K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2017

Một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)

- Phát triển các hoạt động du lịch biển.

* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo

- Thuận lợi:

Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.

+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.

4 tháng 3 2022

TK#
 

Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang)... Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

 

Trình bày các đặc điểm tự nhiên khác của môi trương: đới ôn hòa, đới lạn, môi trường hoang mạc và vùng núi:a, Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòab, Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh9, Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa(hoạt động công nghiệp, nông nghiệp) trình bày hoạt động kinh tế của con người ở...
Đọc tiếp

Trình bày các đặc điểm tự nhiên khác của môi trương: đới ôn hòa, đới lạn, môi trường hoang mạc và vùng núi:

a, Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa

b, Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh

9, Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa(hoạt động công nghiệp, nông nghiệp) trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa?

10, Nét đặc trương của đô thì ở đới ôn hòa là gì? nêu những vấn đề xã hội náy sinh ở đới ôn hòa khi các đo thig phát triển quá nhanh và nêu biện pháp giải quyết?

11, cho biết đặc điểm kinh tế ở các moi trường: đới lạnh, hoang mạc và vùng núi

a, Hoạt động knh tế ở đây bao gồm những ngành nào?

b, dặc điểm của các hoạt động kinh tế đó?

12, Các vấn đề đặt ra về môi trường: đới ôn hòa, đới lạnh, hoang mạc và vùng núi là gì?

giúp mk đi. năn nỉ đó. mk tik cho

0
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

8 tháng 9 2017

- Một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản, ngành nghề thủ công gia truyền…

- Các hoạt động kinh tế này đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương các châu lục vì phù hợp với môi trường vùng núi và tập quán dân tộc…

7 tháng 11 2023

Đặc điểm của ngành dịch vụ:

- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.

- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.

- Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.

- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và năng suất lao động.

30 tháng 3 2017

Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Hình thức trồng trọt và chăn nuôi cũng như các loại cây trồng và vật nuôi hết sức đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục và các địa phương, phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ...

30 tháng 3 2017

-Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Hình thức trồng trọt và chăn nuôi cũng như các loại cây trồng và vật nuôi hết sức đa dạng, ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ...

- có sự khác nhau giữa các châu lục và các địa phương là để phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi.

18 tháng 11 2018

- Vùng đồng bằng ven biển:

      + Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồi núi phía tây:

      + Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

      + Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.