K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2016

Những người cần biết ơn:

+ Ông bà cha mẹ: Vì họ là những người mang bọc cho chúng ta, cho chúng ta ăn học.

+ Thầy cô: Vì họ dạy dỗ chúng nên người.

+ Thương binh liệt sĩ: Họ là những người đã hi sinh xương máu và mọt phần cơ thể để cho chúng ta có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Lệ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

Ý nghĩa:

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.

- Lễ độ thể hiện lối sống có văn hóa, có đạo đức, giúp quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh hơn.

Biết ơn là sự bày tỏ tái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, tổ quốc.

Ý nghĩa:

- Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Biết ơn làm đẹp thêm quan hệ giữa con người với con người và làm đẹp hơn nhân cách con người.

13 tháng 1 2017

Câu 2: Mục đích học tập của em là:

- Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

- Làm cho thầy cô vui lòng.

- Bù đắp công ơn của cha mẹ.

- Trở thành người có ích cho đất nước, xã hội.

- Hoàn thiện bản thân.

+ Tác dụng của môn Toán: - Giups em tính toán nhanh hơn.

Hiểu thêm về nhiều định lí trong các bài toán.

- Hiểu thêm nhiều điều về xây dựng nhà ở, công trình.

+ Tác dụng của môn Văn:

- Học văn để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

- Học văn hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống.

- Nâng cao phẩm giá, đạo đức của con người.

- Giup bản thân tự tin hơn trong giao tiếp.

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệmCâu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".

Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết tròn cuộc sống

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

3
13 tháng 12 2016

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì ?

- Sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe không gì thay thế được . Nên chúng ta cần phải giữ gìn , tự chăm sóc và rèn luyện để có một sức khỏe tốt

Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.

- Siêng năng : Siêng năng là làm việc một cách miệt mài , cần cù , tự giác , làm việc thường xuyên đều đặn không tiếc công sức

- Kiên trì : Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng , không bỏ dở giữa chừng dù khó khăn hay trở ngại .

- Ý nghĩa của siêng năng , kiên trì : Siêng năng kiên trì là đức tính cần thiết của mỗi con người , giúp chúng ta thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống .

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hơp lí của cải vật chất , thời gian , sức lực của mình và của người khác .

- em đã làm những việc để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm là :

+ Không xài hoang phí

+ Dành dụm tiền để làm những việc có ích

+ Không mua những thứ mà mình không cần

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn

- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mình khi giao tiếp với người khác

- Theo cách nghĩ của em " Tiên học lễ , hậu học văn " là : Đầu tiên phải học lễ phép , lễ độ trước , sau đó mới học văn hóa

Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật

- Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể hay của tổ chức xã hội ở mọi lúc , mọi nơi . Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở mọi sự phân công của tập thể như lớp học , cơ quan , doanh nghiệp ,...

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với những người có công với dân tộc , đất nước

- 2 câu ca dao nói về sự biết ơn là :

1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm , xay , giần , sàng

2. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

- Thiên nhiên bao gồm : Đất , không khí , bầu trời , sông , suối , biển , núi , đồi , động - thực vật ,...

- tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người là :

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta. 

Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người

- Những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người là : sống gần gũi , vui vẻ , không tách biệt với mọi người

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống

- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ , lời nói , hành vi giao tiếp ( nhã nhặn , từ tốn )

- Lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống vì đó là biểu của người có văn hóa , có đạo đức , được mọi người quý mến , giúp đỡ và góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người , giúp bản thân dễ hòa hợp , cộng tác với mọi người

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

- Tích cực : Luôn cố gắng , vượt khó , hăng say , kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện .

- Tự giác : Tự giác là chủ động làm việc không cần ai kiểm tra , nhắc nhở

11 tháng 12 2016

ai còn on k?

8 tháng 11 2017

Mình chỉ trả lời câu 1 thôi nha😊

-Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng ,lời nói ,việc làm đền ơn ,đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình ,những người có công với dân tộc ,đát nước 

8 tháng 11 2017

Câu 1 : Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với người có công với dân tộc ,đất nước

         Một số việc làm thể hiện sự biết ơn :

       -Thăm thầy cô giáo cũ

       -Thăm mộ 

       -Đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng

       -Học tập tốt để bố mẹ vui lòng

Câu 2 :Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất , thời gian , sửa lúc của mình và của người khác

           Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác

Câu 3 : - Tập thể dục hằng ngày

           - Súc miệng bằng nước muối hằng ngày

           - Ăn uống điều độ

           - Giữ gìn vệ sinh cá nhân

           - Ngủ đủ giấc

1. Trái nghĩa với lòng biết ơn : vô ơn ; vô ơn ; bội nghĩa ; bội ơn ; .....

VD : Về hành vi vô ơn :

- Hỗn láo với cha mẹ.

- Xấc xược với thầy cô.

- Không tôn trọng các bà mẹ anh hùng.

- Phát ngôn bậy ở những linh thiêng như nghĩa trang liệt sĩ.

Về các hành vi biết ơn :

- Giúp đỡ cha mẹ.

- Thăm mộ anh hùng liệt sĩ.

- Tôn trọng, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình.

- Tôn trọng thầy cô, cha mẹ.

2. Ý nghĩa của sự biết ơn :

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

Cách rèn luyện :

- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.

- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như : thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ, ....

- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

12 tháng 11 2017

uầy nhiều quá viết mỏi tay quá đi

12 tháng 11 2017

đây là giáo dục công dân 6 mà bạn

4 tháng 4 2022

Tham khảo
 

V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.

Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.

 

Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.

Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.

Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.

Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.

9 tháng 12 2016

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn , đáp nghĩa đôi vói những người đã giúp đỡ mình , với những người đã có công với dân tộc, đất nước.

Biết ơn với cha me, tổ tiên ông bà đã nuôi dưỡng và sinh thành chúng ta.

Biết ơn thầy cô giáo - những người đã cho ta tri thức để ta bước vào đời.

Biết ơn những người đã giúp đỡ ta những lúc khó khăn, hoạn nạn- những người đã mang lại cho những điều tốt lành.

Biết ơn những anh hùng, liệt sĩ- những người đã có công trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình như ngày nay.

 

7 tháng 10 2017

Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

Biết ơn cha mẹ ,tổ tiên ông bà đã nuôi dưỡng sinh thành chúng ta

Biết ơn thầy cô giaó những người cho ta trí thức dể ta bước vào đời