K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2016

* Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á:

-Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn (sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng, sông Ô – bi,…)

- Sông ngòi châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

-Giao thông; thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; du lịch…

13 tháng 9 2017

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.



d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
2 tháng 12 2021

Tham khảo

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. - Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp. + Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn. + Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. + Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

11 tháng 10 2016

Đặc điểm chung của sông ngòi ở Châu Á là:

+ Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
+ Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

( cái này là theo ý mk)

còn cái này là mạng ^^ bn có thể tham khảo ^^

Đặc điểm chung về sông ngòi châu Á: Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Công, Ân, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. ơ các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Á Rập thì mạng lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy, ơ châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km2, bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục. Về chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau: - Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguổn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên. - Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ - thu và cạn vào đông - xuân. Sông Hồng tại miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu chế độ này. - Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ, - Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân - hạ nên nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời gian dài. - Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đau mùa hạ và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.


 

11 tháng 10 2016

Tại vì ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 

26 tháng 10 2021

1. Châu Á là một bộ phận của lục địa Á- Âu
Tiếp giáp: với hai châu: châu Âu, châu Phi
                 với 3 đại dương:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Địa hình: đa dạng, chia cắt phức tạp, có nhiều hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ, nhiều đồng bằng sông lớn nhất thế giới
- Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm
Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than sắt, crôm và một số kim loại màu như: đồng, thiếc, ...
Khí hậu: đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau như đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt xích đạo.
Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đồng đều, chế độ nước phức tạp.
Cảnh quan: phân hóa đa dạng như rừng lá kim, rừng cận nhiệt, thảo nguyên.
2. Kinh tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa song trình độ kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều.

 

17 tháng 6 2021

Đặc điểm sông ngòi châu Á là

   A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

   B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

   C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị.

   D. Cả 3 đặc điểm trên

 

Đặc điểm sông ngòi châu Á là

   A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

   B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

   C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị.

   D. Cả 3 đặc điểm trên

1 tháng 3 2016

Các sông lớn ở Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thủy điện Các sông lớn ở khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

1 tháng 3 2016

- Các sông lớn ở Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thủy điện

- Các sông lớn ở khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

 

22 tháng 2 2022

mọi người giúp mk vsvui

 

22 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Đặc điểm của sông ngòi nước ta:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

Thuận lợi

      - Phát triển thuỷ điện.

      - Vai trò làm thuỷ lợi. Cung cấp nước sinh hoạt

      - Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực.

      - Nuôi và khai thác thuỷ sản.

      - Phát triển giao thông thuỷ và du lịch....

* Khó khăn

      - Gây ngập úng 1 số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi...

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
13 tháng 9 2023
Đặc điểm chungKhai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công,…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

 - Các con sông chảy hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam,…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.

a. Giá trị của sông ngòi

- Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…

- Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.

- Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực.

- Thuỷ sản.

- Giao thông, du lịch…

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

- Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại làm cho nguồn nước ô nhiễm.

* Biện pháp

- Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi.

- Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước.

- Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

- Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

 

30 tháng 11 2021

Câu 2: 

 * Sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi các khu vực châu Á:

Bắc Á

- Mạng lưới sông dày.

- Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.

Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á

- Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.

- Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân ( Mùa mưa).

Tây Nam Á và - Ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan

* Chế độ nước của sông ngòi ở châu Á phụ thuộc vào những yếu tố:

- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.

- Địa thế, thực vật và hồ đầm.

Câu 3: 

* Đặc điểm sông ngòi ở châu Á:

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.

- Nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, I- ê-nít -xây, Mê Công, Ấn Hằng.

- Các sông lớn phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức  tạp.

- Có 3 hệ thống sông lớn: Bắc Á - Đông Á, Đông Nam Á - Nam Á, Tây Nam Á - Trung Á.

Sông ngòi Bắc Á đóng băng vào mùa đông, mùa hạ thường có lũ, vì: Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, nhiệt độ tăng, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 Chúc bạn học tốt nhé! ok

 

20 tháng 10 2021

Tham khảo :

Câu 1 :

a) Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn : Ô-bi , Ê-nít-xây , Lê-na , A-mua , Hoàng Hà , Trường Giang , Mê Công , Hằng , Ấn , Ti- gro , Ơ-phrat .

b) Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn vì : vùng thượng nguồn sông Ô-bi thuộc đới khí hậu cực và cận cực lạnh giá , mùa đông sông bị đóng băng , vào mùa xuân băng tan và chảy xuống vùng trung – hạ lưu sông tạo nên lũ băng .

Câu 2 :

a) 

- Khác nhau về phân bố và đặc điểm :

→ Khí hậu lục địa : Phân bố ở vùng nội địa , khu vực Tây Nam Á .

Đặc điểm khí hậu : Về mùa đông khô và lạnh , mùa hạ thì khô và nóng .

→ Khí hậu gió mùa : Phân bố ở Nam Á , Đông Nam Á , Đông Á

Đặc điểm : Mùa đông có gió nội địa thổi vào nên lạnh và khô , ít mưa . Mùa hạ gió từ đại dương thổi vào lục địa nên nóng ẩm , mưa nhiều . 

- Nguyên nhân :

Do địa hình Châu Á có kích thước rộng lớn , địa hình bị chia cắt phức tạp , núi và cao nguyên đồ sộ đã ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào sâu trong nội địa .

b) Không biết