K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2017

Tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc ta. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến "cư trú" ở các địa phương khác nhau.

Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới những hình thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người. Nói như Gorki: "Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động". (Gorki bàn về văn học, NXB Văn học, H. 1965, tập I, trang 229) Đồng thời tục ngữ cũng biểu hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với những vấn đề của cuộc sống. Tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân gian. Gắn với lao động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xã hội, nhân dân đã bộc lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng đạo đức của mình.

Trong tục ngữ, qua những nhận xét tinh tế về thời tiết; về những kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, những phê phán sắc sảo: "Nén bạc đâm tọac tờ giấy", "Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ"; những tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa: "Người là hoa đất"; "Người sống đống vàng"; những đức tính quý báu của nhân dân: "Có công mài sắt có ngày nên kim"; "Đói cho sạch, rách cho thơm"; những chân lý từ ngàn đời: "Năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn"; "Nước chảy đá mòn"; "Tre già măng mọc"... ý nghĩa của tục ngữ trước hết là ở nội dung. Tuy nhiên ý nghĩa của thể loại này còn ở chỗ biểu hiện được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc, ở chỗ chứng minh được rằng ngôn ngữ văn học dân gian là mẫu mực về tính chính xác, tính sinh động và tính hình tượng. Qua tục ngữ có thể thấy cách nhân dân phát huy những ưu điểm của tiếng Việt về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp để biểu hiện tư tưởng của mình. Thông qua việc sáng tác tục ngữ, nhân dân đã rèn đúc, mài giũa ngôn ngữ dân tộc và làm cho nó ngày càng tinh xảo, chính xác, trong sáng
và phong phú hơn.

Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến vì vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng. Đặc biệt là ở những câu tục ngữ nói về quan niệm, lối sống và đạo đức của nhân dân: "Môi hở răng lạnh", "Chó cắn áo rách", "Đục nước béo cò", "Năng nhặt chặt bị"...

Hình ảnh trong tục ngữ là những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động: "Đũa mốc chòi mâm son", "Khố son bòn khố nâu"... hầu hết các câu tục ngữ đều có vần, nhiều nhất là vần lưng nên nhịp điệu nhanh, mạnh, vững chắc : "Được làm vua, thua làm giặc", "Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu", "Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm", "Gái một con trông mòn con mắt"... còn những câu không vần thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế: "Già néo đứt dây", "Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: "Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết", "Nằm trong chăn mới biết chăn có rận", "Dao sắc không gọt được chuôi"...

Nghệ thuật tục ngữ biểu hiện đầy đủ lối suy nghĩ dân gian của dân tộc về giới tự nhiên và đời sống xã hội đồng thời cũng biểu hiện cách nói của dân tộc ta qua nhiều thế hệ, trong tiến trình lịch sử lâu dài. Nếu như tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống thì ca dao lại thiên về tình cảm (nội dung trữ tình) và ca dao là một thể loại đã thể hiện được hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn học dân gian. Cũng như tục ngữ hoặc bất cứ thể loại văn học nào khác, ý nghĩa chủ yếu có thể thấy ở ca dao vẫn là về mặt nội dung, có điều là nội dung ấy thường đượm chất thơ. Nếu cho rằng một đặc điểm của thơ là ở chỗ biểu hiện một cách cô đúc nhất tư tưởng và tình cảm thì cũng có thể coi tục ngữ như là một dạng của thơ. Tuy nhiên chất thơ chỉ có thể thấy một cách đầy đủ và toàn diện trong ca dao. sở dĩ như thế một phần cũng chính là vì trong ca dao không những hiện thực được phản ánh một cách cô đúc hơn là trong ngôn ngữ hàng ngày, hơn cả trong văn xuôi mà còn là vì trong ca dao tư tưởng và tình cảm được chắp đôi cánh kỳ diệu của sự tưởng tượng, điều này ít thấy có ở trong tục ngữ.

Có đôi cánh kỳ diệu ấy tâm hồn của nhân dân thể hiện được đầy đủ hơn tất cả sự phong phú và tầm rộng lớn, cao cả của nó. Tất nhiên là tính lãng mạng mà đầu óc tưởng tượng phong phú của nhân dân đã đem lại cho ca dao không hề tách rời và đối lập với tính hiện thực.

Cũng như tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác, ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân. Đó là

cuộc sống cần cù, giản dị và chất phác, đậm đà phong vị dân tộc. Đó là cuộc đấu tranh anh hùng trong dựng nước và giữ nước. Đó là tinh thần lạc quan trong khó khăn, tinh thần tương ái giữa những con người lương thiện. Đó là nhận thức sắc bén về bạn, về thù, về chính nghĩa và phi nghĩa. Tóm lại cũng như ở tục ngữ, qua ca dao có thể thấy rõ hiện thực, tức là "cái vốn có". Nếu tục ngữ thường dừng lại ở nhận thức "cái vốn có" thì ca dao lại thường tiến thêm một bước nữa rất quan trọng là bộc lộ nguyện vọng của nhân dân đối với việc cải tạo hiện thực.

Ca dao không những chỉ phản ánh "cái đã có" mà còn đề xuất ra "cái nên có". Ca dao chẳng những muốn giúp cho việc nhận thức cuộc sống mà còn muốn xây dựng lý tưởng về cuộc sống.

Thực ra giữa hai thể loại tục ngữ và ca dao, không phải là không có những trường hợp xâm nhập lẫn nhau. Trong ca dao cũng có xen tục ngữ và cũng có những câu ca dao chỉ có hình thức là ca dao còn nội dung lại là tục ngữ! khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc thì lúc đó tục ngữ sẽ tiếp cận với ca dao: "Ai ơi đừng chóng thì chày - Có công mài sắt có ngày nên kim", " Chim khôn chưa bắt đã bay - Người khôn ít nói, ít hay trả lời", "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" v.v... đó là những câu thường được nhân dân sử dụng như tục ngữ. Đồng thời do nội dung cô đọng, hàm súc, nhiều câu ca dao chủ yếu là những câu ca dao nhận định về con người và việc đời lại được dùng như tục ngữ: "Hơn nhau tấm áo, manh quần - Đến khi cởi trần ai cũng như ai", "Đem cực mà đổ lên non - Còng lưng mà chạy cực còn theo sau".

Thế nhưng về cơ bản thì ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình, xã hội hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động... thì bao giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan chứ không phải miêu tả một cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề. Cho nên ở ca dao cái tôi trữ tình được nổi lên một cách rõ nét.

Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết phong tục, tập quán trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động nhưng trước hết là bộc lộ tâm hồn dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời sống xã hội. Từ cuộc sống lao động vất vả của nhân dân đã nảy sinh nhiều câu ca dao thể hiện các hình thức lao động và nghề nghiệp khác nhau.

Những câu ca dao về đất nước và lịch sử, ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những đặc sản của các địa phương, truyền thống chống ngoại xâm, chống ách áp bức phong kiến của nhân dân. Phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam nữ. Trai gái gặp gỡ tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè, đình đám, vui xuân. Họ có thể thổ lộ với nhau bằng câu "ví", bằng hình thức giao duyên trong các hình thức đối đáp nam nữ. Nội dung những câu ca dao này phản ánh được mọi biểu hiện sắc thái, cung bậc của tình yêu: những tình cảm thắm thiết trong hoàn cảnh may mắn hạnh phúc với những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết hoặc cảm xúc nảy sinh từ những rủi ro ngang trái, thất bại, khổ đau với những lời than thở oán trách.

Tình yêu bao giờ cũng gắn liền với lao động, những nét sinh hoạt, những cảnh vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân.

Một bạn HS đã tìm được những ý và dẫn chứng sau:-        Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính tốt đẹp của người lao động trong cuộc sống còn nhiều khó khăn.-        Đó là sự lao động cần cù, kiên trì.-        Đó là tinh thần lạc quan.-        Đó là sự trọng danh dự.-        Sông có khúc, người có lúc.-        Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.-        Kiến tha lâu đầy tổ.-        Năng nhặt, chặt...
Đọc tiếp

Một bạn HS đã tìm được những ý và dẫn chứng sau:

-        Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính tốt đẹp của người lao động trong cuộc sống còn nhiều khó khăn.

-        Đó là sự lao động cần cù, kiên trì.

-        Đó là tinh thần lạc quan.

-        Đó là sự trọng danh dự.

-        Sông có khúc, người có lúc.

-        Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

-        Kiến tha lâu đầy tổ.

-        Năng nhặt, chặt bị.

-        Bát mồ hôi đổi bát cơm.

-        Tốt danh hơn lành áo.

Em hãy sắp xếp vào mô hình dàn ý sau để giúp bạn chuẩn bị viết một đoạn văn.

Luận điểm

Luận cứ 1

Dẫn chứng

Luận cứ 2

Dẫn chứng

Luận cứ 3

Dẫn chứng

0
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

 

Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

                   “Công cha như núi Thái Sơn
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
                   Một lòng thờ mẹ kính cha
            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.

1.Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?Em học tập được những gì qua tấm gương đó?2.Hãy nêu tính siêng năng và kiên trì của em trong học tập,lao động và rèn luyện trong cuộc sống?3.Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm,HS cần phải làm gì?4.Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?5.Tôn trọng kỉ luật giúp chúng ta như thế nào...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?Em học tập được những gì qua tấm gương đó?
2.Hãy nêu tính siêng năng và kiên trì của em trong học tập,lao động và rèn luyện trong cuộc sống?
3.Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm,HS cần phải làm gì?
4.Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?
5.Tôn trọng kỉ luật giúp chúng ta như thế nào trong học tập?Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa?Vì sao?
6.Hãy sưu tầm những câu ca dao,tục ngữ nói về lòng biết ơn?
7.Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên?
8.Sống chan hòa với mọi người giúp ta những gì?Em đã sống chan hòa với mọi người như thế nào?
9.Hãy nêu một tấm gương tích cực,tự giác trong lao động,học tập ở trường mà em biết?Em học hỏi được những gì từ tấm gương đó?
10.Hãy nêu một việc làm của bản thân để thể hiện tính lịch sự và tế nhị?
11.Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường?Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?

11
1 tháng 1 2017

Trời ơi , sao nhiều thế bạn . Để mình làm , lúc nào đó mình đăng bài làm lên cho bạn nha. Sẽ nhanh thôi!!!

5 tháng 1 2017

Bạn đừng dựa vào người khác quá nhiều,nếu quá nhiều thì sẽ đánh mất lòng tin của họ đấy!

13 tháng 9 2021

Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày

Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.

Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.

Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.

13 tháng 9 2021

Anh Tiến là một bệnh nhân F0 sau khi đc chữa trị anh đã tình nguyện ở lại phụ gíup các y bác sĩ tuyến đầu. Mặc dù đã đc các y bác sĩ cho xuất viện 3 lần anh vx quyết tâm ở lại phụ gíup họ.Hơn 100 bệnh nhân F0 đều quý mến anh Tiến.Vì anh đã gíup tâm trạng họ tốt hơn,chăm sóc cho họ rất tốt.

4 tháng 5 2022

Tham khảo:

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn được xem là "bông hoa đầu mùa" vì đây là truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ. Dù vẫn còn mang những dấu ấn của văn học trung đại cả về nội dung lẫn hình thức những vấn đề được phản ánh lại có giá trị đến tận hôm nay. Nổi bật ở tác phẩm này chính là sự đối lập nhau của hai giai cấp khi đứng trước vấn đề cấp bách sống còn của nhân dân.

 Mở đầu câu chuyện là tình thế vô cùng nguy nan của khúc đê sông Nhị: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc sông làng X, thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Đối với nhân dân ta, đê điều là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sinh sống và canh tác. Nếu không may vỡ đê, nhà cửa, hoa màu, cây cối và cả con người sẽ chìm trong nước, cuộc sống sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Khúc đê sông ở làng X kia đang đứng trước nguy cơ bị vỡ, đúng là tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Bị đe dọa trực tiếp đến cuộc sống, nhân dân ở đây ra sức hộ đê. Khung cảnh ấy được tác giả miêu tả lại bằng ngòi bút hiện thực hết sức sống động và xót thương: "...kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vá tre, nào đắp, nào cứ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. “Tình cảnh trông thật thảm". Khung cảnh vội vã, khẩn trương hiện ra ngay trước mắt người đọc. Ai cũng nhận thức được tình hình nguy nan ngay lúc này, mỗi người đều dốc hết những gì sức lực mình có để cứu vớt lấy khúc đê này. Hình ảnh nhìn rất đỗi thương tâm. Không dừng lại ở đó, tình thế của nhân dân được tác giả đẩy lên đến cao trào: "Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời, thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất." Qua đoạn văn này, ta đã hiểu được rằng người dân ở đây đã túc trực bao nhiêu lâu qua chứ không phải mỗi hôm nay. Tuy rằng mọi người bảo ban nhau nhanh tay nhưng sức người có hạn, ai cũng đã thấm mệt rồi. Đọc đến đây, cảm giác thương xót đến uất nghẹn. Tình thế này liệu còn được bao nhiêu phần hi vọng nữa. Mọi người đều cảm nhận được tình thế nguy nan, đau thương tang tóc đang cận kề với mỗi người ở làng X này. Tác giả miêu tả cảnh dân tình đang loay hoay chống chọi với thiên tai một cách cụ thể, tỉ mỉ là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của cảnh tượng hoàn toàn trái ngược diễn ra trong đình: "...thế thời nào quan cha mẹ đâu? Thưa rằng: Đang trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì". Trong khung cảnh hỗn loạn của quan dân, tác giả đã kể chuyện viên quan phụ mẫu mải mê chơi tổ tôm với đám quan lại dưới quyền và được sai nha, lính lệ hầu hạ, cung phụng đến nơi đến chốn. Giọng điệu đậm chất mỉa mai, châm biếm và phẫn uất. Vị quan phụ mẫu cũng đích thân chỉ đạo việc hộ đê đấy chứ, nhưng không phải là ra cùng với nhân dân mà hắn ta ở trong đình, không gian ấm áp với những món ăn sang trọng, xa hoa: "đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng đi lại rộn ràng". Quan phụ mẫu thì "uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà ngồi dưới đất mà gãi". Quan phụ mẫu là vậy, nhưng xung quanh hắn ta lại có đủ "thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì và chánh tổng" cùng ngồi hầu bài. Cả một hệ thống quan lại ăn bổng lộc của dân nhưng lại mảy may, dửng dưng trước sự sống còn của họ. Khung cảnh ở đây dường như không có chút liên quan nào so với tình hình hộ đê của nhân dân. Trong khi ngoài kia "mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê" thì trong đình, dù chỉ là một cuộc tổ tôm thôi nhưng tên quan kia vẫn duy trì trật tự trên dưới và không khí tôn nghiêm như chốn công đường. Sự đam mê cờ bạc của đám quan lại diễn ra ngay trên mặt đê, ngay trên mạng sống của hàng nghìn con dân đã cho thấy sự độc ác, vô liêm sỉ của kẻ cầm quyền. Nỗi đau đẩy lên đến đỉnh điểm khi mà khoảnh khắc đê vỡ- nỗi đau đớn, mất mát của nhân dân lại cũng là lúc ván bài của quan ù to- quan vỗ đùi sung sướng. Còn gì uất hận hơn khi những nỗi đau ấy còn thua cả niềm vui của một ván bài. Khung cảnh vỡ đê được tác giả miêu tả thật chi tiết và chua xót biết bao nhiêu: "Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết". Dẫu biết rằng cuộc sống nghèo khổ của nhân dân là do thiên tai gây nên những nỗi đau ấy sẽ vơi đi bao nhiêu nếu những kẻ làm quan cha mẹ không thờ ơ với mạng sống của con dân mình như thế. Câu chuyện khép lại với một kết thúc buồn. Tác giả đã sử dụng tài tình bút pháp miêu tả kết hợp với biểu cảm, cùng với đó là nghệ thuật đối lập tăng cấp đã làm cho câu chuyện đẩy lên được mức cao trào, giúp người đọc nhận ra được tình cảnh khốn cùng của nhân dân và bộ mặt xấu xa, vô lương tâm của đám quan lại. Câu văn biền ngẫu làm cho nhịp truyện cân đối, mang đậm không khí của thời đại. Với truyện ngắn này, Phạm Duy Tốn đã mở ra một thời kì mới cho văn học nước nhà, đó là sự ra đời của văn học viết bằng chữ Quốc ngữ. Tác phẩm đã đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của văn học nước nhà thời kì sau này.CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ haha
4 tháng 5 2022

OK chị