K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2016

Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc. Thơ ông là những bức tranh sinh động, chân thực về xã hội phong kiến, về những mảnh đời cơ cực và về những khát khao có cuộc sống bình dị nhất. Ông hiểu và thấu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã trải qua. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ.

Những năm tháng Đỗ Phủ phải sống trong cảnh nghèo khó, cơ cực. Cuộc sống gia đình ông túng thiếu, sông trong một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.

Những ngày mưa mùa thu gió lùa đã khiến cho mái nhà tốc mái. Có lẽ đây chính là cảm hứng, cũng chính là hiện thực để cho ông viết lên những dòng thơ này.

16 tháng 11 2017

Tháng tám giữ thu trời bắt đầu chuyển lạnh. Căn nhà ba gian vừa được dựng của nhà thơ Đỗ Phủ. Từ ngày thôi làm quan, ông đưa già đình về đây, xa chốn triều đình

Suốt mấy năm trời, thi sĩ mắc bệnh vì bệnh tật của bản thân và sự nghèo đói của gia đình. Sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc ông yếu đi nhiều lắm. Vào một buổi bỗng dưng mây đen ùn ùn kéo đến, gió nổi lên cuồn cuộn. Cây cối gãy cành, rụng lá. Cơn lốc xoáy dữ dội tung mái tranh, tốc nóc bay xa. Ba tấm tranh bay sang bên kia sông. Có tấm treo ngọn rừng, có tấm rơi xuống muơng gần nhà. Trẻ con trong thôn cuớp giật ba tấm tranh ngay truớc mắt ông. Trẻ con cướp tranh chạy tuốt vào luỹ tre đầu làng. Ông môi khô miệng cháy gào, nhưng không lấy đuợc. Ông quay về nhà mà lòng ấm ức và buồn cho mình già yếu, bất lực. Lát sau gió lặng đêm ập xuống tối đen như mực. Đến đêm, trời lại đổ mưa. Mưa rơi xuống ngôi nhà. Cả nhà ông nằm chăn đêm củ rác

Từ hiện thực đau khổ cùng ấy đã vút lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha nhân đạo. Ông chấp nhận cái khổ của mìnhcầu mong cho mọi nguời thoát khổ, đuợc sống hạnh phúc

Tưởng tượng ra căn nhà rộng muôn ngàn gian trong lòng ông một chút vui. Ngoài kia trời vẩn mưa, gió thu lạnh lẻo

8 tháng 11 2016
Tháng tám giữa thu, trời bắt đầu chuyên lạnh. Suốt mấy ngày, mây xám giăng giăng trên dãy núi trập trùng. Khung cảnh miền sơn cước mới ảm đạm, hiu quạnh làm sao! Căn nhà tranh ba giản vừa được dựng bên khe Cán Hoa của nhà thơ Đỗ Phủ trông giống như một chiếc tổ chim bám cheo leo trên vách đá. Từ ngày thôi làm quan, Đỗ Phủ đưa gia đình về đây ở ẩn, lánh xa chôn triều đình nhiễu nhương, thối nát, lành ít, dữ nhiều. Suốt mấy năm trời, thi sĩ mắc bệnh mất ngủ không chỉ vì bệnh tật của bản thân và sự nghèo đói của gia đình mà còn vì lo lắng tới vận dân, vận nước. Lũ quan lại sâu mọt thi nhau đục khoét công quỹ để làm giàu, sống xa hoa phung phí trên mồ hôi nước mắt của dân lành. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Kỉ cương phép nước đã tới hồi suy tàn. Thêm vào đó là cảnh vỡ đê xảy ra liên miên dẫn đến nạn đói khủng khiếp kéo dài, loạn lạc nổi lên khắp chốn. Những người có nhiệt tình, có tâm huyết như Đỗ Phủ trước tình trạng đau lòng ấy, sao tránh khỏi buồn đau, khắc khoải đến bạc đầu?! 

Sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc, sức khỏe của nhà thơ yếu đi nhiều lắm. Nhìn vợ con nheo nhóc, ông tủi cho phận làm chồng, làm cha chưa trọn, nhưng tình thế xã hội rối ren đến mức này, biết phải làm sao?! Lực bất tòng tâm, ông đành ôm mối sầu hận trong lòng. Cũng may mà được bạn bè thương tình giúp đỡ, dựng cho mái tranh sơ sài để che sương che nắng qua ngày. Những tưởng được sống bình yên những năm cuối đời, vậy mà trời già tai ác vẫn muốn thử thách sức chịu đựng của con người khốn khổ đó.

can nha tranh bi gio thu pha do phu

Vào một buổi chiều, bỗng dưng mây xám ùn ùn kéo tới, giông gió nổi lên cuồn cuộn, réo ù ù như xay lúa. Cây cối vật vã, ngả nghiêng, gãy cành, rụng lá. Cơn lốc xoáy dữ dội bứt tung mái tranh, ném đi muôn ngả. Nhiều tấm tranh bay tít sang tận bên kia sông, nằm bừa bãi khắp nơi. Có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa, có tấm rơi xuống mương sâu.

Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào!Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!Cắt hay chữa? Tóc tôi trở nên siêu bóng mượt!Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ mà không dùng dao kéo như thế nào!Cắt hay chữa? Tóc tôi trở nên siêu bóng mượt!Không chứa protein botulinum- đảm bảo trẻ ra 15 tuổi! Bất chấp sự ngăn cản, lũ trẻ trong thôn hùa nhau cướp giật những tấm tranh ngay trước mắt nhà thơ. Chúng cắp tranh chạy tuốt vào luỹ tre đầu làng. Muốn nhặt tranh về nhưng hơi sức chẳng còn, không thể kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy, ngậm ngùi trước căn nhà bị gió thu phá tan hoang. Lát sau gió lặng. Màn đêm ập xuống, căn nhà tối đen như mực Cả gia đình Đỗ Phủ nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ rách, lạnh ngắt như đồng. Lũ trẻ đói bụng ngủ không yên giấc, lại đạp nát thêm. Buổi chiều, gió xoáy làm tốc mái tranh. Đến đêm, trời lại đổ mưa. Mưa rơi xối xả xuống ngôi nhà không mái như trút nước. Nhà dột khắp nơi, chẳng biết tránh vào đâu. Tình cảnh thật thương tâm! Nhà thơ Đỗ Phủ thao thức, trằn trọc suốt năm canh, chỉ mong trời mau sáng. Từ độ loạn lạc tới giờ, ông ít ngủ. Đêm nay, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập ập đến: mái nhà bị gió thu phá nát, trống toang; mưa to khiến nền nhà sũng nước; chiếu chăn cũ rách không đủ ấm, trong đầu bao nỗi lo lắng, dày vò… Đúng là cảnh cơ hàn, khốn khó. Vậy mà Đỗ Phủ lo cho mình một phần, lo cho thiên hạ muôn phần. Ông hiểu rằng mình đã khổ, người khác còn khổ hơn. Đỗ Phủ cảm thấy đời mình thật bất hạnh nhưng cũng thấu hiểu nỗi khổ của người khác. Họ cũng giống như mình, đều đói rách tả tơi. Trong cảnh bị mưa vùi gió dập một cách tàn nhẫn, trái tim nhà thơ đau thắt không phải chỉ vì chuyện căn nhà bị gió thu tốc mái mà còn vì cảnh không nhà của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Từ hiện thực đau khổ tột cùng ấy đã vút lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha. Ông thầm ước có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, vững như bàn thạch trước gió mưa để có thể che chở cho tất cả những kẻ sĩ cùng những người nghèo khổ như ông: Than ôi, Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đạt đến mức xả thân, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc chung. Ông chấp nhận nỗi khổ về mình, miễn sao mọi người thoắt khỏi cảnh lầm than và được hạnh phúc. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất cảm động vì nó bắt nguồn từ trái tim nhân ái của nhà thơ. Tưởng tượng ra căn nhà rộng muôn ngàn gian, trong lòng Đỗ Phủ thoáng một chút vui. Ngoài kia, trời vẫn mưa không dứt và gió thu lạnh lẽo vẫn rít ù ù dọc khe núi vắng. 
8 tháng 11 2016

v~

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu cách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

            Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

20 tháng 4 2018
 

Từ ngày xưa, ông cha ta đã có câu ca rằng:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con  ”

Đạo hiếu và lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ bởi người xưa quan niệm rằng Hiếu là nền tảng của mọi đạo đức, là đức hạnh mở đầu cho nhân cách mỗi con người.

Cuốn sách được chia làm ba phần:

Phần 1: Gương hiếu thảo của những người con đất Việt

Phần 2: Hai mươi tư gương hiếu thảo của người Trung Quốc xưa.

Phần 3: Gương hiếu thảo trong những câu chuyện kể dân gian

Với 27 câu chuyện góp mặt trong cuốn sách, lời kể của các nhân vật có thật trong đời thường đã được các nhà văn, nhà báo ghi lại, phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về họ.

Một Phan Văn Tài 22 tuổi, quê ở thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, Thăng Bình, Quảng Nam, bán thận cứu mẹ. Tài đã đăng tin trên internet để bán thận cứu mẹ với nội dung: “Em là con trai một trong nhà. Năm nay em 22 tuổi. Em cần bán một quả thận để chữa bệnh cho mẹ em. Em biết cách này rất là dại nhưng em chấp nhận chứ em không biết làm sao nữa…” Ngay sau đó đã có rất nhiều người đã liên hệ theo số điện thoại của Tài để hỏi mua. Tác giả Bùi Hữu Cường đã kể lại câu chuyện “Gặp chàng trai 22 tuổi rao bán thận cứu mẹ” rất cảm động trong cuốn sách.

“23 năm cuốc bộ tìm mẹ thất lạc giữa triệu người” là câu chuyện của tác giả Loan Nguyễn kể về ông Nguyễn Lâm Thức ở Quỳ Hợp, Nghệ An đã tìm thấy mẹ sau 23 năm trải bao mưa nắng, khổ cực. Câu chuyện đã khiến nhiều người xúc động và cảm phục lòng hiếu thảo của người con luống tuổi đi tìm mẹ giữa chợ người.

Cậu bé Lê Văn Chiến, 12 tuổi ở Thanh Chương, Nghệ An mò cua, bắt ốc nuôi bà nội: “Hàng ngày ngoài một buổi đi học, Chiến lại lội xuống ruộng hay ao hồ mò cua bắt ốc, hoặc đi cuốc rau má bán lấy tiền nuôi bà và nuôi dưỡng ước mơ được đi học. Câu chuyện đã khiến nhiều người rơi nước mắt qua lời kể của tác giả Phương Thảo.

Ngoài ra còn nhiều câu chuyện cảm động khác như: “Nhọc nhằn đời ve chai nuôi mẹ già bệnh tật, Người con dâu hiếu thảo, Chàng sinh viên khiếm thị hiếu thảo, Vượt qua nước mắt, Xúc động trước lòng hiếu thảo của cậu bé không cha… Cuốn sách không chỉ dừng lại ở người thật, việc thật mà còn trính dẫn nhiều câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ hay về gia đình, lòng hiếu thảo của con cái với bố mẹ…

-----------------------------

nxb dân trí , đông tây

xuất bản tháng 4 năm 2016

--------

mình chỉ biết vậy thôi

14 tháng 9 2023

- Giới thiệu khái quát thông tin về nhân vật

- Phẩm chất con người và những chiến công của ông

31 tháng 3 2023

1 - a - c

2 - b

15 tháng 9 2023

Chọn C

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ giới thiệu đến thầy cô và các bạn một bài thơ em vô cùng yêu thích. Bài thơ giúp ta hiểu được thế nào là một tình bạn chân thành. Và đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được mệnh danh “Tam nguyên yên đổ” và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “bạn đến chơi nhà” được sáng tác sau khi Nguyễn Khuyến về quê ở ẩn ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường của thi nhân với người bạn của mình. Mở đầu bài thơ là lời reo vui chào mời đầy phấn khởi, hồ hởi của tác giả khi bạn đến thăm nhà: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

 

Trạng ngữ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài nhà thơ không được gặp lại bạn, nó như một tiếng reo vui để khỏa lấp nỗi nhớ nhung sau bao lâu xa cách. Đại từ xưng hô “bác” giản dị tự nhiên thể hiện thái độ thân mật, gần gũi, niềm nở của nhà thơ đối với bạn của mình. Người tri kỉ được gặp lại có ai không vui mừng khôn xiết, chỉ một câu chào tự nhiên thôi cũng đủ cho thấy niềm sung sướng , hạnh phúc vô hạn của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến thăm.

Sau lời chào mời thân thiết ấy, ngỡ rằng sẽ là mâm cao cỗ đầy, không ít nhất cũng sẽ là vài ba món thịnh soạn để đón khách quý nhưng thực tế lại không có gì. Chủ nhà bỗng chuyển sang giọng lúng túng khi nói về gia cảnh mình:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Với cách nói đầy hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa những cái không có: Ông cũng muốn có một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đón bạn nhưng chẳng may trẻ không có nhà, không có ai để sai bảo mà chợ thì ở xa ông không thể tự đến đó. Lúc này, nhà chủ lại bắt đầu nghĩ đến những món ăn cây nhà lá vườn sẵn có để thiết đãi bạn, nhưng trớ trêu thay nhà có cá nhưng ao sâu nước lớn không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rào thưa không thể đuổi bắt, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn mới mọc.

Nhà thơ rất quý mến bạn, muốn tiếp đón bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh éo le của thực tại không cho phép ông làm điều đó. Đến cả miếng trầu, nét đẹp văn hóa của người Việt để khởi đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có nốt, ý thơ mở rộng như khẳng định sự tuyệt đối cái không có.

Qua cách nói dí dỏm của nhà thơ, có vẻ như gia đình ông có rất nhiều thứ nhưng thực chất lại chẳng có gì. Cách nói ấy vừa khéo léo trình bày hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và cảm thông, cũng vừa là cách để nhà thơ thi vị hóa cái nghèo, cái khó của mình, ông bằng lòng với cuộc sống ấy, tuy khổ cực nhưng thanh thản, an nhiên.

Ông luôn yêu đời và trân trọng cuộc sống ấy. Với nhịp thơ 4/3 tạo âm hưởng nhịp nhàng, khoan thai cùng phép liệt kê, đối lập, các tính từ, từ phủ định đoạn thơ đã cho thấy cuộc sống nghèo mà sang của một bậc ẩn sĩ, đồng thời cho thấy sự vui tươi, hóm hỉnh của một cuộc thiết đãi bạn hiền thiếu thốn vật chất nhưng chan chứa tình cảm chân thành, thắm thiết. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật thanh bình, giản dị, gần gũi.

Đến câu thơ cuối, cảm xúc như lắng lại, mọi thứ vật chất lùi về chỉ còn tình bạn tri kỉ chân thành sâu sắc lên ngôi: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Một lần nữa từ “bác” lại xuất hiện thể hiện niềm trân trọng, quý mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình.

Bác từ phương xa tới đây, còn gì quý hơn, bác đến với tôi bằng tấm chân tình, bằng lòng tri âm chứ đâu phải vì vật chất. Chính vì thế tình bạn giữa nhà thơ và bạn hiền càng trở nên cao đẹp và thiêng liêng, tình bạn vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta mà là một. Câu thơ như một tiếng cười xòa hồn hậu để khẳng định tình bạn trong sáng, đậm đà của hai người tri kỉ.

Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trọng trong thi ca Việt Nam. Tình bạn như thế cho đến thời đại ngày nay vẫn là một tấm gương sáng, một bài học quý để cho chúng ta noi theo.

Trên đây là toàn bộ phần giới thiệu của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

Hiện tượng núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất hoặc ở một hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, các vỏ thạch quyển di chuyển trên lớp chất khoáng nóng chảy.

Núi lửa là gì đã có câu trả lời rõ ràng, vậy, nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì? Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào.

Gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún.

Núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: Dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham.