K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

Tuy chưa xếp vào biển có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, vì công nghiệp đang phát triển mạnh ở các vùng duyên hải, cộng thêm hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trong khu vực ngày càng gia tăng, trong khi nơi đây lại là khu vực thường xuyên xảy ra những thiên tai nguy hiểm trên biển.

Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển Việt Nam có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm ở Miền Trung; từ tháng 5 đến tháng 6 ở Miền Bắc.

Những hậu quả ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu

Thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 1992-2008, lượng dầu tràn trên biển Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như những vụ tràn dầu với lượng từ 7-700 tấn thường tập trung chủ yếu do tàu mắc cạn. Còn các vụ tràn dầu với số lượng lớn hơn 700 tấn chủ yếu là do quá trình vận chuyển dầu và va chạm tàu trên biển.

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.

Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của sự cố tràn dầu.

Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Qua khảo sát tại cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nơi thường xuyên là chỗ neo đậu của hàng nghìn tàu cá từ nhiều vùng, miền khác nhau. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đây do cặn dầu của những con tàu “vô tư” xả ra đen đặc một vùng rộng lớn.

Nếu như 10 năm về trước vùng cửa biển này là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, thì bây giờ hầu như toàn bộ diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn, dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như tuyệt chủng. Nơi đây cũng liên tục xảy ra sự cố ô nhiễm dầu làm hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, nên nhiều hộ buộc phải bỏ nghề.

Do đó, sự cố môi trường tràn dầu có thể xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Hiện việc xác định vị trí dầu tràn và khắc phục sự cố này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, cả về cơ sở pháp luật và các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để khắc phục ô nhiễm tràn dầu.

2 tháng 3 2016

* Sự giám sút tài nguyên biển ở nước ta thể hiện ở:

- Thể hiện rõ nhất ở việc giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn.

- Sự cạn kiệt của nhiều loài hải sản: Lượng đánh bắt hàng năm giảm, một số loài sản hản có nguy cơ tuyệt chủng; nhiều loại giảm về mức độ tập trung; các loài cá quý đánh bắt được ngày càng có kích thước nhỏ (Cá Thu).

 

* Sự ô nhiễm môi trường biển xảy ra rõ nhất ở:

- Các thành phố cảng, các vùng cửa sông.

- Hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hướng xấu đến chất lượng của các khu du lịch biển.

 

 

7 tháng 5 2021

mọi người ơi giup em vs ạ 

\

 

7 tháng 5 2021

mọi người giải jum em , em tặng sao cho ạ 

 

26 tháng 3 2022

REFER

Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như:

-Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô.

-Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ.

-Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề.

-Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

-Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển,…

26 tháng 3 2022

Ý của mik hỏi là môi trường bị ô nhiễm gây tác hại xấu j đến đời sống sinh vật biển. Mik có thể phiền bạn nói rõ hơn giúp mik đc ko

 

27 tháng 4 2016

có ai biết câu trả lời này không ạ? Làm ơn giúp mình với !!!!

27 tháng 4 2016

vấn đè bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo của nc ta đag có dấu hiệu ô nhiễm, nhiều cá chết trôi dạt vào bờlolang

  

24 tháng 2 2017

- Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển:

      + Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển – đảo : khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, thủy sản…; và sử dụng các phương thức có tính huỷ diệt (nổ mìn, rà điện,...); đánh bắt cá bằng lưới dày.

      + Nguyên nhân ô nhiểm môi trường biển – đảo : các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biên và khai thác dầu khí được tăng cường, sự cố đắm tàu, thung tàu, tràn dầu, việc rửa tàu chở dầu ,...

- Hậu quả:

      + Làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.

      + Ảnh hướng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển ,đến đời sống con người

2 tháng 5 2021

Thanks ♡♡♡

- Một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển:

+ Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên: khai thác bừa bãi, vô tố chức và dùng các phương thức có tính huỷ diệt (nổ mìn, rà điện,...); quá nhiều lao động và phương tiện đánh bắt nhỏ, thu công tập trung dày đặc ở vùng biển ven bờ.

+ Nguyên nhân ô nhiểm môi trường: các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biên và khai thác dầu khí được tăng cường, việc vận chuyên dầu khí và các sự cố đắm tàu, thung tàu, tràn dầu, việc rửa tàu,...

- Hậu quả:

+ Nguồn lợi sinh vật bị suy giảm.

+ Anh hướng đến dời sông con người, hoạt động du lịch biển,...

6 tháng 6 2017

+ Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

2 tháng 3 2016

* Tiềm năng du lịch biển nước ta:

          Dọc bở biển nước ta có đến 120 bãi cát rộng dài, phong cảnh đẹp; khí hậu tốt, nhiều đảo ven biển có phong cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách. Đặc biệt quần thể du lịch Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.

* Ô nhiểm môi trường :

          Ở nước ta ô nhiểm môi trường biển ngày một gia tăng, nhất là các thành phố cảng, các vùng cửa sông, hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển; ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.

< Tham khảo > .

Câu 1 :

Những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là: Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

Trong đó, Phú Quốc là đảo có điều kiện thích hợp hơn cả để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. Nguyên nhân: Phú Quốc là đảo lớn nhất (diện tích gần 600 km2) và đông dân nhất nước ta, nằm giữa ngư trường lớn của vùng biển Tây Nam, có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng với hồ tiêu và nước mắm.

Câu 2 :

- Tiềm năng dầu khí:

   + Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

- Hoạt động khai thác dầu khí:

   + Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

   + Nước ta bắt đầu khai thác dầu vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liện tục hàng năm (năm 2002 đạt 16,9 triệu tấn dầu thô).

 

- Các mỏ dầu đang được khai thác là: Bạch Hổ, Rạng Đông, Đại Hùng, Rồng, Hồng Ngọc; các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải.

- Công nghiệp hóa dầu đang được hình thành, có các nhà máy lọc hóa dầu như Dung Quất, Vân Phong...đã góp phần nâng cao giá trị và đa dạng hóa các sản phẩm từ dầu mỏ: sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, hóa chất...

- Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng.

Câu 3 :

 

Thực trạng ở Việt Nam

Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).

Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.

Nguyên nhân tự nhiên

Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cựcDo sự bào mòn hay sạt lở núi đồi.Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất.Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sôngHòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…

 

Nguyên nhân do con người

Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển.Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại.

Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như:

Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô.Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ.Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề.Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển,…

Biện pháp

Các hoạt động khai thác

Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển.

Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.

Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay.

Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường.

Các giải pháp sinh học

Bên cạnh việc xây dựng các hệ thống đê, kè, mương,… Để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,… Chúng ta cần sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc tử thiên nhiên để làm sạch môi trường. Như: vôi, than hoạt tính,…

Đồng thời, tích cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.