa tôi ra trước cửa lớp. Tôi sợ quá nép sau lưng, nhắm chặt hai mắt, bám áo mẹ không chịu rời. Rồi cô giáo đọc đến tên tôi để vào lớp. Tôi như ù ù hai bên tai, nghe không rõ nữa. Chỉ biết một lúc lâu tôi vẫn đứng yên bên mẹ. Tôi thấy vui vui vì không phải vào lớp và có thể về nhà. Nhưng bất ngờ, một bàn tay đặt lên vai tôi nhẹ nhàng. Tôi giật mình quay lại thì gặp ngay một nụ cười rạng rỡ, thân thiện. Tôi đứng lặng hồi lâu trước vẻ đẹp của cô giáo. Cô mặc tà áo dài thướt tha, mái tóc đen mượt thả trên đôi vai bé nhỏ. Đôi mắt cô long lanh nhìn thẳng vào tôi khiến tôi thấy choáng ngợp. Nhìn cô, tôi như thấy mùa thu đang tỏa nắng. Bàn tay cô nhè nhẹ nắm lấy tay tôi đang bám chặt tà áo mẹ, âu yếm lau những giọt nước mắt trên má tôi rồi dắt tôi vào lớp. Lạ lùng thay, tôi ngoan ngoãn bước theo cô. Cô giống một ảo thuật gia đang thôi miên tôi, từng chút một. Chỉ đến khi cô đưa đến chỗ ngồi gần cửa sổ, tôi mới như chợt tỉnh lại nhìn vội ra sân xem mẹ đang ở đâu. Tìm mãi mà không thấy mẹ. Có lẽ mẹ đã về từ bao giờ.
Ngồi một mình bên cửa sổ, tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra cửa như không để ý đến ai trong lớp. Tôi cố thu mình lại mong không ai trông thấy. Nhưng cô giáo đã kịp phát hiện ra tôi. Cô kéo tôi lại với không khí của lớp học. Cô giới thiệu về cô, cô Hương Lan. Cái tên mới đẹp đẽ làm sao, đẹp như người cô vậy. Rồi cô giới thiệu từng bạn, từng bạn một. Đến lượt tôi, cô đặt tay lên vai như để động viên, thể hiện niềm tin tưởng. Tôi thấy trong lòng vững tâm hơn. Cô đã truyền cho tôi một sức mạnh diệu kì.
Buổi học đầu tiên thật dễ chịu. Cô và chúng tôi làm quen với nhau nhiều hơn. Thỉnh thoảng lơ đễnh, tôi vẫn nhìn ra cửa sổ, mong buổi học kết thúc thật nhanh để được về nhà. Dường như đọc được suy nghĩ đó nên khi quay lại nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt cô đang nhìn tôi như muốn nói: hãy cố gắng lên em. Đôi mắt ấy, ánh nhìn ấy đã thu hút tôi, giúp tôi không nhìn ra ngoài nữa mà chăm chú vào bài giảng hơn.
Giờ ra chơi, tôi vẫn thu mình trong vỏ ốc. Tôi ngại làm quen với các bạn, chỉ ngồi một góc trông các bạn chơi. Tôi lại nhớ hồi còn ở nhà chơi chuyền với cái Kẹo, cái Thơm... chơi dây với bọn thằng Hiển vui biết bao. Còn giờ đây, tôi chỉ có một mình. Đang miên man suy nghĩ thì cô giáo đi xuống, vẫn ánh mắt nhìn thật ấm áp, cô như muốn nói với tôi: đừng u buồn. Hiểu điều cô muốn nói, tôi mỉm cười thật tươi tắn. Đây có lẽ là nụ cười đầu tiên từ lúc tôi bước đến trường...
Buổi học đầu tiên kết thúc. Học sinh lại vui vẻ ra về. Còn mình tôi trong lớp học, lủi thủi lặng lẽ. Và cũng như buổi sáng, cô giáo lại nắm lấy tay tôi dắt ra cổng trường với mẹ. Cô khen tôi ngoan, chăm học khiến mẹ rất tự hào. Cô chào hai mẹ con, hẹn gặp tôi vào buổi học ngày mai. Tôi ngồi lên xe ra về mà vẫn nhìn theo hình cô. Cô còn đứng đó nhìn tôi, vẫy tay tạm biệt. Đi xa rồi, tôi vẫn cảm nhận được nụ cười của cô, bàn tay ấm áp của cô ở nơi đây, vô cùng gần gũi...
Những ngày đầu đi học với tôi thật khó khăn. Nhưng cô giáo, người mẹ thứ hai dịu hiền ấy đã giúp tôi tháo bỏ vỏ bọc, tự tin bước ra ngoài đón nhận ánh sáng. Và cũng không biết từ bao giờ tôi không còn sợ đến lớp, không còn nhút nhát nữa. Muôn vàn lần tôi muốn nói “Con cám ơn cô”.

Bài 1:

lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

23 tháng 1 2018

Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"

+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.

+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu  như một gã nghiện thuốc phiện.

+Chú mày hôi như cú mèo.

+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau" 
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.

Câu 3 bạn tự làm nhé

nhớ k cho mình nhé

17 tháng 10 2018

1. BPNT: So sánh

2.Qua cách so sánh trên, hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động. Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm(vẻ đẹp của sự lao động); với ông trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết); với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, cómàu sắc tươi tắn); với bố, trăng như cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn tảưng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình.

5.

qua bài thơ của nhà thơ Hồng Thiện thì cảm nhận của em về bài thơ vô cùng sâu sắc .Nó nói lên ý kiến riêng của mọi người .Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm là vì mẹ đã quen với công việc đồng áng, nó đã quá quen thuộc với mẹ nên chỉ cần nhìn qua là mẹ đã hình dung nó như một lưỡi liềm.Ông rằng như con thuyền cong mũi bởi vì ông đã từng đc đi thuyền hoặc ông đã từng có ấn tượng gì đó với con thuyền.Bà nhìn hạt cau phơi ,bà đã ăn rất nhiều trầu mà trù thì ko thể thiếu cậu nên bà dã hình dung mặt trăng như miếng câu bị cắt rồi đem phơi. Cháu cười quả chuối vàng tươi ngoài trời ,cháu là trẻ con nên khi thấy mặt trăng vừa cong cong lại còn màu vàng nhìn y như quả chuối đã chín.Bố nhớ khi vượt Trương Sơn trăng như cánh chợp chờn trong mây ,bố đã từng đi ra chiến trương nen khi leo núi cao thì ánh trăng càng dễ bị che phủ bởi mây nên trông như cánh cò chợp chờn trong mây. Cảm nhận mỗi người rất khác nhau, mỗi người một suy nghĩ hình tượng mặt trăng quá nhiều hình dáng làm cho bài thơ sinh động hơn, hay hơn.

18 tháng 10 2018

Angel kết quả sao nì

Bài 2:

Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp dẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra đùng để phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống dó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập.Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bản, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ “Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đỏ là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng tháng điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thống báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.



22 tháng 1 2018

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

22 tháng 1 2018

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

   Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

   Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

   Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

   Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

   Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

   Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

doc doan van sau va tra loi cac cau hoi ben duoi:''Boi toi an uong dieu do va lam viec co chung muc nen toi chong lon lam.Chang bao lau, toi da tro thanh mot chang de thanh nien cuong trang. Doi cang toi mam bong. Nhung cai vuot o chan, o khoeo cu cung dan va nhon hoat.Thinh thoang, muon thu su loi hai cua nhung chiec vuot, toi co cang len, dap phanh phach vao cac ngoc co.Nhung ngoc co gay rap, y nhu co nhat dao vua lia qua.Doi canh toi, truoc kia ngan hun hoan bay gio thanh cai ao dai kin...
Đọc tiếp

doc doan van sau va tra loi cac cau hoi ben duoi:

''Boi toi an uong dieu do va lam viec co chung muc nen toi chong lon lam.Chang bao lau, toi da tro thanh mot chang de thanh nien cuong trang. Doi cang toi mam bong. Nhung cai vuot o chan, o khoeo cu cung dan va nhon hoat.Thinh thoang, muon thu su loi hai cua nhung chiec vuot, toi co cang len, dap phanh phach vao cac ngoc co.Nhung ngoc co gay rap, y nhu co nhat dao vua lia qua.Doi canh toi, truoc kia ngan hun hoan bay gio thanh cai ao dai kin xuong tan cham duoi.Moi khi toi vu len, da nghe tieng phanh phach gion gia.Luc toi di bach bo thi ca nguoi toi rung rinh mot mau bong mo soi guong duoc va rat ua nhin.Dau toi to ra va noi tung tang, rat buong.Hai cai rang den nhanh luc nao cung nhai ngoam ngoap nhu hai luoi liem may lam viec.Soi rau toi dai va uon cong mot ve rat doi hung dung.Toi lam lay danh dien voi ba co ve cap rau ay lam.Cu choc choc toi lai trinh trong va khoan thai dua ca hai chan len vuot rau.

1.Doan van trich trong van ban nao?Van ban ay thuoc tac pham nao?Tac gia la ai?

2.Cho biet phuong thuc bieu dat chinh cua van ban em vua tim duoc?

3.Van ban duoc ke theo ngoi thu may?Neu tac dung cua ngoi ke ay?

4.Liet ke cac phep so sanh duoc su dung trong doan van va neu tac dung.

5.Doan van de cap toi ve dep ngoai hinh cua De Men, co y kien cho rang:''De Men co ve dep cua mot thanh nien cuong trang''.Em co dong y voi y kien do khong, hay chung minh.

6.Tu viec doc hieu van ban chua doan trich tren, hay viet doan van (khoang 5-7 cau) trinh bay suy nghi cua em ve y nghia cua duc tinh khiem ton.

7 ban dau nhanh nhat tui se tick nha(>-<)

1
12 tháng 9 2021

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".

-Văn bản trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí".

-Tác giả là Tô Hoài.

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

3. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất.

-Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn

                   Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn

                   Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn

4. Phép so sánh sử dụng trong đoạn văn:

-"Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."

-"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."

Tác dụng của các phép so sánh:

-- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

--Giúp cho người đọc, người nghe tưởng tượng một cách dễ dàng, sinh động hơn.

5. Em đồng ý với ý kiến đó. Vì trong đoạn văn, tác giả đã miêu tả được rõ nét ngoại hình của Dế Mèn:

   + Đôi càng mẫm bóng

   + Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt

   + Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi

   + Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng

   + Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

   + Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

6. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.