K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2016

Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, và được đăng báo. Trong truyện, Kim Lân đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng có lẽ biện pháp hay nhất, nổi bật nhất, thành công nhất chính là nghệ thuật miêu tả tâm trạng
Nhà văn đã sáng tạo tình huống truyện làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật. Kim Lân đã đặt ông Hai vào một tình huống bất ngờ và rất éo le. Ông Hai là 1 người rất yêu làng và tự hào về làng mình. Vậy mà, ông lại nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây từ miệng những người tản cư. Đó là 1 tình huống bất ngờ làm tổn thương tình yêu làng của ông Hai và khiến cho ông rơi vào tâm trạng hết sức đau xót, tủi hổ.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế, sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, ý nghĩ, hành vi của nhân vật ông Hai. Đặc biệt, nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật không phải trong 1 khoảnh khắc mà là 1 quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng. Nỗi bất hạnh lớn đổ xụp xuống đầu ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khiến ông sững sờ, choáng váng:” Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê tê, rân rân,…”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nửa tin nửa ngờ, “chả lẽ các bạn ở làng lại đốn đến thế chăng?” . Ông không dám ló mặt ra ngoài, lúc nào cũng nơm nớp, hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc đến 2 từ “việt gian”, “cam nhông” là ông lại tự nhủ:” Thôi lại chuyện đấy rồi”. Khi mụ chủ nhà biết chuyện, có ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi, ông Hai đã rơi vào trạng thái bế tắc hoàn toàn:” Biết đi đâu bây giờ, biết ở đâu chứa bố con ông mà đi bấy giờ”. Ông nghĩ hay là trở về làng. Nhưng ông ngay lập tức gạt bỏ ý nghĩ ấy vì:” Làng đã theo Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cam chịu trở về với kiếp sống nô lệ”. Chính vì thế, ông đã quyết đinh 1 cách đau đớn nhưng dứt khoát:” Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù”.

1 tháng 4 2017

Kim Lân đã rất hiểu và thể hiện thành công tình cảm yêu làng quê qua nhân vật ông Hai - một người nông dân chất phác. Tình yêu làng của ông Hai rất đặc biệt và cách thể hiện tình yêu ấy cũng rất độc đáo.

24 tháng 8 2017

●   Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính.

●   Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống. Nhân vật ông Hai của mình nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên y như con người thật ở ngoài đời, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng rất tha thiết với kháng chiến

31 tháng 12 2018

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo, thể hiện qua các tình huống độc đáo của văn bản

- Ngôn ngữ truyện đậm chất lời ăn tiếng nói của người nông dân bình dị, chân chất

9 tháng 12 2017

- Nét nổi bật trong tính cách ông Hai:

    + Ông là người hay khoe làng, tự hào về làng chợ Dầu

    + Khi nghe tin làng Việt gian theo tây, ông đau đớn, tủi nhục, ám ảnh nặng nề

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:

    + Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách gay cấn để bộc lộ tâm trạng, sự tủi nhục và nỗi ám ảnh của ông Hai

    + Ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ, sinh động, thể hiện cá tính từng người

3 tháng 3 2021

Nghệ thuật đặc sắc, gợi tả cảm xúc.hehe

3 tháng 3 2021

Hơi sơ sài nhé bạn🤣🤣🤣

27 tháng 10 2018

Đặc sắc nghệ thuật của truyện

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên

- Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

11 tháng 6 2018

a. Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều)

b. Thân bài:

* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa

- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.

- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.

- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:

- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.

- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.

- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”

c. Kết bài:

- Khẳng định nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.

- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.