K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2016

a) Đô thị hóa  có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 89% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo một động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các đô thị  có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...

b) Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa

- Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị .

- Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng cao vai trò của đô thị.

- Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa

13 tháng 2 2016

a) Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta

- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

- Tỉ lệ dân thành thị tăng

- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

b) Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế

- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước)

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

 

21 tháng 7 2018

   Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất càng khăng khít hơn.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong lùa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.

   Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.

   Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,...

10 tháng 3 2022

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động vì:

- Nguồn lao động phân bố không đều sẽ làm cho các ngành kinh tế phát triển không đồng đều với nhau
- Đô thị hoá không phù hợp và không cân đối thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị sẽ làm cho nông thôn mất đi 1 phần lớn nhân lực => Gây sức ép về vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống người dân, cũng như gây ra các tệ nạn xã hội ở các thành thị.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay:

- Xu hướng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm sút mạnh mẽ

- Các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ tăng.
 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch diễn ra khá nhanh do định hướng và các chính sách đầu tư, phát triển đẩy mạnh công nghiệp cũng như phát triển ngành dịch vụ du lịch.

31 tháng 3 2017

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất
càng khăng khít hơn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong
lùa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra
thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.

Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.

Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,...

4 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.

17 tháng 9 2017

Đáp án D

2 tháng 3 2018

Chọn D

17 tháng 12 2019

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trưởng, an ninh trật tự xã hội...

26 tháng 1 2016

a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước, năm 2005).

b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).

- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

27 tháng 12 2021

b

27 tháng 12 2021

B