K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2016

quê bạn ở đâu ạ?

10 tháng 10 2016

sadec

 

10 tháng 10 2018

I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.

II. Thân bài: kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:

- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê

III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.

11 tháng 10 2018

1. Phần Mở bài

- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.

- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.

- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về quê nội

Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.

Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.

Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...

Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.

b). Kĩ niệm dáng nhớ trên quê nội

Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.

- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.

- Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.

- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.

- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.

- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.

- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.

Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.

- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.

- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.

- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.

3. Phần Kết bài

- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phái về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.

Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.

Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.

11 tháng 8 2017

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.



11 tháng 8 2017

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

~ Chúc bạn học tốt ~!


21 tháng 12 2018

- Em ko đồng ý vs suy nghĩ của Hoa

- Dù quê ta còn nghèo khó nhưng chúng ta vẫn phải có lòng tự hào về quê hương, mình là người con ở đó. Và để không còn cảm thấy tự ti, xấu hổ về quê mình thì chính Hoa hãy học hành thật giỏi, sau này trở về quê hương, xây dựng nơi đó ngày càng giàu đẹp hơn.

21 tháng 12 2018

MK KO BIET VI MK LA NG HOI MA HIHIok

8 tháng 3 2017

1.Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước con người gợi cho em tình cảm vô cùng tự hào về những địa danh là vùng đất vùng núi trên dải đất hình chữ S thân yêu.Qua đó mong ước sau này lớn lên trở thành người có ích xây dựng quê huwowg đất nước ngày càng giàu đẹp

2.Sự đồng điệu:đều nói lên số phận hẩm hiu nhỏ bé của người phụ nữ thời xưa và đồng thời phản kháng tố cáo xã hội phong kiến đã cướp đi sự lựa chọn niềm hạnh phúc của họ

14 tháng 2 2016

Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.

 

Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên.

 

Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

 

Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

 

Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…

cam nhan song nuoc ca mau doan gioi

Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen”

 

Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

 

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng…

 

Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.

 

Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

 

Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ:

 

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non 
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển…

 

Và so sánh:

 

Tổ quốc tôi như một con tàu 

Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau.

14 tháng 11 2016

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt
 

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.

 

8 tháng 2 2017

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt,đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương

Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương)

Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.

Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm
thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:

Nghi thị địa thượng sương

Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương)

Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.

5 tháng 1 2019

BÀI VĂN KỂ VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA QUÊ HƯƠNG EM 1

Quê hương thiêng liêng, nơi cho ta những tấm lòng và tình yêu thương chân thật, luôn níu giữ những mảnh kí ức riêng tươi đẹp tuổi thơ tôi. Giờ đây, khi đã lớn khôn chững kiến những sự đổi mới của quê hương thật khiến tôi bồi hôi, xúc động, khôn kìm nén nổi niềm tự hào, hạnh phúc.

Một niềm cảm xúc xốn xang khó tả trong lòng tôi. Những ngày xưa ùa về, hòa lẫn những gì ở hiện tại. Nếu ngày xưa, con đường quê chỉ là những dải đất nâu, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt còn mùa nắng cát bụi mù mịt thì giờ đây tất cả đã được khoác lên mình tấm áo mới bằng bê tông phẳng lì, trơn nhẵn. Những bước đi thênh thang, những con đường nối dài trên mọi nẻo đường, giao thông của bà con cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Rồi có cả những mái nhà cao tầng mọc lên san sát nhau, trông như một tòa cung điện tráng lệ thay cho những mái tranh, mái nứa siêu vẹo. Điện đã về đến làng từ lâu, trước kia chỉ có đèn dầu, giờ thì đèn điện sáng trưng, mọi hoạt động của sự sống, của cuộc sống sinh hoạt đều được văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Trong gia đình, mỗi nhà đều có những thiết bị điện, những dụng cụ tiện ích như ti vi, tủ lạnh, quạt, máy sấy, máy giặt, điều hòa...Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, phần nào giúp hình ảnh đất nước phát triển hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cũng có những công trình được xây mới và tu bổ lại. Những nhà máy may, công ty, xí nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài đầu tư, đã đem lại nguồn lao động, cung cấp việc làm cho rất nhiều người dân. Nhờ vậy, người nông dân không chỉ quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ cũng gia nhập vào các công ty để tăng thêm thu nhập. Dường như, trong luồng ảnh hưởng của nước bạn, trong nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa họ đã thích nghi và trở nên nhanh nhạy, năng động hơn trước nhịp sống thời đại. Những mái đình, mái chùa được tu bổ lại càng đẹp lộng lẫy, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú, sôi nổi hơn vào các dịp tế, lễ, ngày hội hè...Đó là những sắc màu rực rõ mà tôi đã chứng kiến tại quê hương tôi.

Quê hương ngày càng đổi mới, báo hiệu những chặng đường phát triển mới của dân tộc. Tôi mong rằng, mình sẽ học tập thất tốt để góp sức vào công cuộc đổi mới, làm giàu đẹp văn minh quê hương mình hơn.
Quê hương đổi mới tạo cuộc sống tiện nghi và ấm no hơn cho mọi người

BÀI VĂN KỂ VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA QUÊ HƯƠNG EM 2
Sau vài năm học tập và công tác tại nước ngoài, hôm nay tôi mới có dịp trở về quê hương thân yêu-nơi chôn rau cắt rốn của mình. Một cái gì đó nghẹn ngào trong sóng mắt, một chút bâng khuâng của một cái tôi vừa trở về từ phương Tây đến với phương Đông truyền thống ngọt ngào, sâu lắng của quê hương. Trong người tôi như bị hòa quyện bới cổ điển và hiện đại, Đông và Tây. Quê hương sau những chặng đường đổi mới hiện lên thật đẹp và văn minh.

Chiếc xe của tôi dần tiến về phía cổng làng. Đình làng trước kia với mái ngói rêu xanh, những cây đa cổ thụ làm bóng mát cho người nông dân nghỉ ngơi thì giờ đã được tu bổ lại, khang trang và rộng rãi hơn. Những màu sơn sặc sỡ đã mang đến cho bức tranh quê hương một diện mạo mới. Tôi xuống xe và đi dạo. Hai bên đường là những hàng bạch đàn, phi lao xanh rì, đứng lặng trong gió như đang thì thầm cùng nhau. Những con đường bê tông trắng, phẳng lì như những dải lụa nối đuôi nhau giúp giao thông thuận tiện hơn chứ không còn là những con đường gồ ghề như trước nữa. Ngắm nhìn những mái nhà tầng mọc lên san sát, có lẽ cuộc ống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.
Gặp các bác nông dân, tôi cất tiếng chào. Có lẽ cũng nhiều năm chưa về quê, nên tôi thay đổi và mọi người không nhận ra cô bé năm nào nữa. Chỉ có điều, có một thứ vẫn không thay đổi đó là tình quê, cái chân chất, mộc mạc và bình dị của những con người quê hương vẫn thế. Cái hồn quê, một miền yên bình và thanh tươi vẫn chảy vào tâm hồn tôi như ngày nào. Vẫn giọng quê ấy, con người ấy. Có thể học trở nên năng động nhanh nhẹn hơn, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì trước nhịp sống sôi động của thời đại họ cũng cần thích ứng để hòa nhập, cùng đưa đất nước đi lên.
Những công trình như nhà máy, công ty, xí nhiệp của các ngành công nghiệp nhẹ được dựng lên khá nhiều. Điều này vừa góp phần đổi mới quê hương, cũng góp phần dần kích thích nền nông nghiệp nước ta chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp để sánh vai với các cường quốc năm châu. Người nông dân cũng có thêm cơ hội để có được việc làm, gia tăng thu nhập. Cuộc sống mới của người dân nơi đây thật khiến tôi hạnh phúc. Họ đã lớn lên cùng với những lũy tre, cánh đông, cánh diều và những mái nhà tranh như tôi nay được ánh sáng của Đảng giác ngộ, tiến đế xây dựng thời kì kinh tế xã hội chủ nghĩa, quả là đáng quý. Dân tộc ta sẽ bước sang một trang mới hơn từ những sự đổi thay nhỏ này. Người nông dân cũng trở thành những con người thời đại, năng động, tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, còn gì vui cho bằng một dân tộc cùng đoàn kết phát triển.
Quê hương vẫn như thế, vẫn sống trong tôi bởi một hồn quê, tình quê không bao giờ vơi cạn, nhưng quê hương thân yêu cũng càng ngày càng lột xác để xây dựng một đất nước tươi đẹp, hiện đại, văn minh. Một sự hòa hợp, kết nối và giao lưu đầy hứa hẹn giữa cổ và kim, đông và tây.

5 tháng 1 2019

“ Quê hương là đường đi học

Con về rợp bóng chiều bay…”

Qua những câu hát đó trên đài truyền thanh xã đã làm lòng em xao xuyến, thương mến quê hương em vô hận.

Mỗi người ai cũng có quê hương, mặc dù quê hương em không đẹp bằng quê hương của những bạn khác, nhưng nó lại là nơi chôn rau cắt rốn của em, nơi mà những buổi trưa mẹ đã cất tiếng ru cho em đi vào giấc mơ của tuổi thơ. Theo sự phát triển và đổi mới của đất nước, quê hương của em cũng được đổi mới theo, bóng dáng của quê hương Hà Đông của em cũng dần dần đi sâu vào dĩ vãng, thay vào đó là một không khí sôi nổi của các công tình lớn, nhỏ đang được xây dựng. Quê hương em như được thay một chiếc áo mới. Còn đường của làng em trước đây nó bị lầy lội, bản thỉu bởi những trận mưa rào thì bây giờ nó đang khác rồi. Nó được đổ bể tông cao hơn. Quê hương em cái năm ấy nó như mùa xây dựng vậy. Những dãy nhà được xây nằm sát nhau ở hai bên đường, không khí trong thôn, trong xóm như được vui hẳn lên. Các ngôi trường cũ cách đây hàng trục năm thì bây giờ nó cũ cách đây hàng chục năm thì bây giờ nó đã được dỡ bỏ vào thay vào đó là những ngôi tường mới, khang trang, sạch sẽ đầy đủ đồ dùng cho chúng em, xung quanh là tường vôi trắng xóa, học sinh đi học dường như đông hơn.

Càng tuyệt vời hơn quê hương em đã có điện,điện được dòng dây và tới mọi nhà, ban đêm ánh đèn, đường làng sáng rực lên trông rất đẹp. Nhà nào cũng có tivi cũng có đài và điều kiện của mọi họ gia đình cũng được nâng cao. Chính vì thế mà đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của người ở quê hương em đã được thay đổi và nâng cao.

 Dù mai sau, em có đi đâu thì em sẽ nhớ mãi về hình ảnh quê hương của em:”cái ngày đổi mới ấy “.