K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2017

Bây h lm đc ko???

4 tháng 2 2017

ok bn. Thanks bn nhìu nha

20 tháng 9 2021
Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân.Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp.Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân.Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết:
"Trời thử lòng trao cho mệnh lớnTa gắng chí khắc phục gian nan
Nhân dân bốn cõi một nhàDựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào "
(Nguyễn Trãi)Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó:"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo".Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp.
“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động...
Đọc tiếp

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!” Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm” (Trích Sự tích Hồ Gươm, theo Nguyễn Đổng Chi) 

: Tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo có mặt trong đoạn trích? Những chi tiết tưởng tưởng này có ý nghĩa gì?

1
23 tháng 3 2022

chi tiết tưởng tượng,kì ảo là: con rùa biết nói ,rùa hiểu tiếng người

những chi tiết đó làm cho bài văn đo hay và hấp đẫn cuốn hút người đọc 

31 tháng 10 2019

Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .smiley

31 tháng 10 2019

Vì muốn cộc sống thanh bình cho đất nước

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi...
Đọc tiếp

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

 

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

 

2
8 tháng 8 2018

đéo hiểu

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

18 tháng 11 2017

tra mang nha

29 tháng 8 2018

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

có ai thi kẻ chuyện với mk komk kể đầu tiên :          sự tích hồ gườmVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết...
Đọc tiếp

có ai thi kẻ chuyện với mk ko

mk kể đầu tiên :

          sự tích hồ gườm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

2

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

22 tháng 10 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: " Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên."

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

Bạn tham khảo nhé!

22 tháng 10 2016

“Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông… Lời hát ấy cứ ngân vang mãi khiến cho tôi bao lần phải đặt ra câu hỏi “Cuộc sống là gì vậy nhỉ? Cuộc sống tươi đẹp và phong phú đến dường nào?…”. Phải chăng cuộc sống là một cuốn sách thần kì mà mỗi ngày là một trang sách mới?

Bạn ơi! Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với thế giới muôn loài và qua đó chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống. Trái đất đang quay, nước sông đang chảy, con người đang làm việc… đó là cuộc sống. Mỗi vật xung quanh chúng ta luôn có cuộc sống để tồn tại, sinh sôi và phát triển. Chúng được sinh ra rồi lại chết đi. Con người chúng ta cũng vậy, từ thuở lọt lòng – nhìn thấy mặt trời đến khi tạm biệt với thế giới đang sống là cả một chuỗi thời gian dài. Trong quá trình đó, có khi là khổ đau tận cùng, có khi là hạnh phúc vô bờ. Cái cảm giác đi vào giấc ngủ dài và không bao giờ tỉnh lại có thể làm con người ta hoảng hốt vì phải xa lìa với cuộc sống muôn vàn điều kì diệu đang và sẽ diễn ra. Nhiều lúc suy nghĩ vẩn vơ, tôi bỗng giật mình thót tim rằng “Rồi sẽ có ngày mình như thế*. Quy luật của tự nhiên và cuộc đời không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng để can đảm vượt qua cái “chết” thì mỗi người, ngay bây giờ hãy tự tạo ra cuộc sống có ý nghĩa để tạm thời lãng quên cái chết, để phấn đấu cho cuộc sống hôm nay. Chẳng phải N.A.Ostrovsky trong Thép đã tôi thế đấy đã từng nói: “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống, đời người lạ chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…”

Hãy thử nghĩ mà xem, cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng . Vậy nó đem lại cho con người điều gì?

Cuộc sống là một vòng quay kì diệu. Trong vòng quay ấy nó đem đến cho con người bao điều bổ ích, lí thú, bao nhiêu bài học, những kiến thức quý giá. Vì sao có nắng? Vì sao có mưa? Vì sao có gió thổi?… Bạn sẽ biết tất cả những điều đó khi tìm hiểu cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về thế giới bên ngoài, qua đó mở rộng tầm hiểu biết, có cái nhìn và cách đánh giá đúng đắn hơn về mọi vật. Cuộc sống luôn kích thích tính tò mò, tìm tòi, học hỏi cho mọi người. Để có được nhiều hiểu biết về cuộc sống, chắc chắn bạn cũng phải yêu cuộc sống nhiều lắm đó!

Cuộc sống còn làm phong phú cho tâm hồn của con người. Không có tâm hồn đẹp thì con người cũng sẽ chỉ là những vật vô tri vô giác, không có tình cảm, tâm tình. Nhiều lúc tôi để ý, chỉ là chuyện một chiếc lá rơi, một con chim bé nhỏ bị chết cũng khiến trái tim con người phải rung động, xót thương. Cuộc sống là vậy, nó tạo cho ta tình yêu muôn vật, muôn loài. Không có cuộc sống, sao con người biết yêu, biết ghét và còn nhiều trạng thái tâm lí khác nữa. Cuộc sống cho tôi biết yêu ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè… Thật hạnh phúc biết bao khi cuộc sống đã đem đến cho tôi những người thân thương và những người bạn tri âm tri kỉ để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tôi.

Ồ ! Cuộc sống của tôi đang vui lắm các bạn ạ! Tôi đang sống trong tuổi học trò, một thế giới vui vẻ, đầy những ước mơ đẹp đẽ. Đó là phép màu mà cuộc sống ban tặng cho tôi. Tuy nhiên không có thứ gì là hoàn hảo cả, đôi khi tôi đã thất vọng về cuộc sống. Tôi cũng buồn nhiều lắm, có những nỗi buồn khiến tôi phải bật khóc nức nở. Nhưng có sao đâu, tôi luôn nghĩ rằng nhờ có cuộc sống mà tôi khôn lớn và trưởng thành lên.

Cuộc sống mến thương ơi! Bạn là gì mà chúng tôi luôn hướng tới, suy nghĩ và chờ đợi bạn? Cuộc sống đúng là một kho báu vô giá và tuyệt đẹp. Vì vậy chúng ta phải sống làm sao cho thật tốt và ý nghĩa để không lãng phí một quà tặng tuyệt vời mà Thượng đế đã ban cho chúng ta.


 

3 tháng 10 2018

cau  1 

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.

2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuếnông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.

3. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.

Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

c 2 Cây lúa cung cấp lương thực cho con người. Lúa cho thóc, gạo dùng làm cơm trong các bữa ăn hàng ngày. Từ gạo người ta cũng có thể làm ra đươc các loại bánh như bánh chưng, bánh giày, bánh nếp,... Từ gạo người ta cũng làm ra bún, phở... Một món ăn rất ngon, một thức quà đặc biệt làm từ lúa non, đó là cốm. Những hạt cốm xanh non, thơm mùi lúa là thức quà thanh nhã. Cây lúa khi đã lấy hết những hạt thóc, còn lại thân và lá, người ta đem phơi khô làm thành rơm, rạ. Rơm làm thức ăn cho trâu, bò; làm chất đốt, để lợp nhà,... Rơm ủ mục làm phân bón cho ruộng đồng. Từ rơm, người ta cũng có thế trồng nấm rơm hay để làm chổi; đan, tết lại để làm mũ. Trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, người dân thường rất quý chiếc mũ rơm, vừa che nắng, che mưa, lại có thể dùng để nguỵ trang, tránh được bom đạn. Vỏ trấu có thể dùng làm chất đốt hay để ấp trứng. Cám gạo còn là thức ăn chủ yếu cho gia súc. Cây lúa có rất nhiều công dụng, từ thân đến lá, thóc, gạo đều có thể sử dụng.

c 3 vì chúng đẹp và có giá trị dinh dưỡng cao/ Gia đình anh An ở tỉnh Đồng Nai, có diện tích đất vườn rộng rất thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Anh là người dám nghĩ dám làm và mong muốn được làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Nghe nói hiện nay giống gà Đông Tảo đang được nhiều người ưa chuộng và bán được giá cao nên gia đình anh định chuyển từ chăn nuôi gà công nghiệp sang chăn nuôi gà Đông Tảo.Theo em, gia đình anh An có nuôi được gà Đông Tảo không? Nếu có, anh cần phải thực hiện những công việc gì để nuôi thành công giống gà đặc sản này?

3 tháng 10 2018

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/năm giai đoạn (1986-2015). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp vẫn là Ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi, các ngành kinh tế khác còn bị tác động bởi suy thoái kinh tế, ngành Nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2014, ngành Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3% so với 2,6% (2012-2013), đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng cao.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6-3%). Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất Ngành đã tăng từ 57% (2010) lên 64,7% (2013); 67,8% (2014) và khoảng 68% (2015); năng suất lao động xã hội ngành Nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82-83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên 177,4 triệu đồng/ha (2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân nông thôn năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XI đề ra).

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt tới 30,8 tỷ USD. Mặc dù, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao nhưng nông nghiệp là Ngành duy nhất có xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy sản.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng, cụ thể có thể nhìn nhận cả về cơ hội và thách thức như sau:

Về cơ hội

Thứ nhất, các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)… cùng với những cơ chế đã và đang tiếp tục được ký kết sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp hiện nay còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục như: Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ; kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thấp; chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chưa hình thành; chất lượng nguồn nhân lực thấp và dưới áp lực do hội nhập tạo ra... tất cả những vấn đề trên bắt buộc quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp sẽ phải diễn ra nhanh và quyết liệt hơn.

Thứ hai, vị thế của ngành Nông nghiệp gia tăng thông qua cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản thế giới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong AEC, TPP, EVFTA, các cơ chế khác, rộng hơn là WTO... nên tác động của những cơ chế liên kết này lên kim ngạch xuất khẩu sẽ là không nhiều. Tuy nhiên, với việc mở rộng thị trường nội địa gấp nhiều lần, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường hơn, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nhiều mặt hàng nông sản vì vậy cũng sẽ giảm thiểu. Quan trọng hơn, thông qua các thị trường trung gian, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

Thứ ba, thu hút đầu tư vào ngành Nông nghiệp. Trong bối cảnh nhà đầu tư thời ơ với ngành Nông nghiệp, những cơ hội mới từ hội nhập, nông nghiệp sẽ đón những dòng đầu tư mới, nhất là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp - những lĩnh vực hiện nay còn bỏ ngỏ do thiếu nguồn lực. Các tác động lan tỏa từ gia tăng đầu tư vào nông nghiệp sẽ thực sự quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi gánh nặng của ngành Nông nghiệp nội địa được san sẻ.

Thứ tư, thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường kinh doanh trong nước. Đây là tác động mà các doanh nghiệp, người sản xuất thực sự mong đợi trên cơ sở hệ thống chính sách sẽ được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế. Những đổi mới này một mặt tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, mặt khác đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải tự đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh.

Những thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cũng đối diện với không ít thách thức trong bối cảnh hội nhập, cụ thể:

Một là, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhưng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao, do công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp, trong khi thị trường nông sản nội địa đang có sự cạnh tranh quyết liệt ở tất cả các phân khúc. Các sản phẩm nông nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện.

Hai là, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Điều này gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng đước ven biển, tài nguyên nước ngầm ở Tây Nguyên, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinh học...). Môi trường ở nông thôn cũng chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Khi lợi thế thiên nhiên mất dần, sản lượng và chất lượng nông sản của Việt Nam sẽ giảm, năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế theo đó cũng suy yếu.

Ba là, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà Việt Nam không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt không còn khả năng canh tác (Phạm Tất Thắng, 2017). Mặt khác, số lượng các cơn bão, sự tàn phá của từng trận bão, thời tiết lạnh và nóng đã xuất hiện một cách bất thường. Dự báo, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bốn là, khoa học công nghệ trong nông nghiệp vừa thiếu, vừa lạc hậu. Mức độ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp thấp, mặc dù một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu chuyển sang đầu tư vào nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít, chỉ khoảng vài phần trăm; đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng và tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững. Thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển, quy mô nhỏ, tỷ lệ hao hụt, thất thoát cao. Phần lớn vật tư, thiết bị nông nghiệp dựa vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, hơn 90% số máy kéo bốn bánh và máy công tác kèm theo, máy gặt đập liên hợp phải nhập khẩu.

Năm là, đội ngũ khoa học nông nghiệp tuy đông nhưng không mạnh. Cán bộ có đủ năng lực chủ trì đề tài nghiên cứu đưa lại kết quả cao chiếm tỷ lệ thấp, còn thiếu cán bộ đầu ngành giỏi; nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Công nghệ sinh học thiếu nhân lực trình độ cao nên chậm được triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa gắn lý thuyết với thực hành, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu trên một đơn vị sản phẩm.

Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Để phát triển bền vững nền nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cần thiết có những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và cơ quan hữu quan, trong đó cần chú trọng một số mục tiêu sau:

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả trong nước lẫn xuất khẩu; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp.

Thứ hai, thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, không nên cố định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp. Cần thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp cả trong mục tiêu trung hạn và dài hạn (50 hay 100 năm), để có chiến lược bảo tồn và sử dụng đất nông nghiệp trước khi thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị. Đối với loại đất nông nghiệp, cần tạo điều kiện cho người sử dụng đất quyết định phương thức sử dụng từng loại đất phù hợp theo tín hiệu thị trường hơn là cố định phương thức sử dụng cho từng loại đất. Nông dân có thể chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, rau màu, các nông sản khác có giá trị hơn theo tín hiệu thị trường.

Thứ ba, cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu. Đảm bảo minh bạch hóa, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, quản trị dịch hại và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan dịch vụ công cho nông nghiệp chỉ nên cung ứng dịch vụ công ở những nơi và các phạm vi, lĩnh vực mà thị trường không đáp ứng được, những lĩnh vực mang tính chất chủ đạo. Các phạm vi còn lại nên để tư nhân và tổ chức nghề nghiệp cung ứng. Ngân sách dịch vụ công, cần thiết và có thể đấu thầu tự do, công khai.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp. Đây sẽ là động lực mới để nông nghiệp nước ta nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Thứ tư, để chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần tập trung nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp; Thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các vùng đất có những biến đổi khác nhau về khí hậu; Xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân đối với rủi ro, bảo đảm nông nghiệp ít có sự tác động xấu của biến đổi khí hậu; Các địa phương, nhất là các tỉnh ở vùng thấp cần có kế hoạch ứng phó kịp thời, bố trí sản xuất nông nghiệp phù hợp.

Thứ năm, thực hiện các biện pháp như tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; Quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp