K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2016
Hai câu cuối của bài 4 có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây là hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng "mênh mông bát ngát" đó, và hình ảnh của cô "như chẽn lúa đòng đòng - Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" thật đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất, từ cánh đồng "bát ngát mênh mông" kia.Theo cách hiểu trên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống. Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Đứng trước cánh đồng "bát ngát mênh mông" rợn ngợp, nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định.
25 tháng 9 2016

y c bai2

28 tháng 2 2016

khi xem tranh của em gái, cậu bé hai lần bị bất ngờ liên tiếp: bất ngờ thứ nhất: nhân vật chính trong bức tranh là một cậu bé đẹp đẽ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời xanh. mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa; bất ngờ thứ hai: cậu bé ấy chẳng phải ai khác chính là tôi! vì thế, khi mẹ hỏi, cậu bé giật sững người. sau phút giây giật sững ấy, tâm lí cậu bé diễn ra hết sức phức tạp nhưng lại rất hợp lí. trước hết, cậu ngỡ ngàng (vì không tin nhân vật chính của bức tranh kia lại chình là mình.); tiếp đến, cậu hãnh diện (vì trong bức tranh kia, hình sảnh của cậu sao mà đẹp thế); cuối cùng, cậu thấy xấu hổ (vì hai lẽ: chẳng lẽ cậu lại hoàn hảo vậy ử? hình ảnh của cậu đẹp đẽ vì tấm lòng của người em quá đỗi nhân hậu và trong sáng). đây cũng là lí do giúp ta hiểu, mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng thực ra dòng suy nghĩ của cậu đã trả lời tất cả.

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của...
Đọc tiếp

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:

a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?

b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?

c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?

d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

7 tháng 2 2020

a,Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
Nội dung chính là nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

c,( Mk chưa làm được, xin lỗi bn nhé)

d, Người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã được nhìn nhận một cách công bằng hơn.

- Người phụ nữ được đi học, được nắm quyền hành trong xã hội và đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội.

- Tuy nhiên, ở một vài góc tối vẫn xảy ra tình trạng bạo hành với phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại đâu đó




.

30 tháng 9 2016

a) Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến.

 c) Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc. 
 

2 tháng 10 2016

Biểu cảm theo kiểu trực tiếp 

2 tháng 10 2016

- Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:

- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.

- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.

- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.

= > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học  - trò, một cái tên rất đáng yêu.

- Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.

- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.

- Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

2 tháng 10 2016

a- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến. -

b- Bài vàn có nội dung biểu cám sâu sắc còn nhờ vào việc tác giả đã trinh bày mạch cảm xúc theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ: bài văn được bắt đầu băng hoa phượng nở, đây là dâu hiệu khi hè về một năm học kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phượng phải chia tay với các cô cậu học trò và ở lại đơn lẻ một mình giữa sân trường vắng lặng. Từ đó, bộc lộ nỗi nhớ, nỗi buồn và sự mong chờ da diết của phượng cũng như của những người học trò về một năm học mới.

c- Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. 

Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc. 

 
18 tháng 11 2019

Thế giới này luôn rộng mở khi ta thấy nó rộng mở, thế giới này luôn khép kín khi ta nhìn thấy nó khép kín. Người sống khép kín sẽ chỉ sống trong cô độc và ngược lại người sống vui vẻ sẽ là người sống rộng mở. Có những khi dòng máu "cảm hứng" dânh lên khiến ta muốn làm một việc gì đó. Nhưng không phải ai cũng có những "cảm hứng" như vậy. "Cảm hứng" đều được truyền từ người cho ta có "cảm hứng" hay gọi là "người truyền cảm hứng". "Người truyền cảm hứng" sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thanh thản, muốn làm việc gì đó mà nhất quyết phải làm. Họ có thể giúp những người bị trầm cảm, sống khép kín trở nên mở rộng, sống một cách vui vẻ hơn.

"Người truyền cảm hứng" phải là một người có hiểu biết, có lòng nhân hậu và luôn giúp mọi người. Như vậy họ mới xứng đáng gọi là "người truyền cảm hứng"

"Người truyền cảm hứng" cho tôi không ai khác chính là cô giáo của mình. Cô đã giúp tôi có được một ước mơ và sẽ quyết tâm dành lấy nó. Cô đã dạy cho tôi nhiều kiến thức sâu rộng, người đã truyền cảm hứng làm giáo viên như cô. Nhìn cô chăm chú giảng bài cho những học sinh thân yêu của cô, tôi lại ao ước một ngày sẽ được đứng trên bục giảng và giảng dạy những học trò ngoan ngoãn. "Cảm hứng" truyền từ cô, nhờ cô mà tôi có được ước mơ của mình. Nhờ cô mà tôi có thể quyết tâm dành lấy ước mơ của bao thế hệ cùng dành giật. Sự nỗ lực này chắc chắn sẽ thành công, vì tôi tin rằng: Kiến thức và lời giảng dạy tuyệt vời của cô đã "truyền cảm hứng" cho em muốn trở nên giống cô.

Chắc cô cũng đã là "người truyền cảm hứng" cho bao thế hệ trước. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của cô mà giờ đây ai cũng thành công dưới sự nghiệp của mình. Tương lai sau này cũng vậy, cũng sẽ có những thế hệ đứng lên và truyền lại cho con em sau này những lời giảng ngày ấy. Trở thành một giáo viên chắc cũng là ước muốn đầu tiên và cuối cùng của tôi, bởi tôi tông trọng cô, tông trọng tất cả cô đã truyền tải lại cho tôi. "Người truyền cảm hứng" đầu tiên của tôi và tôi luôn tự hào về người ấy, người đã giúp tôi phát hiện ra tương lai của mình.

"Cảm hứng" chính là nguồn dẫn dắt chúng ta đi đến thành công, quan trọng nhất là "người truyền cảm hứng" cho chúng ta. Họ sẽ đẩy chúng ta lên một tầng cao mới trong tầng lớp xã hội mai này. "Truyền cảm hứng" cho những ai sống khép kín và bị trầm cảm, giúp họ thoát khỏi cơn ác mộng và đi lại con đường đúng đắn.

"Người truyền cảm hứng" sẽ là người mà ai cũng nễ phục, vì họ đã đẩy đưa mọi người thành công. Những người đó rất xứng đáng tôn vinh, quý trọng.

#Trang

4 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

Bài 1 : 

a. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

b. Nội dung chính : Bàn về cách đọc sách của mọi người trong xã hội hiện nay. 

Bài 2 : 

I. Mở đoạn

Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.

II. Thân đoạn

1. Giải thích ý kiến

- Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của lối sống giản dị

- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

b) Tác dụng của lối sống giản dị

- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.

- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.

c) Mở rộng, phản đề

- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

III. Kết đoạn

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

a) Phương thức biểu đạt : Nghị luận

b) Nội dung : Bàn về cách đọc sách

c) Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng tâm hồn và  nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người.

Bài 2 :

Bạn tham khảo :

Trong cuộc sống không gì quý bằng sự khiêm tốn, và người bạn hiền của khiêm tốn ấy lại là sự giản dị.Sống giản dị là một lối sống đẹp. “Lối sống giản dị” là lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, không khoa trương, xa hoa. Sống phù hợp với hoàn cảnh bản thân và xã hội. Đó là lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Bác Hồ từng nói: Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, cần với kiệm phải đi đôi với nhau. Giản dị và tiết kiệm là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị, tiết kiệm sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. Người sống tiết kiệm là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và người khác. Hai phẩm chất trên góp phần làm cho đời sống giao tiếp giữa con người với con người trở nên thân thiện, hòa bình và phồn vinh xã hội. Ngày nay, không ít người có chút tiền lại đem đi phung phí. Có những mâm tiệc trị giá chục triệu bạc, nhằm khoe gia thế; có những tiệc cưới phung phí đến kinh hoàng; sự lãng phí tràn lan. Một số cán bộ nhà nước tha hoá đạo đức và kém năng lực đã làm lãng phí tiền của nhân dân. Tất cả những điều vừa nói đã đi ngược với truyền thống của dân tộc ta và làm chậm sự phát triển của đất nước. Ngày nay, đất nước chúng ta đang vươn vai cùng với năm châu trong thế hội nhập, nhưng nội lực kinh tế đất nước chúng ta chưa thật sự lớn mạnh. Vì thế, chúng ta càng phải sống giản dị và tiết kiệm. Là thanh niên – thế hệ trẻ – người chủ tương lai của đất nước lại càng phải ý thức nhiều hơn về điều đó. Hãy dành thời gian học tập nhiều hơn vui chơi. Hãy giản dị để cuộc sống đáng yêu hơn.