K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2016

Người đó là .....

MÍC HIỀN

ĐĂNG KÍ THI MÔN NHẢY SÂU

NHỈ Vịtt Tên Hiền

25 tháng 11 2016

cái này lạ đó nhảy sâu là j

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

21 tháng 12 2019

e thick Hoàng Đức nhưng cx rất thích Quang Hải

Kham khảo

Là người dân Việt Nam,chắc hẳn không ai là không biết đến những kì tích,những phép màu giữa đời thường do chính những vận động viên ,những cầu thủ trẻ của đất nước chúng ta tạo nên.Đó chính là thành công của đội tuyển U23 VN đã xuất sắc,lần đàu tiên vào đến vòng chung kết và càng tự hào hơn khi vượt qua rất nhiều đối thủ mạnh để mang về ngôi vị As quân của giải Vô địch bóng đá U23 Châu Á năm 2018 diễn ra tại Thường Châu.Trong đó,1 trong những gương mặt để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cầu thủ Nguyễn Quang Hải.

Nguyễn Quang Hải có lẽ đã trở thành cầu thủ quen thuộc đối vs người hâm mộ óng đá nói riêng cũng như người dân VN nói chung.Anh sinh ngayf12/4/1997 tại huyện Đông Anh,thành phố Hà Nội .Hiện nay,Quang Hải đang chơi cho Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và cũng là tuyển thủ của Đội tuyển Quốc gia VN với số áo 19 .

Quang Hải hồi nhỏ vốn có niềm đam mê bóng đá từ nhỏ, ước mơ có một trái bóng để đá mỗi ngày là cũng làm mất đi hẳn hai ngày công của mẹ. Dù thế, bố mẹ Quang Hải vẫn tạo mọi điều kiện cho con trai mình thực hiện được niềm đam mê đối với sự nghiệp chơi bóng.Ngay từ nhỏ, cầu thủ Nguyễn Quang Hải đã chứng tỏ mình là người có duyên và có khiếu đối với trái bóng khi dành được danh hiệu cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong vòng loại Bắc Giang dành cho tuổi nhi đồng do nhà tài trợ Yamaha tổ chức. Đó chính là bước ngoặt đầu tiên chắp cánh cho sự nghiệp của anh sau này.

Sự nghiệp bóng đá của cầu thủ Quang Hải khởi đầu bằng việc gia nhập lò đào tạo trẻ Hà Nội T&T khi mới 9 tuổi vào năm 2006.Anh là một người thi đấu xuất sắc trong nhiều cấp độ dội tuyển cũng như đạt được nhiều giải thưởng quý giá.Năm 2013, Nguyễn Quang Hải giành chức vô địch U21 quốc gia 2013 cùng với đội trẻ Hà Nội T&T và trở thành cầu thủ 16 tuổi đầu tiên giành được danh hiệu vô địch U21 quốc gia. trong năm 2014 anh đã giành liên tiếp 2 danh hiệu cá nhân "Cầu thủ xuất sắc nhất giải" tại U17 quốc gia 2014 và U19 quốc gia 2014 đồng thời cùng U-17 Hà Nội T&T giành danh hiệu Á quân U17 quốc gia 2014 và cùng U-19 Hà Nội T&T giành chức vô địch. Anh cũng giành được danh hiệu cá nhân "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất" của mùa giải V-League 2017 và và danh hiệu "Quả bóng đồng Việt Nam" 2017.

Quang Hải lần đầu được ra sân trong màu áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vào tháng 6 năm 2017.Khi huấn luyện trưởng đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo mới được bổ nhiệm, Nguyễn Quang Hải nhanh chóng giành được sự tin tưởng của vị tân huấn luyện viên người Hàn Quốc.guyễn Quang Hải bắt đầu trở nên nổi tiếng, được truyền thông quốc tế ca ngợi nhờ màn trình diễn ấn tượng tại Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 với 5 bàn thắng giúp đội nhà đi đến tận trận đấu chung kết.Đó là những bàn thắng quan trọng giúp VN làm nên cơn chấn động với bóng đá Châu Á.Quang Hải cũng nhận được rất nhiều các giải thưởng như:Bàn thắng đẹp nhất giải U-23 châu Á 2018 ,Cầu thủ xuất sắc nhất AFF Suzuki Cup 2018,Quả bóng vàng Việt Nam năm 2018,Bàn thắng đẹp nhất Asian Cup 2019...

Quang Hải xứng đáng là một trong những vận động viên tiêu biểu của thể thao Việt Nam với những gì mà anh đã cống hiến cho bóng đá nước nhà cũng như cho người hâm mộ.

21 tháng 12 2019

cho mình dàn ý được ko ạ?

10 tháng 3 2017

Bài làm 1

Trước mắt em là bức tranh về Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Có lẽ bức tranh vẽ buổi bình minh đang lên. Nhìn ra xa, những gợn sóng nhỏ dần, nhỏ dần, rồi cuối cùng là một tấm gương phẳng óng ánh những tia nắng của buổi ban mai. Xa xa, giữa mặt hồ là Tháp Rùa đứng uy nghi với vẻ trầm mặc muôn thuở giữa cồn cỏ xanh mượt. Trên đỉnh tháp là ngọn quốc kì đang phấp phới tung bay. Đằng sau tháp là hàng cây um tùm đang soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Nhìn bức tranh em nhớ lại câu chuyện mà mẹ đã từng kể cho em nghe về “Sự tích Hồ Gươm”. Hồi ấy, có một vị thần Kim Quy ngậm thanh kiếm thần kì trao cho Lê Lợi để tiêu diệt giặc Minh, giữ gìn bờ cõi. Và cũng chính nơi đây, nhà vua đã hoàn lại thanh kiếm cho vị thần. Cái tên Hồ Hoàn Kiếm bắt nguồn từ giai thoại từ ấy. Không biết bây giờ vị thần tốt bụng đó với thanh kiếm nằm ở chỗ nào dưới những lớp sóng lăn tăn kia!

Bài làm 2

Trong những bức ảnh chụp cảnh vật thiên nhiên, em thích nhất bức ảnh về cảnh hồ Xuân Hương – Đà Lạt một thắng cảnh tuyệt vời của cao nguyên miền Trung. Từ nhỏ đến giờ, em chưa có dịp đi tham quan Đà Lạt lần nào, nên càng nhìn bức ảnh, em lại càng ao ước được đến thăm Đà Lạt một lần. Dường như cảnh hồ Xuân Hương được chụp vào một buổi sáng trời trong. Không gian rất yên tĩnh bởi mặt hồ phẳng lặng không một gờn sóng. Mặt hồ trong xanh màu ngọc bích. Những hàng cây hai bên bờ hồ và những biệt thự cao tầng trên những ngọn đồi lộng gió in hình xuống đáy hồ, trông thật nên thơ! Phía xa xa, đồi núi trập trùng, ngọn cao ngọn thấp với những rừng thông bạt ngàn nối đuôi nhau chạy xa tít đến chân trời. Cảnh vật vừa đẹp, vừa nên thơ và đầy quyến rũ. Cám ơn người thợ chụp hình đã đem đến cho em một phong cảnh Đà Lạt nên thơ.

Bài làm 3

Nhà em có rất nhiều bức tranh vẽ cảnh vật thiên nhiên. Nhưng bức tranh về Hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội vẫn là bức tranh mà em thích nhất, ngắm mãi mà không hề thấy chán. Giữa hồ là Tháp Rùa cổ kính soi bóng trên mặt hồ trong xanh. Trên cao là những đám mây trắng bồng bềnh trôi giữa bầu trời cao vời vợi. Nhìn xa hơn, tòa nhà Bưu điện thành phố đồ sộ và lộng lẫy được trang trí cờ hoa rực rỡ. Và kia nữa là cầu Thê Húc màu son, uốn cong như một nét hoa văn, tượng trưng cho bàn tay của một nàng tiên nữ hiếu khách, vẫy chào chúng em đến viếng đền Ngọc Sơn cổ kính. Mái đền ngàn năm tuổi nép mình dưới gốc đa cổ thụ cành lá xum xê. Nhìn bức tranh Hồ Gươm, em tưởng tượng đến sự tích về cái hồ này, mà mới đây không lâu, bố đã kể cho em nghe. “Ngày xửa ngày xưa ấy, có một con rùa lớn ngoi lên mặt nước, đòi vua Lê Lợi trả kiếm cho Long Vương” để rồi hồ mang tên “Hoàn Kiếm” từ đấy cho đến bây giờ. Và có lẽ cái tên ấy, sự tích ấy sẽ truyền lại muôn đời cho các thế hệ mai sau. Ước gì một ngày nào đó, em được đứng trên Bờ Hồ mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của thủ đô.

Bài làm 4

Đó là bức ảnh chụp phong cảnh Vịnh Hạ Long một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam, một kì quan của thế giới. Em biết được như vậy là vì phía dưới bức ảnh ấy có hai hàng chữ tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu tên của bức ảnh. Bao trùm lên toàn cảnh là những hòn núi đá to, nhỏ mọc lên giữa biển nước xanh mênh mông với những hình thù khác nhau. Hòn cao nhất giống như một chú gà trống đang ngẩng cao đầu để gáy, gọi là “hòn Trống”. Phía bên phải có hai hòn chồng gối lên nhau, trông thật chông chênh nguy hiểm. Xa xa là một cửa hang rộng với những dòng thạch nhũ chảy từ trên cao xuống, tạo cho cửa hang có những hình thù kì dị, lạ mắt. Xung quanh là biển nước xanh mênh mông. Một chiếc tàu du lịch đang rẽ sóng tiến vào một cửa động. Phong cảnh vịnh Hạ Long quả thật là đẹp và hấp dẫn. Lớn lên, nhất định em sẽ thực hiện một chuyến tham quan du lịch đến với Hạ Long.

Bài làm 5

Đó là bức ảnh chùa Thiên Mụ, một cảnh đẹp nổi tiếng của xứ Huế. Trên nền giấy màu xanh xa trời nổi bật lên hình một chiếc tháp nhiều tầng, màu nâu sẫm, với một kiểu cấu trúc của thời xưa. Bầu trời cao xanh lồng lộng, đây đó lớt phớt những vệt mây như những dải lụa trắng trôi từ từ theo làm gió nhẹ. Ngôi chùa nằm cạnh bên dòng sông Hương hiền hòa êm ả. Một không gian yên ắng tưởng như không có tiếng động bao phủ lấy ngôi chùa. Nhìn bức ảnh, em cứ ngỡ như nhìn vào một chốn bồng lai tiên cảnh của thế giới hư ảo trong truyện cổ tích. Thật là một cảnh tượng hiếm có.

10 tháng 3 2017

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

10 tháng 1 2021

giup mk voi

27 tháng 12 2017

Vận động viên thể hình Việt Nam Phạm Văn Mách (quê An Giang) đến nay đã đem về cho môn thể hình Việt Nam tổng cộng mười chiếc huy chương gồm đủ loại. Những đóng góp của anh cho thể thao Việt Nam quá lớn, song điều đơn giản nhất là có một chỗ đế an cư lạc nghiệp thì vẫn còn là mơ ước đối với anh. Cuộc đời của vận động viên thể hình này như huyền thoại. Ngày 10-3-1997 định mệnh và cũng là bước ngoặc thay đổi cuộc đời anh. Anh rời quê An Giang khăn gói lên Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Là con trai duy nhất của một gia đình có tám chị em, quyết định này của anh đã gây bàng hoàng cho những người thân trong gia đình. Còn đang choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa biết mưu sinh như thế nào, thì có người bạn cũ là Phạm Hồng Thắng giới thiệu vào Câu lạc bộ thể hình Bàu Cát làm hướng dẫn viên. Để cải thiện nguồn sống, Mách còn nhận lời làm ca sĩ và nhảy trình diễn nhạc Ráp tại Nhà văn hóa Gò vấp.
Tháng 5-1997, Mách đăng quang nhà vô địch sinh viên học sinh, nhưng phải đội tên bạn Dương Tấn Dũng, may mà trót lọt. Nhờ vậy, Mách đã lọt vào “mắt xanh” của các huấn luyện viên. Bảy tháng sau, Mách tham dự giải toàn quốc và giành Huy chương Vàng. Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Huỳnh Anh nhận xét Mách vượt trội hơn các đối thủ về vẻ đẹp cơ bắp. Lời nhận xét ấy đã đưa Phạm Văn Mách gia nhập hàng ngũ các lực sĩ của đội tuyển thế hình Việt Nam. Thành công ngày càng lớn, nhưng anh không quên năm năm trời tá túc gian khố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Căn phòng trọ hiện Mách đang ở tại Gò vấp chỉ rộng hơn 10m2 xen lẫn trong khu mồ mả, xung quanh nhiều tệ nạn xã hội. Nhưng với Mách, như thế cũng đầy đủ rồi. Anh hạnh phúc với những gì đã có và đang có, mặc dù bạn bè chế giễu nhà vô địch giàu vàng mà cái nhà cũng không ra hồn. Thêm vào đó, vấn đề “nạp năng lượng” đã trở thành kỉ luật của nhà thể hình, nhiều lúc gây khó khăn cho anh. Mỗi ngày phải mất trăm ngàn cho nhu cầu ăn uống, bảo đảm thể chất. Kinh phí tập luyện do ủy ban cấp không đủ trang trải, có tháng phải cầu viện gia đình gửi lên cứu đói, có những lần phải khất cả tiền thuê nhà. Tuy vậy, chúng ta vẫn hi vọng ở nhiều thành công phía trước của anh. Vì nhà vô địch Phạm Văn Mách của Việt Nam ta còn yêu và say nghề. Tin rằng anh sẽ vượt qua tất cả và thành công.

27 tháng 12 2017

Còn rất nhìu ng như : Nguyễn Thúy Hiền , Nguyễn Thị Ánh Viên ,Nguyễn Ngọc Anh Bảo , Nguyễn Tiến Minh , Hoàng Xuân Vinh ,....

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

       Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, đá cầu được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Đá cầu cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi.

       Để có thể chơi được cầu chúng ta cần chuẩn bị một quả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.

       Về quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ hoặc lưới. Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch hoặc lưới thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.

       Đá cầu được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ chân nhiều. Để đá trúng được quả cầu phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp mỗi con người, góp phần quan trọng vào dáng vẻ thướt tha của phụ nữ. Một trong những kiểu y phục ấy là chiếc áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt.

Đến đầu thế kỉ XX, áo dài Việt Nam lần này được thiết kế lại với hai tà ôm sát thân mình. Cách may cắt cũng ngày càng tinh xảo hơn để bớt đi những chỗ lòng thòng, những nếp nhăn, số lượng nhiều tà chỉ còn lại hai tà phía trước và phía sau, sợi dây cột ngang lưng cũng được bỏđi. Theo thời, có lúc tà áo dài đến mắt cá, có lúc tà áo thu lên ngang gần đầu gối, có lúc tà rộng, có lúc tà hẹp.

Những năm đầu thế kỉ này, tà áo dài theo hai khuynh hướng. Phối hợp với y phục phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra đời những kiểu áo dài kéo sau lưng, những kiểu áo trái tim, kiểu cổ truyền. Một khuynh hướng khác là trở về nguồn. Các nhà tạo mẫu dùng những hoa văn hình chim hạc để thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùngmàu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt theo làn gió, tạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, làm say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch, tham quan du lịch Việt Nam, nhà thơ Nguyên Sa từng viết:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anhvẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng!

Cốnhạc sĩ Văn Cao cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân” của mình: Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài bến xuân.

Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thông, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy.nhonhung<3 U

3 tháng 1 2018

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được nguồn gốc xuất xứ của chiếc áo dài. Nhưng theo truyền miệng và một số báo chí thì lịch sử áo dài có từ thế kỉ XVIII. Thời đó chúa Nguyễn Phúc Khoát có ý định thay đổi đời sống cho người dân, bắt đầu từ trang phục. Bởi ông nghĩ rằng, trang phục là vật dụng để đánh giá thẩm mĩ, phẩm chất của một con người. Từ nền tảng áo dài của phụ nữ Chăm, kết hợp với lại váy xẻ hai tà của Thượng Hải (Trung Quốc) và một số hoa văn, chi tiết của áo các dân tộc khác, chiếc áo dài đã ra đời. Và đến năm 1934, nhà may Cát Tường đã cho ra mắt bộ áo dài mang nhãn hiệu Le Mur.

Thập niên những năm 1930, họa sĩ Lê Phố đã cải tiến chiếc áo dài Le Mur thành chiếc áo dài có hình dáng gần giống với áo dài Việt Nam ngày nay. Đến thời vua Bảo Đại (1935), chiếc áo dài được chuyển đổi thành áo dài ngũ thân. Hình dáng như áo dài nhưng kết hợp với áo tứ thân mớ năm mớ bảy. Do không phù hợp với cuộc sống của nhân dân nên đã mất dần. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài truyền thống bị trôi nổi theo từng giai đoạn lịch sử. Cổ áo dài vẫn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ.

Nói chung, chiếc áo dài có ba thời kì lịch sử chính. Thời kì thứ nhất: áo dài truyền thống: Làm từ vải trắng hay vải nhung pha màu với cách may cố điển, lấy theo mẫu phương Tây. Tay áo phồng, áo cố hở tròn, tay áo hơi bó, thân áo gần như suôn, quần thì miền Bắc màu trắng còn miền Nam màu đen. Thời kì thứ hai: áo dài tân thời (gần như áo dài hiện đại): cổ cao, bó, vạt áo khá rộng, thân áo may lượn theo cơ thể, vạt áo khá dài, mặc áo rộng và thường được may bằng vải lụa trắng, the. Thời kì thứ ba: áo dài hiện đại: đó là chiếc áo ngày nay như chúng ta nhìn thấy và chất liệu là bao gồm gần như tất cả các loại vải: gấm, nhung, the, lụa, thổ cẩm với đủ màu sắc.

Để may một chiếc áo dài cũng thật kì công như chính giai đoạn phát triển của nó. Đầu tiên, ta phải biết chọn loại vải đẹp, phù hợp với màu da và khuôn mặt. Ta có thể tìm đến những địa chỉ như: Lụa Hà Đông, Vạn Phúc. Sau đó, ta đặt may chiếc áo phù hợp với vóc dáng của cơ thể. Cổ áo phải may cao khoảng lcm bằng hồ cứng, tay áo hơi bó, suôn dần xuống bàn tay. Áo phải chia thành hai phần vạt trước và vạt sau. Để ghép nối hai mảnh lại với nhau, phải có đường may mềm mại, uốn lượn theo thân thể. Tránh để đường may thô, tạo cảm giác cứng nhắc, khó chịu. Nách áo dài cần được may thật cẩn thận đến từng chi tiết. Các khuy áo cần phải có độ chính xác, tránh lộ ra phía ngoài. Đôi khi muốn có được chiếc áo dài thêm phần lộng lẫy, người may còn đơm thêm những họa tiết trang trí. Nếu biết tuân thủ những chi tiết đó, chắc chắn ta sẽ có một chiếc áo dài tuyệt đẹp.

Có rất nhiều nơi may áo và sản xuất áo dài nổi tiếng như: Hà Nội (phố Cầu Gỗ), Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến những nơi đó, bạn có thể may cho mình một bộ áo dài đẹp.

Đã từ lâu, chiếc áo dài không còn chỉ như trang phục hằng ngày. Nó đã thật sự tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ về mặt hình thể. Chiếc áo dài được may uốn lượn, làm nổi bật lên vẻ đẹp hết sức uyển chuyển của người phụ nữ. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật duyên dáng. Nhìn những em bé mũm mĩm mặc áo dài màu sắc, trông thật rực rỡ, đáng yêu. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trông thật trong sáng, hồn nhiên khiến ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến. Đến người già cũng có thế mặc áo dài. Mặc những chiếc áo dài màu nhung đen với hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự dành cho mọi lứa tuổi.

Áo dài được xem là trang phục truyền thông của nước ta không chỉ vì vẻ đẹp hình thức của nó mà bởi áo dài thực sự đã tôn vinh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần của dân Việt. Phụ nữ mặc áo dài trông vừa kín đáo, duyên dáng vừa trang trọng, lịch sự. Áo dài thực sự đã tôn thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Bởi vậy mà chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.”

- “Không những là một trang phục truyền thống được người Việt Nam tôn vinh và sử dụng rộng rãi mà áo dài còn được nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Những người bạn phương Tây rất thích áo dài Việt Nam bởi chất liệu đẹp, hoa văn đẹp và kiểu dáng cũng thật độc đáo. Nhìn thấy các bạn nước ngoài mua áo dài Việt Nam đem về làm kỉ niệm, ta có thể biết chắc chắn rằng, chiếc áo dài chính là cầu nối của Việt Nam với các bạn nước ngoài. Đối với họ, áo dài là kỉ niệm, là hình ảnh, là vẻ đẹp Việt Nam.

Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ có thể có nhiều trang phục khác, đẹp và phù hợp với sở thích, hoàn cảnh sử dụng nhưng chiếc áo dài vẫn rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Vào mỗi dịp lễ Tết hay ngày kỉ niệm lớn phụ nữ đều mặc áo dài trông thật duyên dáng và trang trọng, ở nơi công sở, chị em phụ nữ cũng
thường mặc áo dài tạo vẻ đẹp tự tin và lịch sự. Trong nhiều cuộc thi người đẹp, hoa hậu Việt Nam thì trình diễn áo dài luôn được chọn là phần thi quan trọng nhằm giữ gìn và tiếp tục phát huy vẻ đẹp áo dài truyền thống và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Để duy trì và tiếp tục phát triển nét đẹp truyền thống này, nhiều Việt kiều cũng hay mặc áo dài để luôn nhớ về đất nước, quê hương với tà áo dài thân thương.

Quả thực, chiếc áo dài Việt nam đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và của thế giới cần được gìn giữ. Dù mai đây chiếc áo dài có thay đổi, cách tân hay có những trang phục khác thời trang hơn thì không gì có thể sánh bằng chiếc áo dài Việt. Áo dài thật xứng đáng là nét đẹp Việt Nam!”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Bài nói mẫu tham khảo:

      Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là………….., học sinh lớp ……. Trường …………………… Đến với buổi thảo luận ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu với thầy cô và các bạn về một số phẩm chất của con người Việt Nam.

      Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.

Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.

      Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.

      Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.

      Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

      Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.

      Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.

Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.

      Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.

      Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.

      Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.