K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2021

Tham khảo ạ:

Chiến công đánh đắm chiến hạm Amyot D'Inville:

Trước thất bại đau đớn đó, một số nhân vật chỉ huy quân sự, chỉ huy tình báo của Pháp đã bị cách chức hoặc chuyển đi nơi khác, trong đó có tên Dupra là chỉ huy phòng nhì (2e = BUREAU). Về phía báo chí của ta cũng đưa tin rất sôi nổi. 

Sau này vụ đánh đắm Thông báo hạm Amyot D'Inville còn được viết thành truyện ngắn, tiểu thuyết hay kịch bản sân khấu, điện ảnh… nhưng tựu trung tất cả những điều đó cũng chỉ là nói lên phần nổi về cuối của một trò chơi nghiệp vụ của CAND với thực dân xâm lược Pháp và chính quyền bù nhìn Bảo Đại hồi đó. Tôi xin nói vắn tắt những điều mà mọi người chúng ta đã được biết như sau:

Vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ 20, thực dân Pháp và chính quyền Bảo Đại thực hiện âm mưu lôi kéo cán bộ của ta chạy về vùng tạm chiếm của chúng, tương kế tựu kế A14 (N.K.S Công an Hà Nội đóng vai một đại đội trưởng đại đội độc lập (QĐND) và A13 (H.Đ Trưởng ty Công an Thanh Hóa) dinh tê vào Hà Nội, được thực dân Pháp, Bảo Đại tin cậy, trọng dụng A13 được Bảo Đại phong làm Quốc vụ khanh (như Bộ trưởng không bộ) trong chính phủ bù nhìn A14 được phong làm đại úy hộ phòng ngự lâm quân của Hoàng gia (có cả tên tây gọi là Gioóc-giơ nên bọn Pháp thường gọi thân mật là Capiten Giô-giô).

Thời gian này thực dân Pháp muốn tấn công đánh chiếm vùng tự do khu IV nên rất cần những tình hình tin tức về Thanh Hóa của A13. Bọn cầm đầu các đảng phái phản động ở Hà Nội như Đại Việt, Việt Nam quốc dân Đảng… cũng mong Pháp đánh chiếm được khu IV để chúng phát triển ảnh hưởng của chúng ra vùng tự do của ta.

Giữa lúc ấy A13, A14 nhận được lệnh của trung tâm chỉ huy CAND yêu cầu trở về căn cứ vùng tự do.

A13 đề nghị Pháp và Bảo Đại cho về Thanh Hóa để kiểm tra lại lực lượng cơ sở và nắm thêm tình hình đồng thời thăm gia đình vợ con… Pháp và Bảo Đại đồng ý ngay, chúng còn khuyên A13 đưa vợ con ra Hà Nội sinh sống (mục đích của chúng là nắm chắc vợ con A13 làm con tin).

 
 

Ngày 15/9/1949, chiếc tuần dương hạm Annamite của Pháp đưa A13, A14 về Sầm Sơn. Ba tên Việt gian là Đinh Xuân Cầu, mật thám của Pháp; Lê Quang Thiện, quốc dân đảng; Nguyễn Văn Hướng, Đại Việt, tưởng là thời cơ đã đến nên đòi bám A13, A14 ra căn cứ địa ở Thanh Hóa một chuyến cho biết. 

Lệnh của Trung tâm chỉ huy CAND đồng ý cho 3 tên này ra cùng. Thế là 3 tên Việt gian phản động ấy đặt chân lên Thanh Hóa và bị bắt đưa vào trại giam của ông Lý Bá Sơ để khai thác. Chúng đã thú nhận tội làm tay sai cho thực dân Pháp.

Đúng hẹn chiếc Thông báo hạm Amyot D'Inville từ Sài Gòn ra, đi qua vùng biển Sầm Sơn để đón A13, A14. Tất nhiên lúc đó theo yêu cầu của trên, A13 và A14 không được trở lại Hà Nội nữa. Đối với việc Thông báo hạm đến đón, lúc đầu ta định lờ đi, Thông báo hạm chờ lâu không thấy A13, A14 thì sẽ về Hải Phòng theo lịch trình của nó thôi. Nhưng lúc đó có chị Nguyễn Thị Lợi, một chiến sĩ Công an, có chồng bị Pháp giết hại nên chị rất oán thù giặc Pháp, chị tự nguyện đi theo chiếc Thông báo hạm cùng vali đựng thuốc nổ để đánh đắm nó, đền ơn nước trả thù chồng. 

Thế là từ đây một kịch bản mới được dựng lên do sự chỉ đạo của Nha Công an Trung ương và nó đã diễn ra như chúng ta đã biết: Khi Thông báo hạm đến đón, chị Nguyễn Thị Lợi trong vai phu nhân của Quốc vụ khanh ra Hà Nội trước (vì chúng chưa hề biết mặt vợ của A13 nên không sợ bị lộ). Còn A13, A14 viện lý do có công việc quan trọng nên ở lại Thanh Hóa, sẽ ra Hà Nội sau. Kế hoạch đó đã được thực hiện một cách ngoạn mục.

Khi chiếc Thông báo hạm đỗ cách bờ biển Sầm Sơn chừng một hải lý, đứng trên bờ, phóng tầm mắt thường cũng thấy thì A13, A14, chị Nguyễn Thị Lợi cùng A15 xách chiếc vali trong đựng quần áo và thuốc nổ, đi thuyền để ra khơi lên tàu. Khi giáp mạn tàu, lính Pháp thả cầu dây xuống để giúp mọi người lên. A13 giới thiệu với thuyền trưởng và nhờ thuyền trưởng đưa giúp "phu nhân" Quốc vụ khanh ra Hà Nội. 

Chị Lợi lên tàu lấy lý do bị mệt vì say sóng do đi từ bờ ra nên xin phép được về phòng nghỉ trước. Thuyền trưởng sai lính đưa "phu nhân" Quốc vụ khanh về phòng đã chuẩn bị sẵn. A15 xách vali đi theo "phu nhân", còn A13, A14 vẫn ở lại nói chuyện với viên thuyền trưởng. A15 xếp chỗ nằm cho chị Lợi, đưa vali xuống gầm giường rồi thao tác kỹ thuật đúng hẹn một giờ sau khối thuốc sẽ nổ. Làm xong mọi việc A15 ra chỗ thuyền trưởng. Anh không quên dặn thuyền trưởng: "Phu nhân" Quốc vụ khanh còn bị say, cần được yên tĩnh, đề nghị không ai đến làm phiền. A14 phiên dịch cho thuyền trưởng hiểu và nói lời cảm ơn rồi cả 3 đi vào bờ. Đúng một tiếng đồng hồ sau, chiếc Thông báo hạm đã nổ tung ngoài biển khơi. Chứng kiến cảnh Thông báo hạm nổ, A13, A14, A15 vừa mừng vì thắng lợi đồng thời cũng vô cùng thương tiếc chị Nguyễn Thị Lợi - một chiến sĩ Công an đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc.

Câu chuyện về đánh đắm chiếc Thông báo hạm mà lâu nay mọi người được biết gói gọn lại là như thế. Nhưng có một vấn đề thuộc về chiều sâu của nó có liên quan đến chiến công này thì ít ai được biết đến. Hôm nay tôi xin được nói để mọi người chúng ta biết chính xác, sâu hơn, toàn diện hơn.

Trước hết tôi muốn nói đến vấn đề nghiệp vụ của công tác Công an. Từ trước đến nay, nói đến nghiệp vụ Công an không phải là nghiệp vụ đơn thuần mà là nghiệp vụ chính trị. Mọi công tác của Công an phải đặt lợi ích chính trị của Tổ quốc lên trên hết. Vào những năm cuối thập kỷ 40 đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của chúng ta từ phòng ngự chuyển dần lên cầm cự. 

Cuộc sống của nhân dân, nhất là đồng bào tản cư gặp rất nhiều khó khăn. Một số người trong đó có cán bộ kháng chiến, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ không chịu được gian khổ, hoặc vì hoàn cảnh hoặc vì thiếu lòng tin đối với cuộc kháng chiến nên đã rời bỏ kháng chiến đi về vùng tạm chiếm (thường gọi là dinh tê), điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến việc động viên tinh thần kháng chiến của quần chúng nhân dân. 

Trong lúc đó thì có hai cán bộ của ta được bố trí theo kế hoạch nghiệp vụ vào làm việc cho địch (A13, A14), việc này đã tạo nên tác động xấu, ảnh hưởng tới uy tín của Quân đội và Công an, quần chúng hoài nghi và giảm lòng tin, nhất là khi biết cả hai đều được phía địch trọng dụng.

Xét thấy lợi bất cập hại, Trung tâm chỉ huy Công an đã quyết định rút A13, A14 về căn cứ.

Việc bắt 3 tên Việt gian đi ra vùng Thanh Hóa cũng như việc tổ chức đánh đắm Thông báo hạm Amyot D'Inville là những tình huống đột xuất xảy ra, Trung tâm chỉ huy Công an nhân dân đã nhanh nhậy, tương kế tựu kế, nắm bắt ngay thời cơ, chỉ đạo để tạo nên những kết quả to lớn đó. Trong chiến công đánh đắm tàu Thông báo hạm, người trực tiếp làm nên chiến công đó chính là chị Nguyễn Thị Lợi và A15 (C.D.K).

Với việc đánh hai đầu mối A13, A14 vào lòng địch, sau đó các cấp Công an liên quan chỉ đạo trực tiếp đã nghiêm túc rút kinh nghiệm theo yêu cầu của trên, kiên quyết khắc phục tư tưởng nghiệp vụ thuần tuý. Trong tình hình lúc đó tuyệt nhiên không được dùng chiêu "giả hàng", "trá hàng", "giả chiêu hồi" để đánh cán bộ của ta vào hoạt động trong lòng địch.

Chiến công đánh đắm Thông báo hạm Amyot D'Inville đã xảy ra cách đây 59 năm nhưng tấm gương sáng về những chiến sĩ Công an quả cảm trực tiếp làm nên chiến công đó thì còn sống mãi. Đảng, Nhà nước đã khen thưởng những người trực tiếp tham gia. 

Đồng chí C.D.K. được tặng thưởng Huân chương Chiến công, liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là những phần thưởng rất xứng đáng. Tuy nhiên, gần đây có bài báo nói về sự kiện này với sự tham gia của A14… mà theo tôi trong đó có những đánh giá chưa đúng. Với sự hiểu biết của mình, với quan điểm khách quan tôn trọng sự thật lịch sử, tôi xin nêu thêm cái bề chìm của sự việc mà lâu nay ít ai nói tới, để giúp chúng ta hiểu sự việc đầy đủ hơn

31 tháng 7 2021

mk cx cung bạch dương nèhiu

7 tháng 8 2021

em tra loi roi con chi

27 tháng 7 2021

Đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Pháp

31 tháng 7 2018

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh

31 tháng 7 2018

Ai giỏi văn giúp với

30 tháng 3 2017

Đáp số:160 km

Đúng 100%

Bấm đúng giúp mình nha

Thanks

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền...
Đọc tiếp

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất?
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?

52
25 tháng 11 2016

- Xin chào bạn, mình cũng là người Thanh Hóahihi, mình còn câu 4 và câu 5 chưa làm, có j bạn giúp mình câu 4 vs câu 5 đc ko ạ, mình sẽ giúp bạn làm 3 câu còn lại ạ !hihi

25 tháng 11 2016

câu 2 là công trình nào vậy ạ ?? nói cho mình với ạ :)

 

14 tháng 4 2023

giúp tôi nhé

 

14 tháng 4 2023

giúp tôi

   
   
   

 

11 tháng 10 2016

- Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về 1 vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vủ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!
 

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền...
Đọc tiếp

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất?
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?

6
22 tháng 7 2017

Câu 1:

Xuất phát từ câu nói của sứ giả Nguyễn Thư Hiên chép ở sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi biên soạn có lời của Nguyễn Thiên Túng liên quan đến 4 xứ: “Nguyễn Như Hiên nói” Thế xứ Thanh, thần xứ Nghệ, nước Hưng Thái, ma Cao Lạng đều rất đáng sợ”. Câu nói có liên quan đến hai xứ Thanh và Nghệ, là mảnh đất sản sinh ra những con người, vua chúa, quan thần của đất nước. Xứ Thanh xưa mà nay là Thanh Hóa là nơi kinh đô của đất nước, nơi có nhiều vua, chúa nhất nước.

Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý được đổi tên thành Thanh Hóa. Theo sách Dư địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt có thể xem như yết hầu của đất nước. Chính vì vậy nơi đây trở thành chỗ quân Tây Sơn lui về để ngăn bước tiến quân Thanh.

22 tháng 7 2017

Câu 2:Theo em đó là công trình Thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yến, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang,

Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc ( huyện Vĩnh Lộc) tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Đại Việt từ năm 1398-1407.Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thầnHồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.Mặc dù thành Tây Đô, với bốn bức tường và cổng thành còn lại tương đối nguyên vẹn, sẽ là rất đơn giản trong việc xác định về cấu trúc toà thành, nhưng các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra các số liệu khác nhau về kích thước tường thành, cổng thành và do đó, việc nhận định về cấu trúc toà thành vẫn chưa thống nhất.

19 tháng 1 2017

Gọi a (km) (a > 0) là quãng đường Hà Nội - Thanh Hóa.

Thời gian lúc đi là a/40 (giờ)

Thời gian lúc về là a/30 (giờ)

Tổng thời gian đi và về không kể thời gian nghỉ ở Thanh Hóa là:

10 giờ 45 phút – 2 giờ = 8 giờ 45 phút = 8.3/4 giờ = 35/4 giờ

Theo để bài, ta có phương trình: a/40 + a/30 = 35/4

⇔ 3a/120 + 4a/120 = 1050/120 ⇔ 3a + 4a = 1050

⇔ 7a = 1050 ⇔ a = 150 (thỏa)

Vậy quãng đường Hà Nội - Thanh Hóa dài 150 km.